Không ngẩng được mặt lên vì cô vợ keo kiệt
Từ ngày Ly chính thức làm vợ anh thì cũng đồng nghĩa việc anh sống chung với một người vợ keo kiệt, bủn xỉn và đến họ hàng bạn bè cũng quay lưng.
Ảnh minh họa
Trong số những anh em của gia đình thì Vũ là người thuộc dạng khá giả nhất. Vũ là một bác sỹ chuyên khoa mắt còn vợ là một kế toán kì cựu của công ty xuất khẩu gỗ. Kinh tế đối với gia đình Vũ mà nói thì chưa bao giờ phải lo nghĩ nhiều. Nhưng không phải là có của ăn của để thì Vũ có thể đường đường chính chính giúp đỡ anh em hay bố mẹ ruột của anh được. Cũng chỉ vì Ly, vợ của anh với bản tính keo kiệt nên tuyệt đối không bao giờ chịu bỏ ra một đồng tiền lẻ nào để giúp đỡ họ. Đối với Ly, tiền bạc chẳng bao giờ là đủ.
Có lần bố Vũ lặn lội ở dưới quê lên chơi, vì sợ bố chồng ở lại chơi lâu lại tốn kém nên Ly đã đánh tiếng trước: “Bố lên chơi được lâu không ạ? Bọn con trên này đi làm suốt ngày nên chắc không có thời gian lo cho bố”. Lúc đầu, bố Vũ cũng tính ở lại chơi lâu lâu với cu Bi nhưng vì hiểu ý con dâu sợ tốn kém nên ông cũng gật gù ở hai ngày rồi sẽ về.
Cũng đã lâu bố chồng mới có dịp lên chơi, vậy mà con dâu trưởng cũng bày được mỗi mâm cơm toàn rau mời bố chồng. Vũ thấy vậy liền nhăn nhó thì Ly lại chặn họng: “Cái bụng mỡ của anh cần ăn rau nhiều thì em không nói rồi chứ bố mẹ ở quê, gà lợn nuôi đầy chuồng thấy đã ngán chứ nói gì là ăn nữa bố nhỉ?”.
Xong bữa cơm đạm bạc, bố Vũ muốn bàn với hai vợ chồng về chuyện bác trưởng họ yêu cầu đóng góp tiền để dịp Tết đến sẽ cùng con cháu tảo mộ. Vũ thì hí hửng đồng ý còn Ly thì vội lên tiếng phản bác: “Ối giời, vợ chồng con mấy khi có dịp về quê mà tảo với chả mộ hả bố? Mà các cụ cũng buồn cười thật, cứ tưởng trên này giàu có với nhiều tiền lắm ấy!”. Câu nói của nàng dâu keo kiệt khiến ông bố chồng đỏ mặt vì tức giận không nói thành lời. Vũ thấy xấu hổ với bố nên quay ra mắng té tát vào mặt vợ. Lúc đó Ly mới chịu hối lỗi vì lời nói dại miệng của mình.
Video đang HOT
Có hôm chủ nhật, hai vợ chồng chở cu Bi đi công viên chơi. Vũ thấy có hai mẹ con ăn xin ngồi co ro bên đường trong trời rét buốt. Vũ thấy thương nên anh mở ví mua lấy tờ năm mươi ngàn cho bà mẹ. Ly thấy vậy chạy tới giật lại tờ tiền rồi sa sả mắng chồng: “Anh đúng là thương người không phải lúc. Bữa nay, ăn xin toàn kiểu rách rưới trước mặt nhưng xài iphone sau lưng ấy!”. Nói xong, Ly liền lấy hai ngàn đồng bỏ vào nón cho hai mẹ con đó rồi kéo chồng đi xồng xộc. Vũ ngoái lại nhìn thấy ái ngại với hai mẹ con đó vô cùng.
Đối với người ngoài mà Ly còn tỏ ra keo kiệt huống hồ là đối với anh em ruột của Vũ thì cô còn đối xử eo hẹp hơn gấp bội.
Cậu em trai Vũ bị tai nạn giao thông nặng phải nằm điều trị ở bệnh viện. Nhà lại nghèo nên Vũ muốn gửi ít tiền về cho gia đình chú ấy lo thuốc thang vì không có điều kiện về thăm nom được. Vậy mà khi bàn với Ly để rút hai triệu để gửi về quê thì Ly lại nổi đóa lên giận dữ: “Mấy người nhà của anh cứ tưởng nhà mình là trạm ATM mà muốn rút mấy là rút ấy. Người ta cực khổ mới kiếm được đồng tiền mà ngồi đó rửng mỡ”.
Vũ không thể hiểu được tại sao vợ mình lại keo kiệt đến thế. Trong khi, lương mỗi tháng của hai vợ chồng có phải ít ỏi gì đâu mà lại không thể đưa chồng hai triệu để giúp em út bị nạn, ai chẳng có lúc này lúc khác. Lần đó, Vũ kiên quyết phản bác lời vợ nói để lấy tiền gửi về quê. Cũng vì chuyện này mà Ly giận dỗi anh những một tuần liền.
