Không nhịn được cười với khoảnh khắc ‘bá đạo’ của cuộc sống
Loạt ảnh ghi lại những giây phút làm việc “bá đạo”, quên cả bản thân của đàn ông.
Các chú ở dưới giữ thang cho chắc nhé
Cách sử dụng thang “bá đạo”, mà không phải ai cũng dám thử
Mình chưa “ tăng cân” nên mình không cần thang
Hai thanh gỗ này… chắc chắn lắm
Đây là tập gym, hay tập giữ… thăng bằng đây
Một chuyến của tôi là…xong hết thôi
Cách đơn giản để ăn đồ nướng tại…bể bơi
Không trèo được cây, nên đành dùng thang vậy
Chiếc thang có hơi ngắn, nhưng…không sao cả
Anh yên tâm làm việc đi, bọn tôi đứng…vững lắm
Không có thang thì ta đành dùng cây… buộc lại vậy
Theo 2sao.vn
9 dấu hiệu bạn đang ăn quá nhiều đường, phải thay đổi ngay để bảo vệ cơ thể
Đường ngọt và ngon miệng nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều đường lại gây hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Vậy những tác hại của việc ăn quá nhiều đường là gì?
Nhiều người thích ăn đường, ăn nhiều đường mà không nhận ra bản thân đang tiêu thụ lượng đường nhiêu hơn mức cần thiết.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cho thấy cơ thể đang cảnh báo lượng đường quá nhiều:
9. Đau cơ và khớp
Nếu đang đi dạo, làm vườn hoặc chơi thể thao mà bỗng nhiên thấy bị đau cơ và khớp thì có thể là một trong nhiều dấu hiệu mà cơ thể cảnh báo về các viêm nhiễm đang diễn ra bên trong cơ thể. Lượng đường trong chế độ ăn uống quá nhiều làm cho các tế bào miễn dịch tiết ra các chất truyền nhiễm vào máu, phá vỡ protein gắn với phân tử glucose.
Càng ăn nhiều đường thì càng gây nên viêm nhiễm làm phá vỡ các chu kỳ trong cơ thể. Một loạt các phản ứng hóa sinh diễn ra do các viêm nhiễm có thể dẫn đến viêm khớp, đục thủy tinh thể, bệnh tim, trí nhớ kém hoặc da nhăn nheo.
8. Thèm ăn kẹo và các loại thực phẩm có đường khác
Đường khiến những loại thức ăn được tiêu thụ rất nhanh khiến cơ thể cảm thấy đói mặc dù thực tế vừa được ăn cách đây một giờ. Trên thực tế, đường được biết đến với nhiệm vụ giải phóng dopamine (một chất dẫn truyền thần kinh thuộc gia đình catecholamine và phenethylamine. Dopamine đóng một số vai trò quan trọng trong bộ não và cơ thể con người), có tác dụng tương tự như những gì cảm thấy khi sử dụng thuốc gây nghiện. Chất dẫn truyền thần kinh dopamine nổi tiếng nhất để giữ cho chúng ta có tâm trạng thoải mái.
Bộ não xem đường là một phần thưởng hay một bữa tiệc và bạn ăn nhiều đường, cơ thể bạn càng khao khát nó. Đó là một chu kỳ luẩn quẩn và gây nghiện. Hơn nữa, thức ăn nhiều đường sẽ không làm cơ thể cảm thấy no vì không có chất dinh dưỡng hữu ích.
7. Luvs thì tràn trề năng lượng, lúc lại thiếu năng lượng
Glucose có trách nhiệm cung cấp năng lượng trong cơ thể, vì thế điều quan trọng là giữ mức đường trong máu ở độ hợp lý. Bất cứ sự sai lệch nào từ việc này có thể dẫn đến sự thay đổi năng lượng cơ thể trong suốt cả ngày.
Khi ăn kẹo, tuyến tụy phóng thích insulin để giúp đưa glucose vào tế bào khiến năng lượng cơ thể tràn trề. Một khi chu kỳ kết thúc, bạn cảm thấy mức độ giảm năng lượng diễn ra nhanh chóng vì lúc đó cơ thể muốn có thêm nhiều đường hơn.
Để duy trì mức năng lượng, tránh ăn đồ ngọt và đồ ăn nhẹ không lành mạnh. Thay vào đó, lựa chọn các protein nạc và chất béo lành mạnh. Lấy năng lượng "thực" cho cơ thể từ các loại thực phẩm lành mạnh. Hàm lượng đường trong máu nhiều hơn mức chuẩn sẽ là nguyên nhân khiến năng lượng cơ thể tăng giảm bất thường.
6. Nổi mụn trên da
Các thực phẩm chứa nhiều đường làm cho mức insulin tăng lên và bắt đầu quá trình liên kết đường với các phân tử protein. Ngay sau khi glucose xâm nhập vào máu, nó sẽ khởi động một loạt các quá trình sinh lý phức tạp mà cuối cùng có thể gây viêm và các vấn đề về da. Việc tăng cường insulin có thể làm tăng hoạt động của các tuyến dầu trong da và kích hoạt quá trình viêm.
