Không ngừng đổi mới, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng
Sáng 25/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt người lao động tiêu biểu ngành Dầu khí trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2017-2022.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho các đại biểu dự buổi gặp mặt.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước khẳng định, chặng đường hơn 60 năm hình thành phát triển ngành Dầu khí Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế của đất nước.
Trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng, giúp chúng ta chủ động bảo đảm cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là cho các ngành công nghiệp khác; giữ vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược biển Việt Nam và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; đóng góp đáng kể vào thu ngân sách nhà nước, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, làm cân đối hơn cán cân xuất, nhập khẩu thương mại quốc tế, tạo nhiều việc làm chất lượng cao, góp phần tạo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tập đoàn Dầu khí đã trở thành tập đoàn kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn của đất nước, quy mô lớn, không ngừng lớn mạnh, trở thành thương hiệu quốc gia uy tín, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực như tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp chế biến như đạm, lọc dầu, xử lý khí…
Mặc dù giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022 gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch nước đánh giá cao Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo của công nhân lao động để có trên 2.800 đề tài, sáng kiến, giải pháp ứng dụng vào thực tiễn trong các lĩnh vực như: Tìm kiếm thăm dò – khai thác dầu khí; Hóa – Chế biến dầu khí; Nhiệt và cơ khí chế tạo; Công nghệ thông tin – tự động hóa – điện tử, sản xuất điện đạm… với tổng giá trị làm lợi ước tính hơn trên 500 triệu USD.
Tập đoàn cũng có 108 đề tài, sáng kiến, giải pháp được quyết định công nhận cấp Tập đoàn, 12 công trình đạt Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), 50 giải thưởng WIPO, 4 sản phẩm được vinh danh “Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam” đã mang lại hiệu quả hàng trăm triệu USD và tạo ra được các công trình khoa học công nghệ, sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh quốc tế.
Khẳng định rằng, đây là nguồn lực quý, là nhân tài của ngành Dầu khí và đất nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí quan tâm hơn đến các phong trào thi đua, tạo điều kiện để cán bộ, người lao động đóng góp hơn nữa cho ngành. Trong quá trình triển khai công việc phải có tinh thần đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng.
Chủ tịch nước đề nghị Tập đoàn tiếp tục phát động các phong trào thi đua lao động sáng tạo một cách thực chất và hiệu quả, làm sao tạo ra những động lực mới, những cảm hứng mới trong lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, kiến tạo môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển các tài năng của ngành Dầu khí.
Video đang HOT
Phát huy tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo, cống hiến, tận tâm vì người lao động của các tổ chức Công đoàn – chỗ dựa tin cậy vững chắc của hơn 5 vạn người lao động trong ngành dầu khí. Qua các phong trào thi đua tìm được những tấm gương tiêu biểu, tạo ra những động lực mới xây dựng đội ngũ công nhân lao động ngành Dầu khí tiên phong, chất lượng cao, đi đầu trong đội ngũ công nhân lao động cả nước.
Mỗi cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí phải bồi đắp ý chí, khát vọng trong phát triển đơn vị, cùng nhau nỗ lực cống hiến bằng những việc làm cụ thể. Hãy sống và làm việc bằng tất cả lòng biết ơn với đất nước, biết ơn Tập đoàn và đơn vị, cùng nhau nỗ lực cống hiến, phát triển.
Chủ tịch nước cũng đề nghị ngành Dầu khí không ngừng đổi mới, góp phần quan trọng và mạnh mẽ cho nước ta bảo đảm an ninh năng lượng và tự chủ về năng lượng trước yêu cầu phát triển giai đoạn mới.
Đặc biệt là triển khai hiệu quả Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và Luật Dầu khí sửa đổi sau khi được Quốc hội thông qua để xây dựng và phát triển Petro Vietnam, giữ vững vai trò nòng cốt, chủ lực, đầu tàu, có tiềm lực mạnh về tài chính và trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao; tập trung phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính – tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp khí, chế biến dầu khí, công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao; bảo toàn và phát triển nguồn vốn; gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Tập đoàn cũng cần tái cơ cấu mạnh mẽ Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên; chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả quản trị và nguồn vốn con người; giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc mà Tập đoàn đang gặp phải trong những năm vừa qua.
Ngành Dầu khí cần tính đến xu thế chuyển dịch năng lượng, điều chỉnh cơ cấu và chiến lược phát triển ngành trong bối cảnh những khó khăn về tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, kể cả việc suy giảm sản lượng dầu trong những năm gần đây. Trong đó có việc nghiên cứu quy hoạch tổng thể, từng bước phát triển năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng gió (nhất là gió ngoài khơi), năng lượng hydro…
Chủ tịch nước tin tưởng, ngành Dầu khí sẽ giữ vững bản lĩnh tinh thần của “những người đi tìm lửa”, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.
Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà
Sử dụng nguồn điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà giúp giải bài toán an ninh năng lượng và giảm giá điện bán lẻ cho người dân, doanh nghiệp.
Giá giảm 10 - 15% so với bán điện bán lẻ
Tại Tọa đàm "Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: Nhu cầu, lợi ích và giải pháp phát triển", ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế lăng lượng hóa thạch và chuyển dần sang việc sử dụng năng lượng tái tạo. Đặc biệt, khi Chính phủ có Quyết định số 11 năm 2017 và Nghị quyết 13 năm 2020, đây là cú hích rất lớn để tạo đà cho việc phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
"Chính từ những biện pháp mạnh mẽ đó, trong những năm qua, năng lượng mặt trời đã phát triển rất mạnh. Tính lũy kế, đến ngày 31/12/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời đạt 19.400 MW. Trong đó, năng lượng mặt trời áp mái cũng đã phát triển rất nhanh, với trên 100.000 công trình trong 2 năm 2019-2020. Riêng trong năm 2020, tổng công suất điện mặt trời đã đạt 10,6 tỷ KW, trong đó điện mặt trời mái nhà đạt 10,6 tỷ KW. Đây là một tỷ lệ rất cao. Tính chung lại, tổng công suất lắp đặt của điện mặt trời chiếm 25% tổng công suất phát điện của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước được đánh giá đi đầu Đông Nam Á và cao hơn Cộng hòa Liên bang Đức về tỷ trọng lắp đặt", ông Võ Tân Thành thông tin.
Nhiều nội dung phát triển điện mặt trời mái nhà đã được thảo luận tại toạ đàm
Nói về những lợi ích của điện mặt trời mái nhà, chuyên gia năng lượng Phan Công Tiến cho rằng, việc phát triển điện mặt trời áp mái đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn điện, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi giá năng lượng đang tăng rất cao và nguy cơ có thể thiếu điện trong thời gian tới.
Theo ông Tiến, hiện nay vốn đầu tư cho các nhà máy điện than đang hạn chế trong khi nhu cầu cấp điện là rất lớn. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp đầu tư lắp đặt và sử dụng nguồn điện tại chỗ này giúp giải bài toán về cung cầu và giá điện hiện nay. Hiện các doanh nghiệp đều mong muốn sử dụng điện mặt trời áp mái, bởi ngoài cơ hội chuyển đổi xanh thì phí mua điện mặt trời áp mái rẻ hơn so với giá điện công nghiệp từ 10 - 15%.
"Như chúng ta biết, giá bán lẻ điện hiện nay cao nhất là giá điện thương mại, thấp nhất là giá điện công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu sử dụng điện công nghiệp lại chiếm tỉ lệ cao nhất, hơn 60%. Do vậy, nếu các khu công nghiệp có nguồn điện mái nhà tại chỗ sẽ giải quyết được một phần nhu cầu đầu tư, từ đó hạn chế tăng giá điện bán lẻ", ông Phan Công Tiến phân tích.
Tuy nhiên, theo ông Đào Du Dương - Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, điện mặt trời áp mái phát triển rất nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc. Điển hình như việc thẩm định kết cấu mái nhà hiện vẫn thực hiện tự phát, chi phí thẩm định lớn. Phân tích rõ hơn về điều này, ông Dương cho hay, hiện chi phí thẩm định dao động từ 300 - 500 triệu đồng. Tuy nhiên việc ràng buộc giữa đơn vị thẩm định với nhà đầu tư trong quá trình triển khai lắp đặt vẫn chưa có.
"Đến nay chúng ta đã qua 2 FIT với thời gian gần nhau nên đã phát triển ồ ạt. Trong giai đoạn chạy đua để hưởng giá FIT, người người đi lắp pin, nhà nhà đi lắp pin mà không có một yêu cầu nào về tiêu chuẩn với từng đơn vị, điều này khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng", ông Đào Du Dương nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các hướng dẫn, yêu cầu chi tiết về giấy phép xây dựng vẫn chưa nhất quán. Do đó, nhiều doanh nghiệp lắp đặt xong khi đưa hồ sơ thì các đơn vị cho biết hồ sơ chưa đáp ứng. Ngoài ra, mỗi địa phương cũng yêu cầu khác nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tạo cơ chế thông thoáng để phát triển
Để tháo gỡ những "rào cản" trên, Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ sản xuất, Chính phủ cần ban hành chính sách một cách nhất quán, sát với thực tế và có tính ổn định, dài lâu.
Việc phát triển điện mặt trời mái nhà giúp đảm bảo an ninh năng lượng
Ngoài ra, do đặc thù của hệ thống điện mặt trời quy mô càng nhỏ thì giá thành hệ thống trên kwh càng cao. Vì vậy các hệ thống điện mặt trời tự dùng có nhược điểm là tính khả thi về hiệu quả kinh tế tài chính thấp nếu chỉ sử dụng tự dùng mà không bán phần điện dư lên lưới. Việc phải cắt bỏ một phần sản lượng dư, làm giảm hiệu quả đầu tư gây lãng phí xã hội.
Do vậy, khuyến nghị Nhà nước xem xét yêu cầu EVN mua một phần điện từ hệ thống này với giá mua bằng giá mua các nguồn điện khác để tăng hiệu ích kinh tế từ việc đầu tư các hệ thống điện tự dùng này. Ngoài ra giúp giảm giá thành mua điện, từ đó sẽ giảm giá điện bán lẻ cho người dân và doanh nghiệp.
Cùng quan điểm, ông Phan Công Tiến - chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho biết: nguồn điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà đang lựa chọn ưu việt và phù hợp với các yêu cầu của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu xanh hóa trong sản xuất. Vì vậy mô hình này cần được Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ và tạo cơ chế thông thoáng để phát triển. Bởi lợi ích của nguồn điện này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng mà giúp các lĩnh vực sản xuất cắt giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh, là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sớm hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng nguồn cung xăng dầu chế biến: Chính sách cần linh hoạt và sát thực tế Với thực tế là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến thời điểm này vẫn chưa thể chạy đủ công suất và việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu chế biến trong nước ra thị trường đang đặt "gánh nặng lên vai" nhà máy lọc dầu Dung Quất. Vì vậy, việc thực thi các chính sách hỗ trợ linh hoạt, bám...