Vũ cũng không thiết quan tâm vì hành động của vợ vốn không đúng chút nào. Đến khi, Vũ phân bua cho Ly hiểu mối quan hệ với họ hàng, bà con cần giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn thì cô lại sừng sỏ: “Tôi không cần anh em hay họ hàng gì sớt! Anh thử nghĩ coi, nếu không có tiền thì ngồi đó cạp đất mà ăn à?”.
Vũ tức tối khi nghe Ly nói câu đó, bản thân anh không phải là lần đầu tiên nghe vợ nói như vậy. Từ ngày Ly chính thức làm vợ anh thì cũng đồng nghĩa việc anh sống chung với một người vợ keo kiệt, bủn xỉn và đến họ hàng bạn bè cũng quay lưng.
Chung sống với nhau đến 8 năm và còn có một đứa con nhỏ, kinh tế cũng dư giả hơn người khác. Ấy vậy mà Lý cứ suốt ngày than ngắn thở dài như nhà mình cực khổ lắm. Vũ cũng không phải dạng đàn ông tiêu xài phung phí để vợ phải lên tiếng. Chỉ có điều anh luôn phải sống sự mệt mỏi vì cô vợ keo kiệt và bủn xỉn.
Nhìn đứa con ngày một khôn lớn, anh không muốn nó lớn lên lại bị mẹ nó nhồi nhét vào đầu cái tư tưởng nhỏ nhen đó. Nhưng anh biết làm sao khi lo sợ cả cuộc đời này mình phải sống chung với một cô vợ như thế.
Theo Afamily
Vết lõm
Chủ tịch một tập đoàn đang lái chiếc xe mới tậu của mình vèo vèo đi trên phố. Kể cũng sắp trễ giờ họp rồi nên ông chỉ chăm chăm muốn đến nơi cho kịp.
Đột nhiên từ giữa mấy cái xe đang đỗ ở phía trước, ông nhìn thấy có một đứa trẻ chạy ra, tay vẫy lia lịa. Chắc mẻm lại là ăn xin hay bán hàng rong gì rồi, ông quành tay lái sang lề đường phía bên kia để đỡ phải dừng lại.
Vừa mới băng qua chỗ thằng bé được mấy mét, ông chợt nghe có tiếng cái gì va đánh cốp vào thành xe. Ông vội vã phanh kít lại, mở cửa xe bước ra ngoài kiểm tra.
Hỡi ôi, giờ đây trên cái nên sơn đen bóng sang trọng của chiếc xe cưng lại có một vết xước to tổ chảng, lại còn lõm hẳn vào nữa chứ. Máu nóng bốc lên, ông chủ tịch nhìn quanh quất, cố truy xem thủ phạm là ai.
Ông thoáng thấy bóng thằng nhóc hồi nãy, tay vẫn lăm lăm một viên gạch, sẵn sàng ném thêm trong trường hợp viên đầu lệch mục tiêu.
Máu nóng bốc lên, ông quên phéng luôn cuộc họp trễ nải của mình, xắn tay áo hầm hầm đi về phía đứa bé. Thằng ranh con mất dạy!
Ông xách cổ thằng bé lên, lôi xềnh xệch nó về chỗ cục cưng của mình, chỉ thẳng tay vào vết xước và gầm lên, "Mày làm cái quỷ gì thế hả? Xe này tao mới mua, đáng giá cả triệu đô đấy. Gọi ngay bố mẹ mày ra đây cho tao."
Thằng bé van nài, "Con lạy ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn. Nãy giờ con đứng vẫy mà chẳng có ai dừng lại cả. Thấy ông có vẻ cũng không dừng, con cuống quá phải làm xằng..."
Nó chỉ về phía vỉa hè, vừa chỉ vừa mếu máo, "Thằng em con ở chỗ đằng kia. Con đẩy xe không chú ý nên vấp phải đá cuội, làm nó văng khỏi xe lăn. Nó nặng quá con không nâng dậy nổi."
Vừa thổn thức, nó bé vừa năn nỉ, "Ông làm ơn giúp con khiêng nó lên xe với. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con. Xong con có bao nhiêu ông cứ cầm hết."
Ông chủ tịch thấy như vừa nuốt nguyên một túi đá cuội vào họng vậy. Lặng lẽ, ông buông thằng bé ra, tiến lại chỗ chiếc xe lăn chổng kềnh...
Mãi đến mấy năm sau, cả công ty vẫn cứ đồn thổi câu chuyện về lão giám đốc keo kiệt, đến cái vết lõm trên xe cũng không buồn đi sửa.
Theo Guu
6 kiểu đàn ông mà phụ nữ có thể yêu nhưng ngại cưới. 1. Chàng trai keo kiệt: "Đừng mất thời gian hẹn hò với một người đàn ông keo kiệt vì anh ta thực sự sẽ không dễ dàng hy sinh vì người khác" Nếu bạn chẳng may yêu nhầm 1 gã trai keo kiệt, không bao giờ chịu chi trả bất kỳ 1 khoản tình phí nào thì hãy nhanh chóng rời xa người...