Không nên mơ World Cup 2022, hãy coi đó là bản lề cho tuyển Việt Nam hướng tới World Cup 2026
Việc đội tuyển Việt Nam vượt qua vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng đây sẽ là bước chuẩn bị tốt cho chiến dịch World Cup 2026, khi FIFA nâng tổng số đội tham dự từ 32 lên 48.
Đã gần 2 ngày trôi qua kể từ khi lá thăm đưa đội tuyển Việt Nam vào bảng B vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Có vài ý kiến cho rằng bảng đấu này dễ thở hơn bảng A. Dù vậy, đó cũng chỉ là một trong nhiều kết quả bốc thăm có thể xảy ra với thầy trò HLV Park Hang-seo, vốn đã chẳng có kết quả nào là tốt nhất.
Các đối thủ đều vượt trội về đẳng cấp so với đội bóng áo đỏ. Chỉ tính riêng trong bảng B, 4 trong số những đối thủ đều đã từng góp mặt tại vòng CK World Cup, 3 trong số đó còn tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh nhiều như “đi chợ”.
Kết quả bốc thăm chia bảng vòng loại thứ 3 World Cup 2022
Tất nhiên, người hâm mộ có quyền được nghĩ tới những viễn cảnh tươi đẹp nhất, vì làm gì có ai đánh thuế giấc mơ. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá mức có thể gây tác dụng ngược. Nhìn vào thực tế, đội tuyển Việt Nam mới có lần đầu tiên tham dự vòng loại cuối cùng của một kỳ World Cup, kể từ khi tham dự vòng loại lần đầu tiên vào năm 1994.
Tại đại hội thường niên năm 2019, VFF đã đặt mục tiêu chiến lược cho ĐT Việt Nam là giành vé tới World Cup 2026. Đây là năm World Cup mở rộng từ 32 lên 48 đội, số suất dành cho khu vực châu Á sẽ tăng từ 4,5 lên 8,5, cơ hội cũng sẽ nhiều hơn cho ĐT Việt Nam. Trưởng đoàn ĐT Việt Nam – chuyên gia bóng đá Nguyễn Sỹ Hiển cũng đã cho rằng, nên xem vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là bước chuẩn bị cho tương lai.
Cọ xát và học hỏi có thể được thực hiện theo nhiều cách. Trước khi cọ xát trong các cuộc đụng độ trên sân cỏ, đúc kết lịch sử của các đội tuyển cùng bảng cũng là một cách làm. Việc tìm hiểu về con đường đến với lần đầu tiên lọt vào vòng CK World Cup của các đối thủ thường xuyên tham dự giải đấu này như Nhật Bản, Australia, Saudi Arabia sẽ mang lại cho bóng đá Việt Nam rất nhiều bài học giá trị.
Đội tuyển Nhật Bản:
Lẽ ra đội tuyển Nhật Bản đã có lần đầu tham dự World Cup sớm hơn 4 năm. Thế nhưng, trong trận đấu cuối cùng diễn ra tại Doha (Qatar) của vòng loại kỳ 1994, các Samurai xanh đã để ĐT Iraq gỡ hòa 2-2 ở những phút cuối cùng.
Kết quả này đã khiến chiếc vé đến Mỹ của ĐT Nhật Bản rơi vào tay đại kình địch ĐT Hàn Quốc, đội bóng lẽ ra sẽ bị loại. Sự kiện này được truyền thông xứ phù tang gọi là “Bi kịch Doha”, còn phía Hàn Quốc nhắc đến với cái tên “Phép màu Doha”.
Mặc dù không đạt được mục tiêu cuối cùng, nhưng xét về tổng thể, chiến dịch vòng loại 1994 là một thành công lớn trong quá trình xây dựng, phát triển bóng đá của Nhật Bản. Năm 1993, LĐBĐ Nhật Bản JFA loại bỏ hoàn toàn hệ thống giải đấu bán chuyên cũ để thành lập giải vô địch chuyên nghiệp J.Leauge theo mô hình của Bundesliga. Các tập đoàn sở hữu trao quyền tự quyết cho các CLB, các đội bóng không đủ tiềm lực để theo đuổi mô hình chuyên nghiệp tự giác xin xuống hạng và rất nhiều biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh khác đã được tiến hành.
LĐBĐ Nhật Bản đã cải cách triệt để vào năm thập niên 1990, thành quả là việc trình làng thế hệ vàng của những Hidetoshi Nakata, Shunsuke Nakamura, Shinji Ono hay Junichi Inamoto (Ảnh: AFC)
Cuộc cải cách này có tác động trực tiếp đến chất lượng cầu thủ Nhật Bản, đội tuyển quốc gia của họ đã đón nhận những chuyển biến rõ rệt. Ở vòng loại World Cup Italia 1990, ĐT Nhật Bản bị loại ở vòng đầu tiên, thắng 2 hòa 3 thua một sau 6 trận nhưng đến vòng loại kỳ 1994 họ đã lọt vào vòng đấu cuối cùng sau khi bất bại 8 trận vòng 1 (thời điểm này vòng loại World Cup khu vực châu Á chỉ có 2 vòng).
