Không phá giá Nhân dân tệ, Trung Quốc đấu Mỹ cách nào?
Thủ tướng Trung Quốc khẳng định sẽ không bao giờ phá giá đồng Nhân dân tệ vì nó mang tới bất lợi.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 19/9 đã tuyên bố nước này sẽ không phá giá đồng tiền nội tệ của mình bởi đó là quyết định có hại.
“Biến động gần đây trong tỷ giá đồng Nhân dân tệ bị xem là một biện pháp có chủ đích, nhưng điều đó là không đúng.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Phá giá một chiều đồng tiền sẽ gây hại nhiều hơn là tốt cho nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ hỗ trợ xuất khẩu bằng cách phá giá Nhân dân tệ” – Thủ tướng Trung Quốc khẳng định.
Thủ tướng Trung Quốc cũng khẳng định, những hành động thương mại đơn phương sẽ không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào.
Tuyên bố của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã giúp đồng nhân dân tệ phục hồi trong phiên giao dịch ngày 19/9, khi bối cảnh đồng nội tệ Trung Quốc đã mất khoảng 9% giá trị kể từ giữa tháng 4 tới nay do chịu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy, Trung Quốc chỉ nhập khẩu khoảng 130 tỷ USD từ Mỹ.
Sự “kém cạnh” của Bắc Kinh cũng thể hiện ra ở việc chỉ áp thuế 5%-10% đối với hàng hóa của Mỹ, để vẫn có thể đối phó nếu Mỹ quyết định tăng thuế suất từ 10% lên 25% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc bắt đầu từ năm sau.
Trong cuộc chiến không cân sức này, Bắc Kinh đã chịu nhiều phần thiệt.
Diễn biến mới nhất của cuộc đối đầu này là Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 10% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc vào hôm 24/9 tới và mức thuế này sẽ được nâng lên 25% vào đầu năm 2019.
Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố áp thuế đáp trả đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ USD của Mỹ. Quyết định này cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 24/9 tới.
“Chúng tôi rất lấy làm tiếc; để bảo vệ quyền lợi chính đáng và trật tự mậu dịch tự do toàn cầu, phía Trung Quốc buộc phải tiến hành giáng trả đồng bộ” – vị này tuyên bố.
Video đang HOT
Sau đó ít phút, trang web của Bộ Tài chính Trung Quốc đã đăng quyết định của Ủy ban thuế quan Quốc Vụ viện về thực hiện tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu.
Chiều ngày 18/9, tại cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn bộ này đã tuyên bố Trung Quốc đáp trả quyết định tăng thuế đối với 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc của phía Mỹ và nói: “Hành động này của Mỹ đã đẫn tới sự không xác định cho cuộc đàm phán mới giữa hai bên. Mong phía Mỹ hãy nhận thức được những hậu quả xấu do hành động của họ gây nên và áp dụng biện pháp sửa chữa khiến người ta tin phục”.
Giới quan sát nhận thấy, hành động này của Trung Quốc đã không còn mạnh mẽ như hồi ông Trump tuyên bố tăng thuế lần đầu tiên.
Tờ The New York Times ngày 19/9 cho rằng, sự đáp trả của Trung Quốc không thể ngăn cản được thế tấn công mậu dịch của ông Trump.
Trang tin Đa Chiều của Trung Quốc chú ý tới chi tiết đặc biệt hơn: ông Trump tuyên bố tăng thuế đúng lúc tiến trình đối thoại cấp cao Mỹ – Trung đang khởi động lại.
Tờ The Wall Strett Journal trước đó đã đưa tin: Bắc Kinh sẽ cử Phó Thủ tướng Lưu Hạc tới Mỹ gặp Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin để đàm phán về vấn đề mậu dịch, thời gian diễn ra đàm phán dự kiến trong 2 ngày 27 và 28/9.
Nhưng với quyết định của ông Trump và tuyên bố chiều 18/9 đáp trả thuế quan của Trung Quốc thì hy vọng về cuộc đàm phán này đã tắt ngấm.
Trước thực tế này, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc có rất ít cách để phản kháng với Mỹ trong cuộc đối đầu này: phá giá đồng Nhân dân tệ hoặc gây trở ngại cho các doanh nghiệp Mỹ.
Nhưng theo cách nào, Trung Quốc cũng có bất lợi.
Ông Trump đã chọn ngày 18/9 – ngày “Quốc sỉ” của người Trung Quốc để đưa ra quyết định tăng thuế giai đoạn 2
Giới phân tích cho rằng, khi không còn thể đánh thuế với hàng hóa Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ gây khó cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ làm ăn của Trung Quốc như Apple hay Boeing. Một số doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc đã bắt đầu phàn nàn về những trở ngại mà họ gặp phải do căng thẳng thương mại giữa 2 siêu cường, như vấn đề hải quan, thanh tra.
Với việc gây trở ngại cho các doanh nghiệp Mỹ, Bắc Kinh có nguy cơ khiến cho chính họ trở nên kém hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài khác.
Kim Hoa
Theobaodatviet.vn
Cổ phiếu dệt may tiếp tục thăng hoa trước tín hiệu tích cực từ xuất khẩu
Lũy kế 8 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nhóm hàng dệt may đạt 19,76 tỷ USD, tăng 16,9%, tương ứng tăng 2,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Ngành dệt may ghi nhận rất nhiều ý kiến trái chiều kể từ khi căng thẳng Mỹ - Trung Quốc lên cao, một mặt chịu tác động tiêu cực chung của nền kinh tế, mặt khác có thể hưởng lợi từ quá trình tăng tốc chuyển dịch hàng hoá nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay tất cả những gì chúng ta thấy được ở ngành may mặc Việt Nam là khả quan, nếu không muốn nói là rất khả quan. Chỉ số công nghiệp may mặc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2016, đạt 17,2%. Doanh nghiệp trong ngành ồ ạt chào đón đơn hàng, kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng kể.
Cổ phiếu dệt may tăng mạnh mẽ
Song song với đó, cổ phiếu của những đơn vị dệt may niêm yết thời gian gần đây bắt đầu trở mình và tăng tốt trở lại, thanh khoản cải thiện đáng kể sau chuỗi ngày thầm lặng.
Đặc biệt phiên hôm 18/9, trước tâm bão Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, cổ phiếu nhóm dệt may vẫn tăng bạo.
Đáng chú ý cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG lập tức kịch trần (đạt 14.000 đồng/cp) ngay sau thông tin kết quả kinh doanh 8 tháng khả quan, với doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 2.359 tỷ đồng và 118 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 44% và 53% so với cùng kỳ năm 2017. So với con số kế hoạch là 2.750 tỷ doanh thu và 127 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, TNG đã lần lượt thực hiện được 86% và 93% chỉ tiêu cả năm.
Đi cùng với đó, những mã khác như TCM của Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công cũng bứt phá gần 3% ngay đầu phiên, GIL của Xuất nhập khẩu Bình Thạnh tăng gần 2% lên mức 38.2000 đồng/cp... Bên cạnh nhóm dẫn đầu, những đơn vị còn lại như VGT (Vinatex), VGG (Dệt may Việt Tiến), STK (Sợi Thế Kỷ)... cũng xanh điểm.
Xuất khẩu 8 tháng đạt kỷ lục 19,76 tỷ USD, Mỹ đứng đầu với tỷ trọng hơn 46%
Có thể thấy rằng, trong ngắn hạn chiến tranh thương mại đang mang lại rất nhiều lợi thế cho ngành dệt may nói chung và doanh nghiệp nói riêng, điều này cũng được nhiều chuyên gia và lãnh đạo trong ngành đề cập trước đó.
Trước hết tổng quan về ngành, trên thực tế, xu hướng các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam đã diễn ra trong những năm gần đây và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đẩy tốc độ dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam nhanh hơn. Theo số liệu của OTEXA, giai đoạn 2013-2018 ghi nhận thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tăng cả về khối lượng lẫn giá trị, trong khi thị phần của Trung Quốc liên tục sụt giảm.
Riêng trong năm nay, giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã tăng đều đặn 5 tháng liên tiếp và tháng 8 lập kỷ lục 3,16 tỷ USD. Theo đó, dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 2, chỉ sau xuất khẩu điện thoại, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng (cả năm 2017 chỉ chiếm 12,2%).
Lũy kế 8 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 19,76 tỷ USD, tăng 16,9%, tương ứng tăng 2,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Sau 2/3 chặng đường của năm 2018, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 9,11 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm 46,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Như vậy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có ảnh hưởng đến công nghiệp dệt may của Việt nam, SSI Research nhận định, và với lợi thế nhiều hiệp định FTA cùng bù lấp khoảng trống mà doanh nghiệp Trung Quốc để lại, tăng trưởng ngành dệt may hứa hẹn tiếp tục khả quan trong phần còn lại của năm 2018.
Nguồn: Tổng cục Thống kê; riêng dệt may chiếm 20%.
Đơn hàng ồ ạt, kinh doanh khởi sắc tạo đà tăng cổ phiếu
Vi mô tại doanh nghiệp, nửa đầu năm 2018 hầu hết các đơn vị cũng đều ghi nhận lãi tăng trưởng, đứng đầu có Dệt may Hòa Thọ (HTG) với mức tăng 329%, tăng trưởng trên 70% có Sợi Thế Kỷ (STK) và May Sông Hồng (MSH). Cùng với đó, những đơn vị khác từ lớn đến nhỏ như Gilimex (GIL), Damsan (ADS)... cũng đều khả quan.
Điều này góp phần tạo động lực đẩy cổ phiếu bứt phá, điển hìnnh như tại những mã dệt may tăng mạnh gần đây. Trong đó với TCM, hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 7 năm 2018 đạt kết quả rất ấn tượng với doanh thu thuần đạt khoảng 15,4 triệu USD, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt khoảng 17%. Lũy kế 7 tháng đầu năm, lợi nhuận của TCM đạt gần 147 tỷ đồng, đạt khoảng 133% so với kế hoạch.
Hay cổ phiếu GIL của Xuất nhập khẩu Bình Thạnh tiếp tục giữ vững ngôi đầu chỉ tiêu EPS. Về kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm doanh thu của GIL đạt 1.247 tỷ đồng, tăng 21% và lãi ròng đạt 64,4 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng mức EPS 6 tháng đầu năm là 4.944 đồng.
Một số đơn vị đầu ngành về sản xuất, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) nửa đầu năm doanh thu thuần đạt 9.386 tỷ đồng, tăng 13,4% và thực hiện được 46% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 480,7 tỷ đồng, tăng 58,4% so với nửa đầu năm ngoái. May Việt Tiến (VGG) cũng khả quan với mức doanh thu thuần 4.612 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ hơn 215 tỷ đồng.
Tổng hợp KQKD doanh nghiệp dệt may nửa đầu năm 2018.
Nguyên Phong
Theo Trí thức trẻ
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/9: USD tăng mạnh, Euro giảm Cập nhật tỷ giá ngoại tệ 16/9, USD tăng mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/9: USD đồng loạt leo thang, Euro giảm Tỷ giá ngoại tệ 16/9, đồng USD tăng giá so với nhân dân tệ trước bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald...