Không ngờ thanh long Bình Thuận có thể làm thành tương, “mẹ đẻ” tương thanh long là ai?
Xuất hiện trên thị trường từ cuối năm 2021, tương thanh long là một sản phẩm độc đáo, được chế biến từ trái thanh long của nông dân Bình Thuận.
“Mẹ đẻ” của tương thanh long là bà Hồ Thị Bạch Hoàng – Giám đốc HTX Thanh long Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).
Trong lúc xuất khẩu thanh long tươi đang gặp khó, sản phẩm tương thanh long khi được thị trường chấp nhận sẽ giải quyết thêm một phần sản lượng trái tươi, tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Độc đáo sản phẩm tương thanh long
“Mẹ đẻ” của sản phẩm tương thanh long là bà Hồ Thị Bạch Hoàng – Giám đốc HTX Thanh long Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).
Bà Hoàng kể, đợt dịch Covid-19 năm 2021 ảnh hưởng nặng nề đến việc tiêu thụ trái cây, trong đó có trái thanh long Bình Thuận.
Bà Hồ Thị Bạch Hoàng – Giám đốc HTX Thanh long Hàm Kiệm, chủ nhân sáng kiến: Tương thanh long. Ảnh: NVCC
Không đành lòng nhìn thanh long chín rụng trên cành, bà nghiên cứu công thức chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, tháo gỡ bớt áp lực xuất khẩu trái tươi.
Độc đáo sản phẩm kem tươi thanh long lần đầu tiên “trình làng”ĐỌC NGAY
Qua nhiều lần thất bại, đến tháng 5/2021, sản phẩm tương thanh long đỏ, tương thanh long đen với các hương vị mặn, ngọt và chua cay đã thành công.
Tại buổi tổng kết cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Thuận cuối năm 2021, sáng kiến tương thanh long đạt giải nhất.
Ban tổ chức cuộc thi đánh giá, tương thanh long là sản phẩm có tính đổi mới, và khả thi khi triển khai vào cuộc sống.
Sản phẩm tương thanh long chào bán trên thị trường. Ảnh: NVCC
Ông Nguyễn Thiệp, thành viên HTX thanh long Hàm Kiệm cho biết, khi chế biến, cả thịt và hạt thanh long đều được tận dụng từ nguồn trái cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của HTX.
Tương thanh long sẽ gia tăng thêm gia dinh dưỡng cho món ăn. Đặc biệt, là sản phẩm chế biến sẽ tận dụng được nguồn thanh long không đủ chuẩn xuất khẩu.
“Khi được thị trường chấp nhận, tương thanh long sẽ góp phần cải thiện kinh tế cho người trồng thanh long”, ông Thiệp nói.
Tìm nhà đầu tư cho tương thanh long
Video đang HOT
Bà Hoàng chia sẻ, giải nhất cuộc thi là sự công nhận cho những nỗ lực chế biến để gia tăng giá trị cho nông sản Bình Thuận.
Tuy nhiên phát triển thị trường cho sản phẩm mới như tương thanh long vẫn gặp không ít khó khăn.
Nông dân trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Trần Khánh
Trên thị trường vẫn quen dùng các sản phẩm tương truyền thống, giá thành thấp. Đầu năm 2022, dịch Covid-19 vẫn để lại hậu quả nặng nề lên đời sống kinh tế.
Một sản phẩm mới ra đời chưa dễ được thị trường chấp nhận. “Không phải chủ tiệm nào cũng dám nâng giá bán bát phở hay tô hủ tiếu ăn kèm kèm tương thanh long”, bà Hoàng nói.
Hiện bà đang bán sỉ tương thanh long với giá 6.000 đồng/chai 270ml (tương đỏ); 7.000 đồng/chai 270ml (tương đen).
Bà Hoàng đang tìm kiếm thị trường và nhà đầu tư cho sản phẩm tương thanh long của mình. Ảnh: NVCC
Bà Hoàng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thị trường và nhà đầu tư để hỗ trợ khâu vận hành và phân phối cho sản phẩm tương thanh long.
“Chúng tôi mong muốn phát triển lâu bền chứ không tạo hiệu ứng bề nổi. Vì thanh long vẫn là loại trái cây đặc thù của Bình Thuận”, bà Hoàng nói.