Điều đó có nghĩa là chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến nguy cơ mụn trứng cá tăng cao. Nếu làn da trở nên xấu đi, hãy thử thay đổi thói quen ăn uống. Không nhất thiết phải cắt bỏ hoàn toàn lượng đường khỏi thực đơn nhưng có thể ăn ít thực phẩm chứa đường.
5. Tăng cân
Không bao giờ dễ chịu khi quần áo bất ngờ chật ních, vòng eo to ra. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc ăn quá nhiều đường là trọng lượng cơ thể tăng lên.
Đồ ăn vặt và kẹo thường là yếu tố gây tăng cân. Một lượng đường cao làm tăng sản xuất insulin lưu trữ chất béo dư thừa trong bụng.
4. Sâu răng
Thức ăn ngọt thúc đẩy sự hình thành sâu răng. Tuy nhiên, đó không phải đường làm cho răng sâu, mà là các mảnh bám từ thức ăn còn lại trên răng sau khi bạn ăn. Nếu không được tiêu hóa hoặc chải sạch đúng cách, các mảnh thức ăn gây ra sự xuất hiện của mảng bám trên răng. Nó làm xói mòn bề mặt cứng của răng tạo ra các lỗ nhỏ.
Các loại thức ăn chứa đường khác nhau như kẹo, ngũ cốc khô có thể bị mắc kẹt giữa các răng nơi mà khó tiếp cận, đẩy nhanh quá trình phân rã. Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp tránh khỏi các cuộc hẹn nha sỹ bất thường.
3. Dung nạp đường cao
Khi ăn nhiều đồ ngọt mỗi ngày, vị giác sẽ quen mức độ ngọt ngào và có thể không quen nếu quay trở lại mức trước đây. Đường dư thừa làm mốc vòm miệng và các loại hoa quả ngọt không đáp ứng được vị ngọt như mong muốn. Không có gì tốt hơn là ăn một quả táo tươi và thưởng thức hương vị của nó.
Tốt nhất là cắt giảm tiêu thụ đường như đường tinh luyện và xi rô ngọt, rồi chuyển sang một chế độ ăn uống cân bằng.
2. Thường xuyên cảm lạnh và cúm
Ăn hoặc uống quá nhiều đường sẽ ngăn chặn các tế bào hệ miễn dịch tấn công vi khuẩn khi bị ốm. Vitamin C mà cơ thể cần để chống lại bệnh cúm rất giống nhau trong cấu trúc hóa học glucose. Thay vì tìm kiếm và tương tác với vitamin C, hệ miễn dịch sẽ lấy lượng glucose không có khả năng chống vi khuẩn cúm. Do đó, thay vì chống lại bệnh, hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Để tránh tình huống như vậy, hãy cắt giảm lượng đườn khi có nguy cơ cảm lạnh hoặc cúm và ăn nhiều trái cây và rau củ giàu chất dinh dưỡng và vitamin C, Evà kẽm.
1. Cảm giác luôn đầy bụng
Đầy bụng và đau đớn, cũng như những khó chịu về đường tiêu hóa khác có thể là do tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Và ăn quá nhiều đường cũng là một trong số nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa khó chịu. Nếu đường hấp thu kém trong ruột non, chúng sẽ đi vào ruột già, nơi thường hoạt động như một vi khuẩn gây ra khí.
Quá nhiều đường có thể gây ra sự tàn phá trong vùng bụng, vì vậy hãy tránh ăn chất làm ngọt, thức uống có cồn và đồ ăn vặt. Lưu ý rằng thực phẩm ghi "không có đường" có thể có rượu đường có chứa các hợp chất khó tiêu.
Ăn bao nhiêu đường là quá nhiều?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng đường được khuyến cáo nên ở dưới 10% lượng năng lượng ăn hàng ngày. 10% này tương đương với 7 muỗng cà phê đường đã pha. Đường là ngon ngọt nhất và tất cả chúng ta đều thích nó, nhưng ăn quá nhiều có thể có quá nhiều hậu quả bất lợi.
Trong thực tế, chỉ cần 4g carbohydrate = 1 muỗng cà phê đường trong cơ thể. Xem các dấu hiệu ở trên và cố gắng cắt giảm lượng đường ăn hàng ngày. Tiêu thụ đường trong các sản phẩm tự nhiên như trái cây, rau, quả hoặc ngũ cốc sẽ tốt hơn cho bạn
Theo Brightside/Helino
Những điều có thể ảnh hưởng đến khả năng cương dương của soái ca Rối loạn cương dương là tình trạng không thể, không đạt hoặc không duy trì được sự cương cứng của dương vật trong quá trình quan hệ tình dục. Đây là một loại bệnh phổ biến ở nam giới. Hãy cùng đọc những lý do dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé. 1. Phiền muộn Bộ não cũng là...