Không ngờ trong thâm tâm, mẹ tôi luôn nghĩ bà nội là người xấu xa như vậy
Mẹ tôi vẫn một mực bảo vệ ý kiến của mình. Riêng bà nội chẳng nói được gì, cứ đứng nhìn tôi và mẹ to tiếng rồi nước mắt lưng tròng.
Tôi đã hơn 30 tuổi nhưng vẫn độc thân. (Ảnh minh họa)
Tôi đã hơn 30 tuổi nhưng vẫn độc thân. Từ nhỏ, tôi mồ côi cha. Mẹ tôi đi lấy chồng, tôi ở với bà nội. Mẹ hiếm khi về thăm tôi, mỗi lần về chỉ đưa cho bà nội ít tiền chứ không quan tâm đến tôi. Vì thế, tôi sống thiếu tình thương của cả cha và mẹ. Bà nội là người nuôi dưỡng tôi trưởng thành.
Tôi và bà đã sống trong một căn hộ của khu nhà tập thể cũ. Tuy không gian nhỏ hẹp và thiếu tiện nghi nhưng đó là nơi tôi cảm thấy ấm áp nhất. Tôi làm việc tại một bệnh viện gần nhà.
Chồng hai của mẹ tôi là một người đàn ông giàu có. Ông ấy là chủ một doanh nghiệp lớn và thường xuyên đi công tác nước ngoài. Tuy vậy, từ khi tôi đi làm, bà cháu tôi đã không nhận tiền của mẹ nữa. Mẹ tỏ ra e ngại, bối rối mỗi khi đối mặt với tôi nên cũng dần ít đến nhà.
Tháng trước, nơi tôi ở bị giải tỏa để xây trung tâm thương mại. Trước đó vì bận rộn nên tôi chưa tìm được nhà để hai bà cháu sống nên lúc này tôi khá lúng túng.
Video đang HOT
Mẹ tôi biết chuyện, nói tôi với bà sang ở tạm nhà mẹ rồi từ từ tính. Bởi vì khi ấy đúng lúc chồng của mẹ đi công tác nửa năm. Đang thế bí nên tôi và bà nội đành đồng ý. Dù trong lòng, tôi không hề muốn gặp mẹ mỗi ngày.
Từ ngày chuyển đến ở cùng, bà nội trở nên vất vả hơn do thói quen ăn uống của mẹ. Vì tôi và mẹ đều đi làm về muộn nên việc bếp núc là bà nội lo. Mà mẹ tôi chỉ ăn quen các món thịt hầm, đồ nướng khiến bà nội chỉ dọn nhà với nấu ăn cũng rất vất vả.
Có một lần, mẹ tôi đi siêu thị mua sắm rất nhiều đồ. Khi về đến nhà, mẹ ném túi đồ cho tôi và bà nội sắp xếp. Lúc sau, mẹ kêu toáng lên rằng bị mất ví. Trong ví có rất nhiều tiền và cả thẻ ATM có mấy chục triệu. Tôi và bà nội cuống quýt lên tìm nhưng vẫn không thấy. Mẹ khăng khăng rằng nhớ đã cầm về nhà chứ không rơi ở ngoài.
Thấy bà nội tôi vẫn mải mê tìm, mẹ tôi nhìn bà với ánh mắt nghi ngờ. Rồi mẹ hỏi khéo bà rằng: “Có khi nào bà cất hộ con mà bà lại quên rồi không? Số tiền đó với con không là gì. Nhưng với bà và con gái con thì đúng là rất giá trị”.
Mẹ tôi vẫn một mực bảo vệ ý kiến của mình. (Ảnh minh họa)
Tôi nổi giận, cãi lại mẹ bằng thái độ gay gắt. Chưa bao giờ tôi tức tối đến vậy. Mẹ tôi vẫn một mực bảo vệ ý kiến của mình rằng mẹ đã mang ví về nhà mà nhà thì chỉ có 3 người. Riêng bà nội tôi chẳng nói được gì, cứ đứng nhìn tôi và mẹ to tiếng rồi nước mắt lưng tròng. Càng thương bà nội, tôi càng giận mẹ.
Đang lúc gay gắt thì điện thoại của mẹ đổ chuông. Hóa ra, sau khi thanh toán, mẹ bỏ luôn ví tại quầy thanh toán của siêu thị. Họ theo địa chỉ mẹ đăng ký thành viên nên gọi điện và hẹn mẹ đến nhận lại. Mẹ cuống quýt xin lỗi tôi và bà nội. Nhưng tất cả đã quá muộn, dù bà nội có bỏ qua thì tôi cũng không thể quên được chuyện này.
