Không nới room tín dụng, lợi nhuận ngân hàng có “về đích”?
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng khó có thể được nới thêm hạn mức (room) trong nửa cuối năm 2018, các ngân hàng vẫn tự tin sẽ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận xây dựng đầu năm.
Các ngân hàng tự tin sẽ hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã đặt ra.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thể hiện rõ quan điểm sẽ không dễ dàng nới room tín dụng như các năm trước đây, nhiều ngân hàng thương mại đã có những bước đi điều chỉnh phù hợp về chỉ tiêu lợi nhuận năm 2018. Đơn cử như mới đây, LienVietPostBank đã cho điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2018 từ 1.800 tỷ đồng xuống còn 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh chung thì hầu hết các ngân hàng đều đang giữ được đà tăng trưởng tín dụng rất cao và khá tự tin vào việc hoàn thành chỉ tiêu.
Đơn cử như ACB, HDBank, TPBank lần lượt đạt 11,7% và 15,1% và 16,2% trong nửa đầu năm. Nhìn rộng ra, trong 6 tháng đầu năm nay, các ngân hàng đã báo lãi rất tích cực so với cùng kỳ năm trước, nhiều ngân hàng đã hoàn thành hơn một nửa chỉ tiêu cả năm.
Chẳng hạn, Vietcombank đạt trên 8.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành được 57% kế hoạch năm; MB có lợi nhuận trước thuế đạt 3.829 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ và hoàn thành 56% mục tiêu đề ra cho 2018. Hay VIB đạt 1.151 tỷ đồng, đi được 57% kế hoạch cả năm… Thậm chí, một số ngân hàng nhỏ còn sớm hoàn tất chỉ tiêu đưa ra cho cả năm trong 6 tháng như Nam A Bank đạt 292 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương 97,3% kế hoạch. Đây là cơ sở để các ngân hàng lạc quan về việc hoàn thành chỉ tiêu cả năm, dù dư địa tăng trưởng tín dụng không còn nhiều trong những tháng cuối năm.
CTCK HSC vừa đưa ra dự báo tổng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng đã niêm yết sẽ tăng trưởng 32,28% trong năm 2018 và tiếp tục tăng trưởng 22,52% trong năm 2019. Theo HSC, với Chỉ thị mới, có vẻ NHNN sẽ không nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong quý III như vẫn thường làm trong nhiều năm trước. Tuy nhiên, do mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 17%, trong khi hạn mức dành cho các ngân hàng thương mại chủ yếu là 14% nên NHNN vẫn còn dư địa để nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số trường hợp cụ thể, mà không làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung.
Theo một số chuyên gia kinh tế phân tích, trong ngắn hạn ngân hàng nào đang có sức sinh lời tốt thì vẫn sẽ sinh lời tốt, thậm chí cũng có thể tăng lợi nhuận trong điều kiện không nhất thiết phải tăng trưởng tín dụng. Bài toán từ đầu năm đã chứng minh không nhất thiết dư nợ tín dụng cao các ngân hàng họ cũng đạt lợi nhuận tốt. Vì thực ra cấu trúc lợi nhuận của các ngân hàng đến từ nhiều giỏ, nhiều hoạt động khác nhau. Ngoài cho vay thì ngân hàng còn phát triển các dịch vụ khác như thanh toán, bảo hiểm, các hoạt động mới… ngay bản thân cấu trúc tín dụng của ngân hàng bây giờ cũng đa dạng.
Ngoài ra, ngân hàng muốn tăng lợi nhuận còn có hai cách khác, một là tiết giảm chi phí bằng cách tăng năng suất lao động, giảm các chi phí không cần thiết.
