Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
Ngay sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã Nhị Khê ( Thường Tín, Hà Nội) đã tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thay đổi diện mạo nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhị Khê Nguyễn Viết Bình cho biết, xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Vì vậy, sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014, xã đã tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Diện mạo nông thôn xã Nhị Khê ngày càng khang trang, sạch đẹp (Ảnh: Mai Quý)
Đảng bộ, chính quyền xã đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, phát huy sức mạnh toàn dân để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Công tác tuyên truyền được triển khai thường xuyên, liên tục về nhiều nội dung như: Kết quả xây dựng nông thôn mới, vai trò của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các mô hình, cách làm sáng tạo… Qua đó, đã giúp người dân nhận thức được vai trò làm chủ và tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Giai đoạn 2013-2020, xã đã đầu tư trên 102 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Nhờ đó, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được nâng cấp, đến nay, 100% đường liên xã, đường trục thôn, liên thôn, xóm, đường ngõ, xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100%.
Video đang HOT
Đời sống nhân dân trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao, đến nay, 100% thôn có nhà văn hóa, điểm vui chơi giải trí và thể thao phục vụ tốt cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn 0,8%; tỷ lệ lao động có việc làm đạt 93,9%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,8%; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 60,5 triệu đồng/người/năm…
Mới đây, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Đoàn thẩm định xã Nhị Khê đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020. Tại buổi thẩm định, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết, xã Nhị Khê đã đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn năm 2020.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhị Khê Nguyễn Viết Bình, đến hết năm 2020, qua rà soát đánh giá, xã có 19/19 tiêu chí đạt theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao quy định tại Quyết định 4212/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn xã không để xảy ra tình trạng nợ đọng cơ bản.
Không dừng lại ở những kết quả đã đạt được, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận đồng “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
Xã cũng tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người của xã cao gấp 1,5 lần so với năm 2020; tiếp tục quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội… Tất cả hướng đến mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu để diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh
Ngay từ khi ra đời, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạo Nhân dân chống ách áp bức, thống trị của thực dân, phong kiến. Khi thời cơ thuận lợi đến, các cấp bộ đảng đã lãnh đạo các tầng lớp Nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Nhật, giành chính quyền về tay Nhân dân.
Một góc TP Thanh Hóa hôm nay. Ảnh: Minh Hiếu
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc vai trò căn cứ địa và hậu phương kháng chiến; cung cấp hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm cho các chiến trường. Trong chín năm trường kỳ kháng chiến, toàn tỉnh đã huy động hơn 1 triệu dân công, đóng góp 20 triệu ngày công vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đắp đường, làm cầu phục vụ các chiến dịch và chiến trường. Bổ sung cho bộ đội chủ lực 2 tiểu đoàn, 34 đại đội, 6 trung đội bộ đội địa phương và 500 chiến sĩ du kích. Gần 57 nghìn thanh niên tham gia bộ đội, 15 nghìn thanh niên xung phong chiến đấu, công tác trên các chiến trường lập công xuất sắc. Bên cạnh đó, địa bàn Thanh Hóa là căn cứ, chỗ dựa vững chắc đối với Đảng Nhân dân cách mạng và Chính phủ kháng chiến Lào, cũng như các cơ quan Trung ương, Khu III, Khu IV; các đại đoàn quân chủ lực Việt Nam, các đơn vị Pa thet Lào, các đơn vị bộ đội tình nguyện giúp bạn Lào và hàng chục vạn đồng bào tản cư...; hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào, giúp bạn giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai dân tộc Việt - Lào.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu anh dũng cùng Nhân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong cuộc đọ sức quyết liệt với quân thù, Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa đã chiến đấu 10.158 trận lớn nhỏ, bắn rơi 376 máy bay (trong đó có 3 chiếc B52), bắt sống 36 giặc lái, bắn cháy 57 tàu chiến (trong đó có 52 khu trục hạm thuộc hạm đội 7) của giặc Mỹ. Thế trận chiến tranh Nhân dân trên địa bàn Thanh Hóa đã lập nên những chiến công vẻ vang. Hàm Rồng trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nghệ thuật quân sự.
Đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã dành cho đồng bào miền Nam ruột thịt và tỉnh Quảng Nam kết nghĩa tình cảm thiêng liêng, cao quý. Các phong trào thi đua diễn ra liên tục, sôi nổi và rộng khắp trong toàn tỉnh như: "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt", "Thanh niên ba sẵn sàng", "Phụ nữ ba đảm đang", "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"... Phát huy truyền thống của quê hương, hàng nghìn gia đình cả ba thế hệ cùng chung chiến hào đánh giặc. Hàng vạn gia đình có từ 3 đến 5 con tòng quân nhập ngũ; 250 ngàn thanh niên ưu tú và hàng vạn cán bộ, đảng viên, thanh niên đã tham gia bộ đội và thanh niên xung phong. Có thể nói, trong cuộc kháng chiến "thần thánh" của dân tộc, Thanh Hóa đã huy động đến mức cao nhất, nhiều nhất nhân tài, vật lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đối với cách mạng Lào, phát huy tình hữu nghị, đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa bàn Thanh Hóa là căn cứ, là chỗ dựa vững chắc của cách mạng Lào. Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã giúp tỉnh Hủa Phăn xây dựng và củng cố căn cứ địa kháng chiến; liên minh với bạn xây dựng, bảo vệ khu giải phóng và thủ đô kháng chiến của bạn tại Sầm Nưa; đồng thời, tận tình chi viện cho cách mạng Lào và Campuchia.
