Không nên thô bạo với nhà giáo
Ngay sau khi Tuổi Trẻ thông tin về việc một số tỉnh thành “bắt dạy thêm như bắt trộm” thực hiện thông tư 17 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm, nhiều nhà giáo, phụ huynh… đã bày tỏ sự bức xúc.
Một phụ huynh đón con tan học lúc 20g ngày 1-11 tại một cơ sở dạy thêm trên phố Trần Cung (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) – Ảnh: NG.Khánh
* Bà Phạm Thị Hồng (phụ huynh học sinh Trường tiểu học Kim Liên, Hà Nội):
Không nên bắt thầy cô nhận tội trước mặt học trò
Năm nay con tôi học lớp 2 Trường tiểu học Kim Liên. Tôi từng là một trong số phụ huynh rất bức xúc khi được cô “gợi ý” việc học thêm để nâng cao kiến thức tại nhà vào buổi tối. Tôi cũng từng rất mong các cấp quản lý nhanh chóng có giải pháp để học sinh tiểu học không phải đi học thêm, không phải học buổi tối. Nhưng khi chứng kiến cảnh đoàn thanh tra đi “bắt” giáo viên dạy thêm, tôi thấy gai người.
Việc “bắt quả tang giáo viên” là việc làm thiếu tính nhân văn và phản giáo dục. Đoàn kiểm tra hoàn toàn có thể tìm hiểu việc dạy thêm theo cách khác và mời giáo viên đến làm việc, yêu cầu họ thực hiện đúng quy định, đúng cam kết. Nhà trường cũng có thể đề ra các hình thức chế tài cụ thể nghiêm khắc đối với thầy cô giáo có sai phạm. Nhưng không nên bắt thầy cô nhận tội trước mặt học trò. Tôi nghĩ những thầy cô không may chịu cảnh này sẽ là hình phạt nặng nề nhất đối với đời dạy học.
* Cô Nguyễn Thị Tuyết (chủ tịch công đoàn Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội):
Tôi sẽ bảo vệ giáo viên nếu họ bị xúc phạm danh dự
Video đang HOT
Tôi sẽ bảo vệ giáo viên của mình đến cùng nếu họ bị xúc phạm danh dự trong khi đang dạy học. Còn với tư cách là một phụ huynh học sinh, tôi cũng không chấp nhận cách hành xử thô bạo đối với nhà giáo, dù thầy cô giáo có hay không chuyện làm sai quy định. Trên thực tế, tôi cũng phải đi xin học thêm cho con mà xin rất khó thì thầy mới nhận lời. Vì những thầy giỏi, có uy tín thường phải từ chối vì có quá nhiều học sinh muốn xin học.
Phụ huynh có nhu cầu tìm cho con mình thầy giỏi, có tâm huyết và kinh nghiệm dạy học. Các thầy cô giáo đáp ứng nhu cầu đó trong khả năng của mình thì có gì sai trái? Việc đâu đó có tiêu cực trong dạy thêm cũng cần xử lý, khắc phục. Nhưng phải phân biệt rõ nhu cầu học thật hay không, giáo viên dạy có chất lượng hay không. Nếu siết việc dạy thêm không thận trọng, cư xử thô bạo với số đông giáo viên thì cần phải dừng lại ngay.
* Cô Phạm Thị Thu (Trường THPT Kim Liên, Hà Nội):
Học sinh bị rối lẫn chuẩn mực xã hội
Việc phân biệt tiêu cực trong dạy thêm, học thêm không khó. Chỉ nói riêng trong phạm vi một trường học, không khó để biết giáo viên nào có chuyên môn tốt, có uy tín với học sinh, giáo viên nào không. Việc kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm cũng có thể từ nhiều kênh khác nhau. Việc đánh giá hành vi của giáo viên cũng cần đặt trong tương quan với nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần thận trọng và tế nhị chứ không thể hành xử thô bạo. Việc đoàn kiểm tra “đi bắt” giáo viên khi thầy cô đó đang say sưa giảng cho học sinh những điều tốt đẹp của kiến thức, không chỉ khiến tinh thần giáo viên sụp đổ mà còn khiến học sinh bị rối lẫn chuẩn mực xã hội, không biết tin vào ai.
* Thầy Nguyễn Tùng Lâm (hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội):
Hiệu trưởng có thể kiểm soát
Hiệu trưởng muốn biết giáo viên của mình có dạy thêm không, dạy thêm thế nào thì hoàn toàn có thể kiểm soát quản lý trong nội bộ trường chứ không cần đi đến nhà giáo viên để “bắt quả tang”, càng không cần phải “thẩm vấn học sinh như nhân chứng của sai phạm”. Cách làm như thế không phù hợp với ngành giáo dục, với nhà giáo. Là một hiệu trưởng, tôi nghĩ lãnh đạo nhà trường trước hết nên có quy định cụ thể, dán công khai rõ ràng cho mọi giáo viên cùng biết, yêu cầu giáo viên dạy thêm bên ngoài phải trình hồ sơ đầy đủ, cam kết không vi phạm.
