Không nhân nhượng với tham vọng độc chiếm Biển Đông
Nhìn từ góc độ pháp lý, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép và những hành động hung hăng, ngang ngược đối với các tàu Việt Nam là việc làm vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, vi phạm thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên Biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC).
Bản đồ vị trí giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam
Xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam
Điều 12 Luật Biển Việt Nam quy định: “Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam và phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam”. Điều này cho thấy, việc Trung Quốc huy động cao nhất tàu các loại, trong đó có nhiều tàu quân sự và các tàu vận tải, tàu cá cùng hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực vùng biển Việt Nam là đang vi phạm nghiêm trọng những quy định trong Luật Biển Việt Nam.
Về nguyên tắc, các phương tiện bay của nước ngoài không được vào vùng trời trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Nhà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên. Việc các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan HD 981 thể hiện thái độ kiên quyết thực hiện chủ quyền của Việt Nam một cách tuyệt đối, đầy đủ, toàn vẹn trong lãnh hải của mình. Bởi, nội thuỷ được coi là bộ phận nằm trong đất liền mà Việt Nam sở hữu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Luật sư Nguyễn Trung Kiên – Đoàn Luật sư Hà Nội khẳng định, nơi giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc neo đậu, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, việc khai thác tài nguyên trong vùng biển có chủ quyền phải được sự cho phép của nước chủ nhà. Điều 76 của Công ước Luật Biển quy định: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính toán chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn”. Như vậy, mỗi quốc gia ven bờ, trong đó có Việt Nam, không chỉ có quyền tài phán đối với nội thủy và lãnh hải của mình mà còn đối với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa với bề rộng tối thiểu 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ
(Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam cung cấp)
Vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố DOC
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của UNCLOS 1982 mà Trung Quốc đã ký. Do vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể đưa vụ việc này ra tòa án trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên hợp quốc. Việc giàn khoan của Trung Quốc đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chẳng khác nào người lạ bỗng dưng mang đồ của mình đặt sang nhà hàng xóm để “xí chỗ”.
Không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, Trung Quốc còn đi ngược lại hoàn toàn với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, với các nội dung chính như: cam kết tuân thủ Công ước Luật Biển năm 1982, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không chiếm đóng mới, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình…
Trong buổi làm việc mới đây với phóng viên Báo ANTĐ, PGS. TS Nguyễn Bá Diến (Giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Chủ nhiệm bộ môn Luật Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội) khẳng định, bất kỳ một dân tộc có lòng tự trọng nào sẽ không bao giờ cho phép nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, bởi nó là phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta phải nhận diện rõ và cảnh giác với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc cũng như có chiến lược một cách bài bản và toàn diện về mọi mặt nhằm nâng cao tiềm lực và khả năng tự vệ. Đặc biệt, Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng cho việc đấu tranh về mặt pháp lý, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và độc lập chủ quyền quốc gia.
Video đang HOT
Về kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lãnh thổ và biển đảo, một số biện pháp đã được các nước áp dụng như song phương bằng đàm phán hòa bình, kết hợp cả đa phương trong quan hệ hợp tác và hòa bình, phương thức cuối cùng là dùng vũ lực. Tuy vậy, việc lựa chọn phương pháp đấu tranh có hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề khác nhau. Song quan điểm của Việt Nam trước sau như một là không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.
Trung Quốc đang chiếm vùng biển của Việt Nam
“Việt Nam đã thiết lập đường cơ sở và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình theo luật pháp quốc tế. Điều đó có nghĩa chỉ có Việt Nam và chỉ có Việt Nam mới có quyền chủ quyền đối với vùng biển này và các tài nguyên trong vùng biển này cũng như trên thềm lục địa này. Hiện giờ Trung Quốc đã xâm phạm vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với một giàn khoan lớn được thiết kế để khai thác tài nguyên là tài sản thuộc chủ quyền của Việt Nam khi không được phép của Việt Nam – không phải của ai khác, một cách bất thình lình. Trung Quốc không chỉ mang vào giàn khoan mà còn hàng chục tàu khác, đó là số lượng tàu rất lớn. Điều đó có nghĩa Trung Quốc đang chiếm vùng biển thuộc về Việt Nam”.