Những cống hiến to lớn của Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã góp phần cùng cả nước bảo vệ, xây dựng CNXH; tích cực chi viện cho tiền tuyến miền Nam; làm tròn nghĩa vụ quốc tế, tô thắm truyền thống đoàn kết chiến đấu, quan hệ hữu nghị tốt đẹp Việt Nam - Lào.
Phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương, trong thời kỳ cùng cả nước xây dựng CNXH (1975 - 1986), vượt qua khó khăn, thách thức do hậu quả chiến tranh để lại, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân, từng bước đưa tỉnh thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Bằng ý chí, quyết tâm và sức lao động sáng tạo trên các công trường của hàng vạn người dân lao động, nhiều công trình có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn như sông Lý, Quảng Châu, sông Hoàng... đã ra đời. Bên cạnh đó, quân và dân Thanh Hóa đã chi viện đến mức cao nhất sức người, sức của cho cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Đây cũng là giai đoạn mà Đảng bộ Thanh Hóa có nhiều trăn trở, thể nghiệm, cùng cả nước tìm tòi con đường đổi mới nhằm vượt qua cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp và sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là sau sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định con đường đi lên CNXH; đồng thời, tổ chức thực hiện, vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Cùng với việc xác lập vị trí của kinh tế hộ, tạo điều kiện cho nông dân phát huy mọi năng lực sản xuất, các cấp ủy đảng đã tập trung lãnh đạo đổi mới HTX, kiên quyết sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, từng bước hình thành môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển. Nhờ những cố gắng đó, kinh tế của tỉnh dần đi vào thế ổn định và có bước phát triển, văn hóa - xã hội có chuyển biến, quốc phòng - an ninh được củng cố.
Trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, phát huy thành quả của 10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh đạo xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; đồng thời, khuyến khích Nhân dân phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. Trong sản xuất nông nghiệp, nhiều trang trại, gia trại đã ra đời, một số vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến như mía, sắn, cao su... được hình thành, góp phần tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho hàng chục vạn hộ nông dân. Trên địa bàn tỉnh, các khu công nghiệp tập trung từng bước được quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Mục Sơn, Lễ Môn, Tây Bắc Ga. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh như sản xuất ô tô, sửa chữa và đóng tàu biển, chế biến tinh bột sắn, chế biến đường, chế biến cao su, sản xuất xi măng... được thực hiện và có sản phẩm tham gia vào thị trường. Đến năm 2000, sau 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu quan trọng: Kinh tế phát triển khá, đặc biệt là sản xuất lương thực (đạt gần 1,3 triệu tấn); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; các khu công nghiệp từng bước hình thành và đi vào hoạt động. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường.
Bước vào thế kỷ XXI, phát huy những thành quả đạt được, nhằm tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, nhiệm kỳ 2001-2005 chủ trương: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển; phát huy nội lực, khai thác các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực; ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, đề ra mục tiêu tổng quát những năm 2015-2020 là: "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tranh thủ thời cơ, vận hội mới; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; coi phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nền tảng, phát triển công nghiệp là then chốt, tập trung phát triển du lịch và các dịch vụ có lợi thế; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, quan tâm bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo cho phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phấn đấu đến năm 2020, trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại".
Để đạt được mục tiêu trên, trong những năm 2015-2020, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, chương trình thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy, tập trung vào 5 chương trình trọng tâm: Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, giảm nghèo nhanh và bền vững, phát triển du lịch, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; đồng thời, thực hiện 4 khâu đột phá: Phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh, sự điều hành năng động của chính quyền các cấp, phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng và sự chủ động, sáng tạo cũng như sự nỗ lực của Nhân dân trong tỉnh, đến hết năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đạt được những kết quả tương đối toàn diện: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) đạt 12,5% và là một trong số những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước; toàn tỉnh có 6 đơn vị cấp huyện, 376 xã (chiếm 64,46%) đạt chuẩn nông thôn mới; văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, trong đó, giáo dục mũi nhọn và thể thao thành tích cao luôn đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và tăng cường.
Những thành tựu đạt được là hành trang, tạo nền tảng và tiền đề để Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung bộ, xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với truyền thống của một tỉnh văn hiến, anh hùng.
Xây dựng nông thôn mới ở Đà Nẵng: Hòa Sơn hướng đến miền quê đáng sống Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt khu vực nông thôn trên địa bàn xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) đã có nhiều khởi sắc. Vùng quê yên bình ngày nào giờ đã xuất hiện nhiều ngôi nhà mới khang trang, những con đường nhựa, bê tông...