Sau sự kiện tại Doha, JFA càng quyết tâm mạnh tay hơn trong công cuộc phát triển của mình. Họ đặt ra “Tầm nhìn trăm năm”, mục tiêu là đến năm 2092 sẽ có 100 CLB chuyên nghiệp tại Nhật Bản, cũng như đẩy mạnh xuất ngoại các cầu thủ xuất sắc. Kết quả là 4 năm sau, ĐT Nhật Bản đã biến giấc mơ World Cup thành hiện thực khi xuất hiện ở vòng CK năm 1998 trên đất Pháp, và từ đó đến nay họ đã không bỏ lỡ một kỳ nào.
Video đang HOT
Đội tuyển Australia:
Mặc dù có lần đầu tham dự World Cup khá sớm, tại giải đấu năm 1974 ở Tây Đức, nhưng bóng đá Australia nói riêng và bóng đá thế giới nói chung vào giai đoạn này vẫn chưa có được sự định hình, nhiều yếu tố đã không còn phù hợp với bóng đá hiện đại. Có lẽ hành trình trở lại sân chơi thế giới của họ sau 32 năm vắng bóng sẽ đáng để học hỏi hơn.
Sau lần đầu tiên tham dự, ĐT Australia phải đợi đến tận World Cup 2006 cũng tại Đức mới có lần thứ 2. Màn trở lại thành công này cũng bắt nguồn từ việc LĐBĐ Australia cải tổ giải quốc nội. Giải vô địch Australia đã thay nhiều cái tên và trải qua nhiều lần đổi thể thức thi đấu trước khi ổn định dưới cái tên National Soccer League vào năm 1974, chỉ ngay sau lần đầu tiên đội tuyển xứ chuột túi giành vé dự World Cup. Giải đấu này có giai đoạn thập niên 1980 khá thành công trước khi lao dốc vì thiếu tài trợ và những vấn đề liên quan đến bản quyền truyền hình, hệ quả là sự yếu kém của đội tuyển quốc gia.
Thành công tại vòng loại World Cup của ĐT Australia cũng gắn liền với việc thay đổi giải quốc nội và thế hệ vàng của họ (Ảnh: Getty Images)
Năm 2005, A-League được ra mắt để thay thế NSL, với 8 đội bóng đầu tiên chia đều cho 8 thành phố lớn (bao gồm 1 CLB của New Zealand). Mục đích của cách làm này là để đẩy mạnh sự phổ biến của bóng đá ra khắp nước Australia – quốc gia mà môn cricket và rugby mới là môn thống trị và tạo cơ hội cho các đội bóng phát triển bản sắc tại chính địa phương của họ.
Ngoài ra, bằng mối liên hệ mật thiết với Vương quốc Anh và các nước châu Âu, bóng đá Australia đã cho xuất ngoại thành công những cầu thủ giỏi của mình vào đầu và giữa những năm 2000. Tiêu biểu cho lớp cầu thủ này là thế hệ vàng của những Harry Kewell, Mark Viduka, Mark Schwarzer hay Tim Cahill.
Chính thế hệ đó đã đưa Australia trở lại bản đồ bóng đá thế giới. Sau 3 lần liên tiếp thất bại tại vòng play-off liên lục địa, đội tuyển Australia đã chiến thắng loạt play-off World Cup 2006 trước đại diện Nam Mỹ – Uruguay. Kết thúc giải đấu tại Đức, LĐBĐ Australia chính thức rời bỏ khu vực châu Đại Dương để gia nhập LĐBĐ châu Á AFC để có cơ hội thi đấu với các đối thủ mạnh hơn.
Đội tuyển Saudi Arabia:
Đội tuyển Saudi Arabia lần đầu tiên lọt vào vòng loại cuối cùng tại vòng loại World Cup 1982. Sau khi vượt qua bảng 2 với tư cách đầu bảng, họ phải chấp nhận ngồi nhà xem TV sau vòng loại cuối do xếp chót bảng với chỉ 1 trận hòa và 5 trận thua (giai đoạn này vòng loại cuối khu vực châu Á chỉ có 1 bảng đấu).