GS. Carl Thayer (Chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia)
Bất chấp cả công ước quốc tế
Không thể chấp nhận được một hành vi dùng bạo lực, cậy thế của mình để làm những việc bất chấp công ước Quốc tế, cũng như chủ quyền của một quốc gia độc lập khác. Theo tôi, đây là hành vi hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến cách ứng xử trên Biển Đông
GS.TS. Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng khoa học đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội)
Vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận song phương
“Về mặt nguyên tắc Trung Quốc không được phép đưa giàn khoan và đưa các lực lượng hùng hậu (có hải quân) vào để hỗ trợ cho một việc làm vi phạm luật pháp quốc tế. Điều này rất nghiêm trọng, nó vi phạm 2 văn kiện quan trọng về cấp nhà nước và chính phủ giữa hai nước, đó là Tuyên bố chung tại Bắc Kinh tháng 6-2013 và Tuyên bố chung tại Hà Nội giữa Thủ tướng hai nước, tháng 10-2013″.
TS. Nguyễn Ngọc Trường (Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và phát triển Quan hệ quốc tế)
Bảo Linh
Theo ANTD
Việt Nam - Trung Quốc - Philippines: Căng thẳng leo thang trên biển Đông
Căng thẳng bất ngờ leo thang ở biển Đông khi Trung Quốc triển khai giàn khoan HD-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và tỏ thái độ bất hợp tác. Trong bối cảnh ấy, Philippines bắt giữ một tàu cá Trung Quốc - động thái chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng tại vùng biển vốn tồn tại các tranh chấp về chủ quyền.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công các tàu thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam
Trung Quốc đang lấn lướt các nước láng giềng khi tham vọng giành quyền kiểm soát phần lớn biển Đông. Mới đây, Bắc Kinh thiết lập giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Ngày 7/5, ngoài khơi Việt Nam, hàng chục tàu quân sự và dân sự của Trung Quốc đụng độ với tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam. Giới chức Việt Nam xác nhận tàu bảo vệ của Trung Quốc - với sự hỗ trợ của máy bay tầm thấp - đã chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước làm hư hỏng, gây thương tích cho các thuyền viên. Cùng ngày, cảnh sát Philippines cho biết ngày 6/5 họ đã bắt giữ tàu cá Trung Quốc chuyên chở hàng trăm con rùa biển trong vùng biển tranh chấp.
Theo Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, khoảng 80 tàu của Trung Quốc di chuyển vào khu vực gần đảo Hoàng Sa, nơi mà lực lượng chức năng của Việt Nam đang tiến hành ngăn chặn Bắc Kinh triển khai một giàn khoan dầu khổng lồ. Đặc biệt, khi Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ một tàu quân sự nào để phản đối hành động trên, thì phía Trung Quốc đã triển khai 7 tàu quân sự được trang bị đầy đủ vũ khí với sự hỗ trợ của máy bay tầm thấp.
Cũng theo ông Thu, tình hình manh nha cuối tuần qua và hiện giờ "rất căng thẳng", 6 sĩ quan của Việt Nam đã bị thương.
Các nhà phân tích cho biết trong những năm gần đây, cuộc đối đầu này được nhìn nhận là nghiêm trọng nhất giữa hai nước láng giềng, đánh dấu sự leo thang, lấn lướt của Bắc Kinh khi sẵn sàng tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
Theresa Fallon thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu châu Âu về Châu Á, có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nhận xét động thái của Trung Quốc thể hiện "cơn ác mộng tồi tệ nhất" trong lĩnh vực năng lượng trong khu vực và đang kích động sự giận dữ của Việt Nam. "Đây là một giàn khoan khổng lồ - có kích thước tương đương với hai sân bóng đá", bà Fallon nói.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Nhà Trắng coi hành động leo thang mới nhất của Bắc Kinh là một phần trong quá trình từng bước tuyên bố chủ quyền của mình. "Chúng tôi rõ ràng là rất quan tâm tới sự việc", quan chức này nói. "Chúng tôi đã hướng mối quan tâm của mình tới Trung Quốc".
Khó khăn vì đây là "một tình huống chưa từng có", ông Ian Storey , một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết. Số lượng lớn các tàu Trung Quốc xuất hiện là dấu hiệu cho thái độ dứt khoát của Trung Quốc sẽ "giải quyết để đảm bảo giàn khoan này có thể hoạt động trong vùng biển".
