Không nhượng bộ, EU thúc Anh lập tức hành động để đạt thỏa thuận Brexit
Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) c ảnh báo nước Anh rằng, sẽ không đưa ra thêm bất cứ nhượng bộ nào để phá vỡ bế tắc trong đàm phán đưa nước này rời khỏi EU ( Brexit), song bày tỏ tin tưởng hai bên có thể đạt thỏa thuận “ly hôn” trước khi Anh chính thức rời “mái nhà chung” vào tháng 3/2019.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng nhấn mạnh yếu tố then chốt để đạt thỏa thuận cuối cùng là “sự nhượng bộ về chính trị của Anh”.
Phát biểu sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) ngày 18/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ lạc quan rằng, EU và Anh có thể tránh được kịch bản tồi tệ Brexit mà không đạt thỏa thuận. Trong khi đó, một số lãnh đạo khác cho rằng điều này tùy thuộc vào hành động của Thủ tướng Anh Theresa May.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng yếu tố then chốt để đạt thỏa thuận cuối cùng là “sự nhượng bộ về chính trị của Anh.(Nguồn: Getty Images)
Hội nghị thượng đỉnh EU khép lại mà không đạt được tiến bộ trong vấn đề Brexit. Lãnh đạo 27 nước EU quyết định tạm hoãn kế hoạch chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Brexit vào tháng 11 tới, với lý do Thủ tướng Anh Theresa May đã không đưa ra được ý tưởng cụ thể mới nào nhằm tháo gỡ bế tắc hiện nay là vấn đề đường biên giới Ireland.
Tuy nhiên, trong một động thái được đánh giá là vẫn để hé cửa thương lượng, giới chức EU cho biết, sẵn sàng triệu tập họp nếu như trưởng đoàn đàm phán EU Michael Barnier tuyên bố đàm phán Brexit giữa EU và Anh “đạt được tiến bộ to lớn”. Về phần mình, Thủ tướng Theresa May cho biết, sẵn sàng xem xét đề xuất trước đó của EU, kéo dài thời gian cho thời kỳ chuyển tiếp thêm 1 năm, coi như là một phần thỏa hiệp của Anh đối với bất đồng đường biên giới Ireland.
Video đang HOT
Đánh giá về khả năng này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cho rằng, việc kéo dài thời kỳ chuyển tiếp sau Brexit có thể sẽ diễn ra và đây là một sáng kiến hay. Ông cũng nhận định điều này sẽ giúp Anh và EU có thời gian chuẩn bị cho mối quan hệ tương lai “theo cách tốt nhất có thể”.
Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cùng ngày cho biết, nước này và Anh nhất trí rằng mọi bất đồng xung quanh Gibraltar – vùng lãnh thổ thuộc Anh ở bờ biển phía Nam Tây Ban Nha, sẽ không cản trở các cuộc đàm phán Brexit với EU.
Tháng 4/2017, các lãnh đạo EU nhất trí trao cho Chính phủ Tây Ban Nha quyền bác bỏ mọi mối quan hệ tương lai giữa Gibraltar và EU hậu Brexit. EU nêu rõ nguyên tắc đàm phán, theo đó nếu không có sự đồng thuận giữa Madrid và London thì thỏa thuận giữa Anh và EU hậu Brexit sẽ không áp dụng đối với Gibraltar. Dự kiến Gibraltar sẽ cùng Anh rời khỏi EU vào ngày 29/3/2019.
Theo Theguardian, TTXVN
Thượng đỉnh EU: Không mấy hy vọng về đột phá thỏa thuận Brexit
Ngày 17/10, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu 2 ngày họp tại Brussels, Bỉ với tâm điểm là vấn đề Anh rời EU (Brexit).
Hội nghị thượng đỉnh EU lần này được coi là một trong những cơ hội cuối cùng để hai bên đi tới một thỏa thuận trước khi Anh rời khỏi EU vào cuối tháng 3/2019. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy hội nghị sẽ diễn ra không dễ dàng, khi phía EU cảnh báo nguy cơ Brexit "không thỏa thuận" hiện lớn hơn bao giờ hết.
Cờ Anh (bên phải) và cờ EU. Ảnh: zjarr.tv.
Cả Anh và EU đang cố gắng tiến tới một thỏa thuận "ly hôn" cũng như một thỏa thuận về quan hệ tương lai hậu Brexit trong thời gian diễn ra các hội nghị thượng đỉnh EU trong hai ngày 17-18/10. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Theresa May đang phải đối mặt với sức ép cả trong và ngoài nước. Đối với EU, tiến trình đàm phán một lần nữa đi vào bế tắc hôm 14/10 vừa qua, khi đại diện hai bên không đạt được tiến bộ nào trong vấn đề biên giới Ireland - được cho là mảnh ghép cuối cùng trong thỏa thuận Anh ra khỏi EU.