Năm 1990 một lần nữa Saudi Arabia lọt vào vòng loại cuối, nhưng kết quả cũng không khác vòng loại 1982 là bao. Đội tuyển này xếp áp chót với thành tích 1 thắng, 2 hòa, 2 thua. Sau nhiều lần cố gắng, ở vòng loại thứ 2 và cũng là cuối cùng của World Cup 1994, đội bóng vùng Vịnh này đã xuất sắc đứng đầu bảng và giành vé đến vòng chung kết. Ngay lần đầu tiên tham dự World Cup trên đất Mỹ, họ đã gây tiếng vang lớn khi đánh bại tuyển Bỉ và Morocco để lọt vào vòng knock-out, đây cũng là thành tích tốt nhất của họ tại các lần dự giải.
ĐT Saudi Arabia tham gia giải đấu quốc tế đầu tiên vào năm 1984, nhưng chỉ 10 năm sau họ đã góp mặt tại 1 vòng CK World Cup (Ảnh: Getty Images)
Và điều đội tuyển Việt Nam nên hướng tới…
Rõ ràng các đối thủ cùng bảng B của Việt Nam đều không đạt được mục tiêu dự World Cup một cách nhanh chóng, mà phải trải qua một quãng thời gian dài cạnh tranh tại các vòng loại. Người hâm mộ như đang được quay lại giai đoạn cuối những năm 1990 – đầu 2000, khi mà đội tuyển Việt Nam tham dự các giải đấu khu vực với mục tiêu cọ xát và học hỏi. Các chàng trai áo đỏ đã từng e sợ ĐT Thái Lan tại SEA Games, nhìn giấc mơ Tiger Cup (tiền thân của AFF Cup) tan vỡ trong trận chung kết 1998 với Singapore do cái lưng của Sasi Kumar, hay có thể bị đánh bại bởi Indonesia hay Malaysia bất cứ lúc nào.
Nhưng quy luật của cuộc sống là tích lũy, kế thừa và phát triển. Với đường lối đúng đắn, đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây, chú trọng vào đầu tư cho bóng đá trẻ và nỗ lực nâng cao chất lượng V.League, bóng đá Việt Nam đã thực sự lột xác.
Qua từng thế hệ, đội tuyển Việt Nam lại đạt được những cột mốc mới. Từ thế hệ Tài Em, Công Vinh, Minh Phương,… mang về chiếc cúp AFF Cup đầu tiên năm 2008 cho đến dấu son lịch sử lần đầu tiên giành vé đến vòng loại thứ 3 World Cup 2022 của thầy trò HLV Park Hang-seo, tất cả đều phải trải qua giai đoạn bản lề.
Và vòng loại cuối cùng vào tháng 9 chính là 1 bước đệm tuyệt vời, không phải cho vòng chung kết 2022 tại Qatar, mà là cho kỳ 2026 được tổ chức bởi liên minh 3 nước Bắc Mỹ gồm Hoa Kỳ, Canada và Mexico.
Các cầu thủ nên thi đấu với tâm lý thoải mái, tập trung học hỏi để làm quen với sự khốc liệt tại loại thứ 3 World Cup 2022 và không nên bị đè nặng bởi kỳ vọng của người hâm mộ. Quá trình này sẽ giúp ĐT Việt Nam có một đội hình đủ chiều sâu để chinh phục 1 suất dự vòng CK vào năm 2026.
Các cầu thủ trụ cột như Xuân Trường, Quang Hải, Văn Toàn, Duy Mạnh,… sẽ đạt độ chín vào năm 2026 (Ảnh: Hiếu Lương)
Thời điểm đó, những trụ cột sinh trong giai đoạn 1995-1997 sẽ vào đến độ chín của sự nghiệp cầu thủ. Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường khi ấy sẽ 30 tuổi, Văn Toàn, Tiến Linh 29 tuổi và Quang Hải sẽ sang tuổi 28.
Họ sẽ là những đàn anh vững chắc cho lứa cầu thủ sinh sau năm 2000. Giải U19 vô địch QG 2021 vừa qua đã trình làng những gương mặt trẻ vô cùng triển vọng như Nguyễn Quốc Việt (Nutifood), Nguyễn Thanh Nhàn (PVF),… Đây cũng là lứa cầu thủ được VFF xác định cần đầu tư trọng điểm tại đại hội thường niên năm 2019. Sức trẻ của họ sẽ mang lại sự tươi mới cho ĐT Việt Nam tại chiến dịch World Cup 2026.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý là phải liên tục cải thiện chất lượng hệ thống giải quốc nội, bao gồm cả các giải trẻ. Những giải đấu chất lượng sẽ sinh ra nội lực, từ kinh tế cho các CLB đến chất lượng chuyên môn của các cầu thủ sẽ được nâng cao. Bên cạnh đó, nhà báo Phạm Tuấn Đạt (truyền hình K ) đặt vấn đề: Liệu 5 năm tới HLV Park Hang-seo có còn gắn bó với bóng đá Việt Nam hay không? và nếu không chúng ta sẽ tiếp nối di sản của ông như thế nào, cũng cần được tính toán kỹ lưỡng.