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì mô tả động thái này là hoạt động bình thường của một doanh nghiệp nước này và yêu cầu Việt Nam chấm dứt can thiệp. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không đưa ra câu trả lời khi được hỏi.
Ở một góc độ khác, Mỹ có lợi ích sống còn khi các tuyến đường biển thương mại trong khu vực Biển Đông được duy trì vì vậy Washington khuyến khích biện pháp giải quyết tranh chấp đa phương mặc dù Bắc Kinh thì khăng khăng chỉ đàm phán lần lượt với từng quốc gia tại từng thời điểm.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố hôm 7/5 rằng quyết định của Trung Quốc khi di chuyển giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp là hành động "khiêu khích và vô ích". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói: "Chúng tôi quan tâm mạnh mẽ tới những hành vi gây nguy hiểm và đe dọa tới sự an toàn của các tàu trong khu vực tranh chấp".
Trong tháng 4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến công du châu Á nhằm thắt chặt hợp tác an ninh với các nước trong khu vực. Sự leo thang căng thẳng ở biển Đông khiến việc giải quyết tranh chấp khó khăn hơn và "sẽ không dễ dàng với chỉ một chuyến đi hay một bài phát biểu", Michael Green, Phó chủ tịch khu vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington khẳng định. "Tình hình hiện tại cho thấy Trung Quốc sẽ không ngừng lại các hành động tiêu cực trong khu vực".
Biên tập viên khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Tuần báo IHS Jane's Defence nhận xét: Việt Nam rất mềm mỏng và không muốn gây nên một cuộc đối đầu quân sự.
Một chiến sĩ Hải quân của Việt Nam canh gác trên hòn đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Ảnh:Reuters
Các nhà quan sát nhận định cuộc đối đầu nâng cao vai trò của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp- CNOOC) trong việc trợ giúp tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh mặc dù giám đốc điều hành công ty này thường xuyên tuyên bố mục đích hoạt động chỉ vì lợi nhuận và phi chính trị.
Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình , người lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vào 10/ 2012, đã cam kết tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực. Thế nhưng Trung Quốc cũng đồng thời tăng cường sự quyết đoán của mình trong tranh chấp lãnh thổ gây mất lòng tin với các quốc gia khác trong khu vực.
Trong một diễn biến khác, hôm 6/5, Philippines bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc "chở một số lượng lớn các loài vật quý hiếm", cụ thể là các cá thể rùa biển quý hiếm tại vùng biển gần bãi cạn Bán Nguyệt (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Cảnh sát trưởng Niel Vargas từ Cơ quan cảnh sát biển quốc gia Philippines cho biết lực lượng này tìm thấy khoảng 500 con rùa trên tàu, một số con đã chết. Thuyền trưởng và 10 thành viên thủy thủ đoàn cũng bị bắt giữ.
Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố tàu đánh cá Trung Quốc bị bắt giữ theo "luật hàng hải và nhằm duy trì chủ quyền của Philippines trên vùng (đặc quyền kinh tế) của mình".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying kêu gọi Philippines trả tự do cho các ngư dân và kiềm chế những hành động khiêu khích tăng cường. Bà Hua cho biết Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã gửi yêu cầu tới chính phủ Philippines.
Philippines và Trung Quốc tranh cãi và chồng lấn trên biển trong một số khu vực trong biển Đông. Trong bối cảnh gần đây khi Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền ở khu vực tranh chấp, Manila đã đệ đơn kiện lên tòa án quốc tế nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế và áp chế sự lấn lướt của Bắc Kinh.
Trong chuyến viếng thăm Manila hồi tháng trước, Tổng thống Obama đảm bảo rằng Mỹ kiên định trong quyết định hỗ trợ quân sự cho Philippines. Tuy nhiên ông Obama vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về việc liệu Mỹ có trợ giúp Philippines nếu xảy ra tranh chấp lãnh hải.
Hiện tại, tình hình ở biển Đông đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, trở thành tiêu điểm chú ý của cộng đồng quốc tế về cách ứng xử và thái độ của các bên liên quan.
Theo VNN
Ngư dân mít-tinh phản đối hành động của Trung Quốc Sáng 9/5, hơn 500 ngư dân tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có buổi mít-tinh phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc. Ông Nguyễn Quốc Chinh trả lời phỏng vấn báo đài Tại buổi lễ, ông Nguyễn Quốc Chinh - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ VN, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải đã phát bản thông báo...