Vấn đề đáng lo ngại hơn nữa là việc Thủ tướng Anh cần phải tìm kiếm sự ủng hộ của Nội các đối với chiến lược Brexit. Các quan chức châu Âu khẳng định, EU rất bình tĩnh, không vội vàng và sẵn sàng đợi đến tháng 12 hay thậm chí lâu hơn để đạt được thỏa thuận cuối cùng. Bây giờ là thời gian Anh phải đàm phán với chính nước Anh.
Theo các nhà ngoại giao, phản ứng của EU sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận của Thủ tướng Anh đưa ra tại hội nghị lần này. Nếu Thủ tướng Theresa May mang theo một thông điệp không thỏa hiệp như cách đây 1 tháng tại Salzburg, các nước EU cảnh báo khi đó căng thẳng với Anh sẽ leo thang 1 nấc mới.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm 16/10 cho biết, ông sẽ đề nghị Thủ tướng Anh đưa ra các ý tưởng mới để phá vỡ thế bế tắc, nhưng nhấn mạnh ông thấy bi quan hơn bao giờ hết về khả năng đạt được một thỏa thuận: "Hy vọng duy nhất hiện nay cho một thỏa thuận đó là thiện chí và quyết tâm của cả hai bên. Tuy nhiên để đột phá diễn ra bên cạnh thiện chí chúng ta cũng cần nhìn vào các thực tế mới. Chắc chắn viễn cảnh không thỏa thuận đang có khả năng xảy ra hơn bao giờ hết. Tình hình đang rất khó khăn đến thời điểm này và chúng ta cần chuẩn bị cho những viễn cảnh đen tối nhất".
Các nước châu Âu cũng bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị cho kịch bản không đạt thỏa thuận, với việc làm thế nào nhanh chóng thông qua luật khẩn cấp của EU để đối phó với việc gián đoạn trong vận chuyển và các liên kết thương mại. Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Nathalie Loiseau cho biết, Pháp đang chuẩn bị mọi biện pháp cho trường hợp không đạt thỏa thuận, bao gồm việc kiểm soát an ninh biên giới tại đường hầm xuyên biển Manche. Đức cũng cho biết đang chuẩn bị tốt cho tất cả các viễn cảnh về Brexit, khẳng định việc sớm đạt được một thỏa thuận Anh ra khỏi EU sẽ là tốt nhất cho các doanh nghiệp và người dân.
Với những bế tắc trong đàm phán, các nước EU cho rằng sẽ khó có một kết quả ngay lập tức, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với sự kết thúc của các cuộc đàm phán Brexit. Hiện có nhiều hy vọng về bước tiến có thể đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 11 tới để Anh và EU có đủ thời gian phê chuẩn bất cứ thỏa thuận nào trước thời gian Anh chính thức rời khỏi EU.
Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics hôm 16/10 cho rằng, vẫn còn thời gian để đạt được thỏa thuận Brexit, thậm chí khi thỏa thuận này không được hoàn thành trong tuần này. Các cuộc đàm phán đang đi đúng hướng nhưng vẫn chưa đủ để đi đến một thỏa hiệp.
Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu về Brexit Michel Barnier cũng hy vọng, Anh và Liên minh châu Âu sẽ tích cực thảo luận để đạt được một thỏa thuận về việc Anh rút khỏi khối mà không tạo ra đường biên giới cứng giữa Ireland và Bắc Ireland.
"Vẫn còn một số vấn đề, đặc biệt là đường biên giới Ireland. Vì vậy chúng tôi cần thêm thời gian để đạt được thỏa thuận và đưa ra các bước tiến quyết định để hoàn thành các cuộc đàm phán về việc Anh ra khỏi EU theo trật tự. Chúng ta sẽ tận dụng thời gian này để tìm ra một thỏa thuận chung trong những tuần sắp tới".
Truyền thông Đức hôm 16/10 đưa ra một báo cáo cho biết, trong một thiện chí, Ủy ban châu Âu đã đề xuất cho phép Anh ở lại liên minh thuế quan và thị trường chung cho đến hết năm 2020.
Bất chấp triển vọng không đạt được thỏa thuận Brexit đang gia tăng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU trong tuần này, nhưng giới ngoại giao cũng hi vọng, cảnh báo thất bại cũng có thể là một chiến thuật nhằm gia tăng sức ép của EU lên một đối tác đàm phán Anh - được cho là đang yếu thế hơn. Ngoài ra, viễn cảnh này cũng có thể là một cú hích chính trị trong nước cho Thủ tướng Anh, giúp thuyết phục người dân Anh rằng bà đang nỗ lực để tìm kiếm một thỏa thuận tốt nhất cho họ./.
Theo Phạm Hà/VOV1 Tổng hợp
Chủ tịch EC muốn Thủ tướng Anh rõ ràng về các đề xuất Brexit Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, tại cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/10, ông sẽ hỏi Thủ tướng Anh Theresa May về "các đề xuất cụ thể" nhằm phá vỡ thế bế tắc trong thương lượng về việc Anh rời khỏi EU, gọi tắt là Brexit. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald...