Không nên sử dụng cổng sạc USB công cộng
Văn phòng luật sư Quận Los Angeles (Mỹ) vừa đưa ra cảnh báo mọi người không nên cắm điện thoại và các thiết bị thông minh khác vào những cổng sạc USB công cộng để tránh một số mối nguy tiềm ẩn.
Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tìm ra cách tin tặc tận dụng kết nối USB để đưa các payload (mã khai thác) độc hại vào thiết bị của người dùng mà họ không hề hay biết.
Vài năm gần đây, tại mỗi kỳ Hội nghị bảo mật Black Hat, các nhà nghiên cứu đều công bố nhiều bằng chứng về những hình thức tấn công này, trong đó nổi tiếng nhất là mã độc Mactan được báo cáo năm 2013. Nhìn bề ngoài, cổng sạc USB trông rất bình thường nhưng khi cắm vào lại có khả năng phát tán phần mềm độc hại lên điện thoại.
Năm 2016 nhà nghiên cứu bảo mật Samy Kamkar đã cải tiến ý tưởng này, dựa trên nền tảng nguồn mở Arduino tạo ra một thiết bị tinh vi hơn có tên KeySweeper. Thiết bị có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho smartphone, nhưng đồng thời cũng lạm dụng kết nối không dây để tự động tìm, giải mã và ghi lại toàn bộ tổ hợp phím từ tất cả bàn phím không dây của Microsoft trong phạm vi có thể.
Phần mềm độc hại ở khắp nơi
Cảnh báo của Văn phòng luật sư Quận Los Angeles cung cấp cho người dùng tất cả những phương thức tin tặc sử dụng bộ sạc và cáp USB để lây nhiễm mã độc trên thiết bị.
Những kẻ tấn công sẽ cố ý để bộ sạc độc hại ở những nơi công cộng như khách sạn hoặc sân bay. Khi nạn nhân sử dụng những bộ sạc này, tin tặc sẽ dùng kỹ thuật Juice Jacking để xâm nhập vào thiết bị và đánh cắp thông tin. Ngoài ra, bọn tội phạm cũng có khả năng tải mã độc lên các trạm sạc công cộng, thế nên những cổng sạc USB ở những nơi này cũng tiềm ẩn rủi ro.
Video đang HOT
Ngoài ra, những sợi cáp USB không rõ nguồn gốc cũng có khả năng chứa mã độc. Tương tự như những bộ sạc bị “vô tình” để lại, cáp USB và cáp O.MG cũng là ví dụ cho thấy các phầm mềm độc hại có thể được cài vào thiết bị một cách dễ dàng.
Để tránh trở thành nạn nhân của những phương thức tấn công này, mọi người cần mang theo bộ sạc riêng hoặc sạc dự phòng, không nên cắm dây cáp vào những cổng sạc USB công cộng hoặc dùng những bộ sạc không rõ nguồn gốc.
Theo techsignin
ARM chính thức cho phép đối tác được tùy chỉnh tập lệnh trong bộ xử lý, điều này có lợi gì với người dùng?
Điều này sẽ giúp những nhà sản xuất thiết bị tạo ra được các bộ xử lý phù hợp với nhu cầu của mình, cải thiện hiệu quả năng lượng và hiệu năng xử lý, cũng như thu nhỏ kích thước thiết bị thông minh.
Trong hội nghị ARM Techcon vừa qua, ARM đã đưa ra một thông báo quan trọng: các CPU ARMv8-M và nhiều sản phẩm sắp tới của họ sẽ hỗ trợ các tập lệnh tùy chỉnh trong tương lai gần. ARM cho rằng điều này sẽ mang lại những ứng dụng quan trọng, đặc biệt cho các lĩnh vực IoT, 5G và máy học. Thử tưởng tượng đến các tai nghe VR nhỏ hơn, những thiết bị bảo mật hơn và được mã hóa tốt hơn.
ARM hiện đang là công ty chịu trách nhiệm cho việc thiết kế đại đa số các bộ xử lý trên di động và thiết bị smarthome. Bằng cách trao lại cho các nhà OEM khả năng tùy chỉnh các tập lệnh của riêng họ, những thiết bị này có thể sẽ mạnh hơn và hiệu quả hơn đáng kể đối với một vài chức năng nhất định trong tương lai.
Cùng với việc mở cửa hơn với các nhà OEM, công ty cũng sẽ chấp nhận mô hình Governance Model cho hệ điều hành MBed OS của họ (nền tảng mã nguồn mở miễn phí cho IoT). Trong tương lai, phản hồi của các đối tác phần cứng sẽ có ảnh hưởng một phần đến MBed. ARM muốn cho thấy rằng, họ đang làm việc về những đề xuất từ các đối tác để hình thành nên các thiết bị tối ưu pin năng lượng thấp.
Điều này có tác dụng gì đối với các nhà sản xuất thiết bị
Các bộ xử lý hoạt động bằng cách nhận tập lệnh từ bộ nhớ và sau đó thực thi chúng một cách tuần tự. Tốc độ xung nhịp càng cao, bộ xử lý càng nhanh hoàn thành chuỗi tập lệnh đó.