Tôi không còn gì để nói với mẹ. Ngay tối ấy, tôi và bà nội dọn đồ chuyển đi. Tôi thật buồn vì người lẽ ra yêu thương mình nhất lại có cách hành xử như vậy. Giờ đây, tôi chỉ muốn tìm mua một căn nhà tốt và cố gắng kiếm nhiều tiền để bà nội được sống vui vẻ. Còn mẹ, dù mẹ đã tỏ ra hối lỗi nhưng tôi cũng sẽ không bao giờ bước chân vào đó lần nào nữa.
Theo Afamily
Bà dỗ cháu bằng cách tìm roi đánh mẹ, con dâu bức xúc
Mỗi lần bà nội nghe thấy cháu khóc đều chạy đến ôm cháu hỏi: "Ai trêu con?", rồi dỗ cháu: "Cháu đem cái thước ra đây để bà xử lý mẹ. Mẹ Minh hư quá!".
"Hôm ấy, con gái em gần 4 tuổi không chịu tắm, mè nheo, gào khóc. Rồi khi con tắm xong lại không chịu mặc quần áo, vì còn muốn ở trong nhà tắm để nghịch nước. Em nịnh con không được nên quát con, để con mặc quần áo. Vậy mà bà nội lại dỗ cháu tìm roi đánh mẹ" - Nguyễn Thu Minh, ở Q.Đống Đa, Hà Nội bức xúc chia sẻ.
Minh cho biết, không phải 1 lần này, mà lần nào cháu khóc, bà nội cũng dỗ cháu như vậy. Con gái cô đã học theo, cứ ai quát con, là con đi tìm thước, tìm roi để đòi đánh mẹ, đánh bố.
"Có lần em nhắc bà nội, bà đừng dậy cháu như vậy, cháy học theo sẽ hư. Hơn nữa, con đang mè nheo mà có bà bênh kiểu đó, con sẽ hờn và khó dạy bảo" - Minh kể.
Chỉ có vậy mà bà nội bảo em là con dâu láo: "Mày bảo tao bằng ngần này tuổi mà dạy con mày hư à?"
Minh cho biết: "Từ ngày mới về làm dâu, em lúc nào cũng nghĩ và chiều chuộng, mua sắm mọi đồ dùng để chăm sóc bố mẹ chồng. Vì ở nhà chồng, ông bà chỉ có chồng em là con trai, còn lại 2 chị gái của chồng đã có gia đình riêng và ở xa. Một mình em làm dâu, nên lo gánh vác trách nhiệm của người làm dâu con với nhà chồng".
Từ trước tới giờ, em chưa làm gì để bố mẹ chồng nói là quá đáng cả. Đến những lời khó nghe của bà nội, em cũng nhịn hết để yên cửa yên nhà. Có hôm đi làm về, đúng ngày rằm, bà nội đi mua con gà về cúng rằm. Em rất ngỡ ngàng và thầm cảm ơn bà, vì mọi ngày bà không làm việc đó, chợ búa ra sao đều do em đảm nhiệm. Vậy mà ăn cơm xong, lúc em đang rửa bát, bà đưa ra hoá đơn đi chợ do bà ghi chép lại, gồm tiền gà, tiền rau, tiền hành, cà chua... Tất cả hơn 300.000 đồng, đòi em trả tiền. Em nghe mà giật nẩy mình. Em cứ nghĩ, tháng nào em cũng thay chồng biếu ông bà tiền tiêu riêng rồi, giờ có 1 hôm đi chợ giúp, bà đòi tiền ngay, cứ như ông bà nội không phải là ruột thịt của chồng em vậy.
Thật sự, em rất mệt mỏi, ức chế nhiều lắm, muốn sống riêng cho yên ổn. Nhưng chồng đều gạt đi, rằng em đừng chấp nhặt với mẹ, mẹ già rồi. Sống riêng thì nhà chưa có, đi thuê lấy đâu ra tiền sinh sống, nuôi con? Tiền lương của 2 vợ chồng đều công chức, nên vô cùng khó khăn.
Giờ em không biết phải làm sao để thoát khỏi cảnh này? Ức chế nhất là việc dạy con vô cùng khó khăn, khi ở chung với mẹ chồng như thế này.
Theo Bảo Vy (Phụ Nữ Việt Nam)
Bà nội 'chết sững' khi cháu mếu máo: 'Bà ơi, bố không ở nhà là chú Thành lại đánh mẹ' Mẹ chồng, người phụ nữ mà bất cứ cô con dâu nào cũng phải dè chừng để ý. Nhưng với riêng gia đình của bà thì có lẽ mọi chuyện lại đảo ngược rồi thì phải. Tôi là mẹ chồng cũng gần được 10 năm nay rồi. Sinh được duy nhất 1 cậu con trai quý tử nên bản thân người phụ nữ...