Video đang HOT
Thứ hai là ngân hàng cho vay với chất lượng tốt hơn. Nợ xấu ngân hàng ngày trước lên cao nhưng nợ xấu giờ còn khoảng 1%, rõ ràng ngân hàng cho vay giờ thì mất đi ít hơn lượng tín dụng sinh lời cao hơn nhằm giúp tăng lợi nhuận. Nhiều ngân hàng từ đầu năm có các khoản nợ xấu thu được thì sẽ thu được các khoản dự phòng rủi ro, đưa vào bức tranh lợi nhuận.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng trong dài hạn dĩ nhiên room tăng trưởng tín dụng hạn chế thì sẽ hạn chế về tăng trưởng quy mô và kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai dài. Còn trong ngắn hạn việc hạn chế room tín dụng cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới khả năng sinh lời của các ngân hàng. Nếu ngân hàng nào có sự chuẩn bị tốt thì vẫn có thể có sự tăng trưởng đột biến từ việc chất lượng tài sản, tín dụng tốt hơn, quản lý chi phí hoạt động tốt hơn, mà không nhất thiết phải tăng lãi suất, tăng room tín dụng.
B.CHƯƠNG
Theo laodong.vn
VNDS: Ngân hàng dần ưu tiên tăng trưởng tín dụng cho người vay mua nhà
heo Công ty Chứng khoán VNDIRECT( VNDS), xác suất lãi suất vay mua nhà quá đột ngột trên 1 điểm %/năm là khó xảy ra từ 2018 trở đi và nhờ vào thu nhập người dân tiếp tục cải thiện...
Theo Công ty Chứng khoán VNDIRECT( VNDS), xác suất lãi suất vay mua nhà quá đột ngột trên 1 điểm %/năm là khó xảy ra từ 2018 trở đi và nhờ vào thu nhập người dân tiếp tục cải thiện, các hiệu ứng của chính sách siết tín dụng sẽ được giảm đi đáng kể.
Tín dụng ngân hàng cho BĐS đóng vai trò quan trọng
Trong năm 2017, ước tính 40% giá trị xây dựng BĐS được giải ngân trực tiếp từ Ngân hàng hoặc thông qua cái khoản vay mua nhà, cho thấy thị trường BĐS đang phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của hệ thống các ngân hàng cũng như tình hình lãi vay.
Vì thế, kể từ giai đoạn khủng hoảng 2010-13, Chính phủ đã tập trung hơn vào kiểm soát thị trường BĐS và cố gắng kiềm chế nợ xấu. Chính phủ cũng đã đưa ra một số luật bổ sung quản lý thị trường BĐS bao gồm thông tư 19/2017/TT-NHNN (TT. 19) để giới hạn tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn ở mức 50%/45%/40% cho các năm 2017, 2018 và ước tính cho 2019.
Theo đánh giá của VNDS, việc áp dụng Basel II dự kiến hoàn thành trong năm 2020 ở một số ngân hàng lớn cũng gây áp lực nâng chỉ số an toàn vốn CAR cam kết trên mức 8%. Để làm được điều này, các ngân hàng trên phải tăng phần tử số bằng cách tăng vốn tự có, giảm mẫu số thông qua các giảm các loại tài sản đảm bảo có hệ số rủi ro cao hơn như BĐS từ các khoảng cho dự án vay (Basel II yêu cầu nâng hệ số rủi ro từ 100-150% như trong tiêu chuẩn Basel I lên 200-250%).
Và theo ghi nhận của các nhà phân tích của VNDS, không phải ngân hàng nào tại Việt Nam cũng có đủ uy tín để huy động tăng vốn nên việc cắt giảm các khoản vay BĐS trở nên dễ dàng và được ưu ái hơn. Tổng dư nợ phát triển BĐS đang chiếm 7,2% tổng dư nợ toàn hệ thống trong năm 2017, giảm 1,1 điểm % từ mức 2016.
Thậm chí, một số ngân hàng đã chủ động cắt dần hoặc ngừng tăng tín dụng BĐS để sớm tuân thủ Basel II trước thời hạn. Do vậy, cộng hưởng giữ Basel II và TT. 19 sẽ dẫn đến xu hướng giảm hoặc duy trì mức độ cho vay BĐS bằng cách tăng độ nghiêm ngặt trong quá trình xét duyệt và đánh giá rủi ro để cấp tín dụng cho các công ty BĐS.
Điều kiện lãi suất thấp bởi nới lỏng chính sách tiền tệ và lạm phát thấp đã thúc đẩy dư nợ vay mua nhà thế chấp lên gấp 3 lần từ năm 2015 và vượt mặt dư nợ cho phát triển BĐS cuối 2017. Do các khoản vay mua nhà giúp các ngân hàng phân tán rủi ro vỡ nợ tốt hơn và luôn có hiệu suất sinh lời cao hơn, các ngân hàng đang dần ưu tiên tăng trưởng tín dụng cho người tiêu dùng vay mua nhà nhiều hơn cho các công ty BĐS vay.