Hiệu trưởng cũng có thể phát động để phụ huynh, học sinh phản ảnh qua hộp thư góp ý, qua phiếu điều tra của trường mà không cần đề danh tánh để có kênh tìm hiểu về hoạt động dạy học chính khóa và dạy thêm của giáo viên. Khi có sai phạm, kiên quyết xử lý nghiêm khắc.
* Thầy Nguyễn Thanh Hoàn (giáo viên môn văn bậc trung học ở quận 2, TP.HCM):
Nghề giáo là nghề nhạy cảm
Bản thân thông tư 17 của Bộ GD-ĐT đã “có vấn đề” vì chưa phản ánh đúng thực tế dạy thêm học thêm. Người vận dụng thông tư này một cách cứng nhắc, thiếu tình người đã gây ra sự xúc phạm đối với nhà giáo. Nếu chiếu theo thông tư 17, có thể giáo viên đã sai nhưng tại sao đoàn kiểm tra liên ngành không gửi văn bản nhắc nhở đương sự trước. Nên nhớ rằng nghề giáo là nghề nhạy cảm, lập biên bản các thầy, các cô trước mặt học trò thì quá bẽ bàng.
Là giáo viên không ai muốn dạy thêm đâu. Nhưng vì miếng cơm manh áo, vì chương trình nặng quá, khó có thể chuyển tải hết cho học sinh với thời lượng ít ỏi nên chúng tôi phải dạy thêm. Chứ nhiều bữa đi dạy thêm về, gặp trời mưa to, người ướt sũng, tôi cũng tủi thân lắm.
* Thầy Ung Thanh Hải (nguyên tổ trưởng tổ hóa, Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.HCM):
Cần phân biệt
Đúng là trên thực tế có một số giáo viên làm sai quy định, ép buộc học sinh phải học thêm, tạo ra hình ảnh không tốt. Tuy nhiên, về mặt quản lý nhà nước, cần phân biệt đâu là lớp dạy thêm đàng hoàng. Tôi biết trên thực tế có nhiều nơi học sinh phải năn nỉ thầy mới được nhận vào học, mức học phí cũng rất cao. Cốt lõi của dạy thêm là chương trình nặng quá, giáo viên không chuyển tải hết trong giờ chính khóa được, muốn thi đậu đại học học sinh đương nhiên phải đi học thêm.
* Hà Văn Sang (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM):
Chọn giáo viên để học thêm
Gần như tất cả học sinh khối THPT đều có đi học thêm. Tôi cũng vậy, hằng tuần tôi phải đi học thêm vài môn để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. Đây là nhu cầu của tôi và tôi chọn những giáo viên có uy tín để học. Việc kiểm tra các thầy cô ngay trong giờ dạy thêm sẽ khiến các thầy cô bối rối, học sinh chúng tôi sẽ rất khó chịu vì mất thời gian học của mình. Ngoài ra, việc kiểm tra như “đi bắt trộm” là một hình ảnh không đẹp trong môi trường học đường. Riêng tôi, tôi mong rằng điều này sẽ không xảy ra đối với các thầy cô giáo của mình.
VĨNH HÀ – HOÀNG HƯƠNG ghi
Theo tuổi trẻ
ĐH Bách khoa Hà Nội: Dồn các "thầy già" vào thế khó?
Trước thông tin gây xôn xao trong giới khoa học về việc trường ĐH Bách khoa Hà Nội gạt thế hệ "đàn anh" sang một bên, không được tham gia vào hướng dẫn nghiên cứu sinh của trường, GS. Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng khẳng định không có chuyện như vậy.
ĐH Bách khoa Hà Nội siết lại hoạt động nghiên cứu sinh trong trường
Có giới hạn độ tuổi
Khúc mắc khiến nhiều nhà khoa học không đồng tình với lãnh đạo trường ĐH Bách khoa Hà Nội xuất phát từ thông báo của GS. Nguyễn Trọng Giảng về công tác xét tuyển nghiên cứu sinh (NCS) với yêu cầu người hướng dẫn 1 của NCS phải là 1 cán bộ đương chức của trường ĐHBK HN, có tuổi không quá 57 đối với người hướng dẫn có học vị TS,TSKH không quá 62 đối với người hướng dẫn có học hàm GS.PGS. Ngoài ra, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội Nguyễn Cảnh Lương cũng đưa ra thông báo bắt buộc phải có cán bộ đương chức của trường làm hướng dẫn NCS. Nếu NCS có 2 người hướng dẫn đều không phải là cán bộ đương chức của trường thì phải thay thế.