Nhưng xung nhịp bộ xử lý không phải là yếu tố duy nhất. Các bộ xử lý được thiết kế thông minh sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để gia tăng thêm hiệu năng, ví dụ như khả năng xử lý song song ở cấp độ tập lệnh để cho phép một số tập lệnh nhất định được thực hiện đồng thời.
Hơn nữa việc tùy chỉnh tập lệnh cũng mang lại hiệu năng cao hơn. Do các bộ xử lý ARM sẽ cần tương thích với một số lượng lớn các sản phẩm khác nhau, vì vậy các tập lệnh "tiêu chuẩn" sẽ cần tương đối phổ quát (cho dù cũng hay thay đổi). Do vậy các nhà phát triển cần sử dụng nhiều tập lệnh đơn giản để thực hiện các tác vụ phức tạp hơn. Điều này sẽ làm giảm hiệu năng và hiệu quả thực thi nhiều tác vụ.
Trong trường hợp bộ xử lý phần cứng được thiết kế riêng cho thiết bị mà nó phục vụ, những tập lệnh đó mang lại hiệu quả vượt trội khi thực thi một số tác vụ cụ thể. Bởi vì nó loại bỏ một cách hiệu quả một lớp tập lệnh trừu tượng. Đó là lý do tại sao GPU lại thực hiện các tác vụ liên quan đến đồ họa tốt hơn nhiều so với một CPU phổ thông, ngay cả khi xung nhịp và số lượng bóng bán dẫn có thể thấp hơn.
Các tập lệnh tùy chỉnh vốn không phải quá mới mẻ và đã tồn tại trên những bộ xử lý từ nhiều năm nay. Thông thường, nó yêu cầu việc tích hợp cẩn thận giữa phần cứng và phần mềm, các bộ biên dịch tùy chỉnh và các công cụ gỡ lỗi, và nhiều điều khác.
Việc tùy chỉnh tập lệnh có thể giúp các nhà sản xuất loại bỏ nhu cầu sử dụng các bộ đồng xử lý, giảm chi phí, tăng hiệu quả vận hành.
ARM nhắm đến việc làm quá trình này trở nên đơn giản hơn đối với các nhà phát triển, trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên các tập lệnh tiêu chuẩn. Giải pháp sắp tới sẽ đi kèm với việc hỗ trợ cho các bộ biên dịch và các bộ gỡ lỗi tiêu chuẩn, và chạy các tập lệnh mới bên cạnh những tập lệnh tiêu chuẩn.
Người dùng được lợi gì từ động thái này của ARM?
Các thay đổi này không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa cho các ứng dụng IoT, mà còn cả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thiết bị VR/AR, và nhiều hơn nữa. ARM cũng không loại trừ việc áp dụng các thành quả trên vào những bộ xử lý Cortex-A. Điều này cũng có nghĩa là chúng hoàn toàn có thể xuất hiện trên smartphone.
Việc tùy chỉnh tập lệnh được xem như động thái đón đầu kỷ nguyên điện toán mới của ARM.
Nhưng hiện tại, trọng tâm của sáng kiến này tập trung vào IoT và các thiết bị cỡ nhỏ. Đây là lĩnh vực cần đến mức độ hiệu quả năng lượng cao đi kèm với hiệu năng vừa phải trong các dạng kích thước nhỏ. Đại diện ARM cho biết, chúng ta có thể bắt đầu thấy các thiết bị VR mạnh mẽ hơn nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Với tiềm năng về một thế giới, nơi có thể có hàng nghìn tỷ thiết bị đang được kết nối với nhau - từ bút thông minh cho đến cả dép thông minh - việc sử dụng cùng một thiết kế bộ xử lý cho tất cả các thiết bị đó là điều không khả thi. Chính vì vậy đây được xem là bước đi chuẩn bị của ARM cho thời đại IoT ở mọi nơi đó.
Giải pháp này có thể xuất hiện trên bộ xử lý Cortex M33 ra mắt vào nửa đầu năm 2020 nhưng không làm gia tăng phí cấp phép. Kết hợp với mô hình quản trị MBed OS Partner Governance Model, điều này có thể mở ra nhiều khả năng mới rất thú vị. Khi được tùy chỉnh theo các yêu cầu cụ thể của mỗi công ty đang tạo ra các thành phố thông minh và những thiết bị thực tế tăng cường, họ có thể cải thiện mức độ hiệu quả năng lượng, bảo mật và cả hiệu năng nữa.
Theo GenK
Hàn Quốc chi mạnh nhằm hiện thực hóa kế hoạch Thành phố thông minh siêu kết nối Seoul Wifi công cộng miễn phí sẽ có mặt ở tất cả các ngõ ngách của thành phố Seoul, Hàn Quốc kể từ năm 2022, thời điểm thành phố trở thành một đô thị thông minh siêu kết nối. Chính quyền thành phố Seoul ngày 7/10 thông báo sẽ đầu tư 102,7 tỷ Won (859 triệu USD) trong 3 năm tới để thành lập...