Hiện hầu hết các hợp đồng vay mua nhà đều dưới hình thức vay tiêu dùng và không bị áp dụng hệ số rủi ro cao trên tài sản đảm bảo như từ công ty BĐS dưới góc nhìn của Basel II. Tuy nhiên, vay mua nhà vẫn chịu tác động bởi TT.19 bởi thời gian vay dài (10-20 năm).
Mặc khác, để nâng vốn tự có dài hạn, các ngân hàng sẽ khuyến khích gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân bằng việc nâng lãi suất tiền gửi trên 6 tháng. Điều này cùng với mục tiêu điều tiết lạm phát có thể làm tăng lãi vay mua nhà trong tương lai khi các ngân hàng có thể duy trì biên độ cộng vào 3,5- 4,5% từ lãi suất tiết kiệm dài hạn.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này lưu ý, việc tăng lãi suất vay mua nhà quá đột ngột trên 1 điểm %/năm là khó xảy ra từ năm 2018 trở đi và không quá đáng ngại đối với tâm lý sử dụng đòn bẩy đối với người mua nhà.
Tăng thu nhập sẽ làm giảm bớt tác động tăng lãi suất và giúp duy trì ổn định nhu cầu nhà ở
Với sức mua khiêm tốn hơn, người mua nhà phân khúc trung cấp và vừa túi tiền trở nên nhạy cảm hơn với việc tăng giá nhà đất nếu so sánh với người có thu nhập khá hơn. Giá chào bán trung bình ở các phân khúc đã tăng trở lại trong ba năm gần đây với mức tăng cao nhất là 11%/năm ở phân khúc chung cư trung cấp trong năm 2015-17 từ 801 USD/m2 lên 1.170 USD/m2.
Việc tăng giá đất và chi phí xây dựng (giá thép tăng 18% trong 2017, và 5% 5 tháng/2018) lý giải phần lớn đà tăng này. Nhưng việc tăng mạnh giá tại phân khúc trung cấp một phần từ việc công ty BĐS đưa ra nhiều sản phẩm cao cấp hơn trong cùng phân khúc.
Mặc dù BĐS tăng giá trong vài năm gần đây, nhưng khả năng chi trả cho các khoản vay mua nhà vẫn duy trì tốt với lãi suất còn ở mức hợp lý. Với mức lãi hiện tại ở mức 11-12%, VNDS ước tính khoản trả góp bao gồm lãi sẽ chiếm 46% thu nhập trung bình hộ gia định.
Đây là mức khá cao nhưng vẫn có thể được chấp nhận rộng rãi bởi người mua nhà. Trong trung và dài hạn, với lãi suất chạm mức 14%, thu nhập hộ và giá BĐS giữ mức ổn định như hiện tại, tỷ lệ thanh toán khoản vay trên thu nhập cao hơn sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến quyết định mua nhà của khách hàng. Tuy nhiên trong ngắn hạn, vẫn chưa thấy bất kỳ yếu tố nào có thể làm tăng lãi suất đột biến trong ngắn hạn và cũng như giá BĐS đã tăng dần trong giai đoạn 2015-17.
Theo ước tính, với mức tăng thu nhập trung bình hộ 4-5%/năm ( 4,4% trong 2017) có thể bù trừ mức tăng lãi suất vay mua nhà có thể tăng 1-2 điểm % trong 12 tháng tới.
Theo Bizlive
Tiềm năng tăng giá cổ phiếu ngân hàng có thể bị kiềm chế vì lý do nào? Tăng trưởng tín dụng sẽ chững lại so với đầu năm và có thể chậm lại so với cùng kỳ và điều này có thể kiềm chế tiềm năng tăng giá của cổ phiếu ngân hàng trong 4-5 tuần tới. CTCP Chứng khoán TP.HCM ( HSC ) trong một báo cáo đã đưa ra đánh giá về nhóm cổ phiếu ngân hàng với...