Ông Văn Công Thới – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ cho biết, tương thanh long là một sáng kiến thú vị. Vì nếu làm được tương thanh long, một lượng lớn thanh long sau xuất khẩu sẽ được tận dụng.
Thời gian qua, xuất khẩu thanh long gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Sản phẩm ra đời từ những dự án khởi nghiệp như tương thanh long sẽ khơi dậy tiềm năng trong lĩnh vực chế biến.
“Đó cũng là cách góp phần giảm bớt áp lực xuất khẩu trái tươi, đồng thời nâng cao thu nhập cho người trồng thanh long”, ông Thới chia sẻ.
Giá thanh long đì đẹt, nông dân vuốt ve, nâng niu đủ kiểu mà thương lái chẳng thấy đâu
Tình hình xuất khẩu thanh long không mấy sáng sủa. Giá thanh long giảm sâu, sản lượng thanh long nhiều mà thương lái thu mua chẳng bao nhiêu.
Không khí trầm buồn, âu lo bao phủ các vườn trồng thanh long ở Bình Thuận.
Giá thanh long giảm sâu
"Thủ phủ" thanh long Bình Thuận những ngày này không còn hình ảnh giao thương nhộn nhịp và những chuyến xe container nối đuôi nhau lên cửa khẩu như mọi năm.
Phần lớn các doanh nghiệp đóng cửa. Chỉ còn một vài đơn vị thu mua thanh long với số lượng khiêm tốn.
Tết Nguyên Đán đang đến gần, nhưng giá thanh long trên địa bàn tỉnh vẫn đang thấp hơn rất nhiều so với các vụ cận Tết những năm về trước.
Nhiều vườn thanh long nghịch vụ của nông dân huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận đã bắt đầu thu hoạch. Ảnh: Trần Khánh
Gia đình bà Đậu Thị Ngàn ở xã Hàm Liêm (huyện Hàm Thuận Bắc) có hơn 1.000 trụ thanh long ruột trắng. Để có thanh long bán vào dịp Tết, từ hơn 2 tháng trước, bà đã xử lý cho khoảng 200 trụ thanh long ra trái vụ.
Hiện trái thanh long đang trong giai đoạn vuốt tai, chỉ còn vài ngày nữa là sẽ chín đều.
Vụ Tết năm nay, bà Ngàn dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 2 tấn thanh long. Cũng như nhiều hộ nông dân khác, bà Ngàn đang rất lo lắng vì giá thanh long giảm thấp.
Những năm trước, cũng vụ thanh long cận Tết, bà bán với giá 17.000 đồng/kg. Năm 2021, bà bán còn 13.500 đồng/kg.
Đến vụ cận Tết năm nay, giá thanh long ruột trắng hàng đẹp chỉ còn từ 3.000-5.000 đồng/kg, hàng dạt chỉ 1.000-2000 đồng/kg.
"Tôi chỉ mong cho giá thanh long tăng lên khoảng 9.000-10.000 đồng/kg thì bà con mới đỡ vất vả", bà Ngàn nói.
Tỉnh Bình Thuận có hơn 30.000ha thanh long. Hàng năm, ngoài vụ chính khi thanh long ra trái tự nhiên, người trồng còn chong đèn để ra trái nghịch vụ nhằm bán với giá cao.
Nếu bán được giá cao, người dân sẽ có một cái Tết sung túc. Vì thế, mùa thanh long chong đèn trái vụ được nhiều người trông đợi. Thế nhưng giá thanh long hiện tại không như kỳ vọng.
Người trồng thanh long cho biết, việc xử lý thanh long trái vụ không hề đơn giản. Vì làm trái vụ nên thanh long dễ bị sâu bệnh tấn công.
Một vườn trồng thanh long chong đèn ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Ảnh: Trần Khánh
Người trồng phải chăm sóc nhiều hơn, chi phí thuốc men cũng tốn kém hơn so với thanh long chính vụ. Riêng tiền điện phải trả để chong đèn cũng rất cao.
Bà Nguyễn Phước Hậu ngụ cùng xã Hàm Liêm cho biết, hơn 1.000 trụ thanh long của bà phải tốn gần 20 triệu đồng tiền điện, chưa tính tiền phân, thuốc.
"Lứa thanh long nghịch vụ năm nay đang được mùa nhưng mất giá. Nông dân đối diện nguy cơ phá sản", bà Hậu nói.