Việc giới hạn độ tuổi và yêu cầu phải là cán bộ đương nhiệm đối với người hướng dẫn NCS khiến nhiều nhà giáo đã hoặc sắp nghỉ hưu có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và hướng dẫn NCS bất bình, thậm chí cho rằng "ĐH Bách khoa Hà Nội dồn các "thầy già" vào thế khó". Theo những nhà giáo này thì văn bản của ĐH Bách khoa Hà Nội tạo ra sự lãng phí chất xám ghê gớm. Vì vậy đối tượng chịu nhiều thiệt thòi chính là những NCS muốn làm bằng TS tại trường nhưng không tìm được thầy hướng dẫn đạt chất lượng như họ mong muốn.
Không ảnh hưởng đến nhà khoa học tâm huyết
Trước thắc mắc về giới hạn độ tuổi người hướng dẫn NCS tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, GS. Nguyễn Trọng Giảng cho biết, hai bản thông báo liên quan đến vấn đề hướng dẫn NCS nói trên là nhằm chỉnh đốn các vi phạm quy định hướng dẫn NCS. "Thông báo này mang tính chất "cảnh báo" để các NCS tránh sai phạm chứ hoàn toàn không phải là quyết định mang tính bắt buộc, cứng nhắc. Chúng tôi cũng rà soát từng trường hợp NCS đến thời điểm này, có những người đang thực hiện luận án dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học không phải là cán bộ đương chức của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng đảm bảo chất lượng thì hoàn toàn không có gì thay đổi" - GS. Nguyễn Trọng Giảng cho biết.
Giải thích rõ hơn về vấn đề này, PGS. Nguyễn Cảnh Lương cho biết, quy định độ tuổi với cán bộ đương chức là để đảm bảo quyền lợi của thí sinh vì trong 3 năm làm NCS, đã có những trường hợp người hướng dẫn với độ tuổi cao không thể hoàn thành nhiệm vụ, bởi vậy thông báo trên đưa ra để đảm bảo trước khi nghỉ hưu (60 tuổi với TS, TSKH và 65 tuổi với GS, PGS), các cán bộ đương chức của trường có đủ thời gian hoàn thành quá trình hướng dẫn cho NCS. "Đối với những nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng có tâm huyết, có sức khỏe trường chúng tôi vẫn khuyến khích, thậm chí mong muốn tham gia hướng dẫn NCS với yêu cầu là kèm thêm một cán bộ đương chức". Theo GS. Nguyễn Trọng Giảng, hiện nay, toàn trường vẫn có 24 cán bộ đã nghỉ hưu, hội đủ các điều kiện và đang tham gia hướng dẫn các NCS.
Nhiều vi phạm trong hướng dẫn NCS
Về lý do cần có sự tham gia của cán bộ đương chức bên cạnh các nhà giáo đã nghỉ hưu hay không thuộc biên chế nhà trường, GS. Nguyễn Trọng Giảng cho biết điều này xuất phát từ thực tế kiểm tra công tác NCS trong trường ĐH Bách khoa Hà Nội thời gian qua. "Mỗi luận án NCS chúng tôi đầu tư từ 50 đến 80 triệu đồng/năm. Tuy vậy, khi trực tiếp kiểm tra, đã phát hiện có những NCS hoàn toàn không xuất hiện ở trường, không thực hiện đúng quy chế làm việc, không có báo cáo định kỳ và không tham gia sinh hoạt học thuật của bộ môn, như vậy gây khó khăn cho khâu quản lý và chất lượng NCS của nhà trường" - GS. Nguyễn Trọng Giảng cho biết.
Với thực tế thầy hướng dẫn cũng như NCS do không phải là cán bộ của trường nên không chấp hành các quy chế làm việc dù thuộc chỉ tiêu làm NCS của trường, ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra các thông báo trên để đảm bảo công tác tuyển sinh NCS năm 2012 được triển khai tốt, không lặp lại những bất cập đang tồn tại - GS. Nguyễn Trọng Giảng khẳng định. Được biết, số NCS nằm trong diện điều chỉnh chỉ sau thông báo là 2 trường hợp với 17 cán bộ hướng dẫn không đáp ứng đủ các yêu cầu trên tổng số hơn 300 NCS đang thực hiện tại trường này.
Theo ANTD
Kỷ luật cảnh cáo giáo viên sử dụng bằng đại học giả vẫn đứng lớp Liên quan đến vụ việc cô giáo Trần Thị Kim Ngân - GV Trường THCS Nghi Trung (huyện Nghi Lộc) sử dụng bằng giả nhưng vẫn đứng lớp, phòng GD&ĐT huyện Nghi Lộc đã có quyết định kỷ luật với mức cảnh cáo toàn ngành Cô Ngân sử dụng bằng giả để nâng lương nhưng chỉ bị cảnh cáo? Sáng ngày 29/10, ông...