Cũng theo bà Hậu, hầu hết các vựa lớn chỉ mua đủ lượng hàng để đóng gói xuất khẩu chứ không thu mua liên tục như mọi năm.
Dịch Covid-19 khiến tiêu thụ thanh long rất chậm. Thương lái không dám đặt cọc thu mua với nông dân cho đến khi nguồn hàng tồn kho được giải phóng.
Thương lái chẳng thấy đâu
Bà Trần Ngọc Hà ở xã Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) cũng đang rầu rĩ vì chỉ khoảng 1 tuần nữa vườn thanh long gần 7 tấn trái của bà sẽ thu hoạch.
Doanh nghiệp không thể mua hoặc chỉ thu mua nhỏ giọt. Những nông dân có thanh long chuẩn bị thu hoạch như bà Hà đang thấp thỏm lo âu vì giá bán vốn đã thấp mà thương lái thì chẳng thấy đâu.
Trái thanh long được nông dân vuốt tai để giữ hình thức đẹp, mong dễ bán. Ảnh: Trần Khánh
Bà Hà đang thuê mướn nhân công vuốt tai, chăm chút hình thức trái bên ngoài trái thanh long. Giá thanh long rẻ nhưng vẫn phải chăm sóc kỹ vì nếu thương lái chê thanh long xấu, thương lái càng không mua.
"Biết trước là lỗ vốn những vẫn phải làm, bán được đồng nào hay đồng ấy", bà Hà nói.
Vườn thanh long của ông Đào Tấn Khương ở xã Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam) cũng đã đến thời kỳ xuất bán.
Để vườn thanh long sạch đẹp, dễ thu hút thương lái, ông Khương chọn cách loại bỏ hết các trái thanh long nhỏ (loại dưới 300gram).
Ông Khương giải thích, thà chấp nhận giảm sản lượng nhưng bù lại trái thanh long trong vườn đẹp, đạt chuẩn thì dễ bán hơn.
Thông thường, thương lái sẽ trừ khấu hao từ 70-100 kg trên mỗi tấn thanh long. Việc chủ động loại bỏ trái nhỏ cũng giúp thương lái thu mua giảm bớt phần khấu hao.
Ông Khương cho biết, giá thanh long phải 10.000 đồng/kg trở lên, nông dân mới có lời chút đỉnh. Giá thanh long chỉ còn 3.500 - 4.000 đồng/kg thì không đủ bù chi phí.
Nhưng hiện tại, thanh long loại đẹp mới được lái mua với giá 3.500 - 4.000 đồng/kg chứ bình thường, gọi mãi, thương lái cũng không thèm vào vườn.
Giá thanh long Bình Thuận loại đẹp chỉ còn từ 3.000-5.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh
Hi vọng là thế, nhưng thương lái cũng như doanh nghiệp đang thu mua rất hạn chế, chỉ bằng từ 10 - 20% so với trước. Trong khi nguồn cung thanh long ở các nhà vườn từ nay đến Tết Nguyên đán vẫn còn nhiều.
Bà Hồ Thị Bạch Hoàng - Giám đốc HTX Thanh long Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam) cũng cho biết, nông dân đang kêu cứu rất nhiều nhưng HTX đành bó tay.
Trong vòng 15 ngày tới, HTX dự kiến thu mua vào với sản lượng từ 50 - 100 tấn. Thế nhưng HTX không có đơn hàng nào lớn. Những đơn hàng nhỏ, chừng 1 - 2 tấn thì chả thấm tháp gì, không cách nào giúp được sản lượng lớn của bà con.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận, từ nay đến hết tháng 2/2022, toàn tỉnh có khoảng 120.000 tấn thanh long cần tiêu thụ.
Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho biết, các ngành chức năng trong tỉnh đang vận động doanh nghiệp có kho lạnh thu mua lưu trữ để hỗ trợ nông dân.
Ùn ứ 5.000 xe container nông sản, Thứ trưởng Trần Thanh Nam: "Đừng cứ việc gì cũng đè đầu Bộ NNPTNT quy trách nhiệm" "Đừng cứ việc gì cùng đè đầu Bộ NNPTNT mà quy trách nhiệm". Đó là bức xúc của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam trước những ý kiến của địa phương và doanh nghiệp về tình trạng khó khăn do ùn ứ nông sản ở cửa khẩu biên giới phía Bắc, nhất là mặt hàng thanh long xuất khẩu đi Trung Quốc....