Cứ từng lớp, từng lớp cầu thủ được thường xuyên tham dự vòng loại cuối cùng World Cup và các giải đấu lớn như vậy, ĐT Việt Nam sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ. Giống như một thau nước tĩnh lặng, nếu chúng ta đưa tay khua nước với nhịp độ tăng dần, những gợn sóng nhỏ sẽ mạnh lên và trở thành những cơn sóng lớn. Bóng đá Việt Nam cũng vậy, nếu kiên nhẫn bước từng bước một, đến một thời điểm nào đó, những cơn sóng màu đỏ sẽ tràn ra khỏi cái thau châu Á, và khi đó, cả thế giới sẽ nghe thấy tiếng Việt Nam.
Vòng loại cuối cùng World Cup 2022 sẽ là bản lề cho chiến dịch World Cup 2026 của ĐT Việt Nam (Ảnh: Hiếu Lương)
Fan Nhật Bản: "Việt Nam mà đá hết mình thì cũng chưa biết được thế nào đâu nhé"
Kết quả bốc thăm vòng loại thứ 3 World Cup 2022, đội tuyển Nhật Bản đã nằm cùng bảng B với đội tuyển Việt Nam.
Đội tuyển Nhật Bản đã nằm cùng bảng B với các đội tuyển Việt Nam, Australia, Saudi Arabia và Oman. Ngay khi kết quả bốc thăm này được đăng tải trên Twitter chính thức của đội tuyển Nhật Bản, người hâm mộ Nhật Bản đã tỏ ra vô cùng mừng rỡ khi tránh được đại kình địch Hàn Quốc.
Ngược lại, họ cho rằng bảng đấu của các "Samurai Xanh" cũng không hề nhẹ ký. Bên cạnh Saudi Arabia, Oman, Trung Quốc, fan bóng đá xứ mặt trời mọc cho rằng sự có mặt của đội tuyển Việt Nam sẽ là một ẩn số khó lường.
Một số bình luận dưới dòng tweet của Twitter chính thức ĐT Nhật Bản (Ảnh: chụp mành hình)
Một tài khoản đã tweet rằng: "Việt Nam nếu thi đấu hết sức mình, họ sẽ tạo ra được rất nhiều điều bất ngờ. Chính vì vậy mà ĐT Nhật Bản không thể chủ quan.". Một tài khoản khác thì khuyên ĐT Nhật Bản cảnh giác cao độ, do lần gần nhất gặp ĐT Việt Nam, đội bóng áo xanh đã phải rất vất vả mới giành được chiến thắng.
Trận đấu mà người hâm mộ đó nhắc tới chính là trận tứ kết Asian Cup 2019 tại UAE. Đội tuyển Việt Nam đã thi đấu quả cảm, khiến đội tuyển Nhật Bản phải nhờ đến bàn thắng trên chấm phạt đền của Ritsu Doan mới có thể bước vào bán kết. Đội tuyển Việt Nam thậm chí còn tung ra được nhiều cú sút hơn (12 so với 11) dù chỉ có 31% thời gian cầm bóng.
Sau khi lễ bốc thăm kết thúc, thời gian diễn ra 2 trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Nhật Bản cũng được ấn định. Hai đội sẽ gặp nhau vào ngày 11/11/2021 và 29/3/2022.
Đội tuyển Việt Nam từng gây khó dễ cho tuyển Nhật Bản tại tứ kết Asian Cup 2019
Đồ họa: Phúc Phạm
Lịch thi đấu của vòng loại thứ 3 World Cup 2022:
-Lượt trận thứ 1: 2/9/2021 ĐT Saudi Arabia vs ĐT Việt Nam
-Lượt trận thứ 2: 7/9/2021 ĐT Việt Nam vs ĐT Australia
-Lượt trận thứ 3: 7/10/2021 ĐT Trung Quốc vs ĐT Việt Nam
-Lượt trận thứ 4: 12/10/2021 ĐT Oman vs ĐT Việt Nam
-Lượt trận thứ 5: 11/11/2021 ĐT Việt Nam vs ĐT Nhật Bản
-Lượt trận thứ 6: 16/11/2021 ĐT Việt Nam vs ĐT Saudi Arabia
-Lượt trận thứ 7: 27/1/2022 ĐT Australia vs ĐT Việt Nam
-Lượt trận thứ 8: 1/2/2022 ĐT Việt Nam vs ĐT Trung Quốc
-Lượt trận thứ 9: 24/3/2022 ĐT Việt Nam vs ĐT Oman
-Lượt trận thứ 10: 29/3/2022 ĐT Nhật Bản vs ĐT Việt Nam
Hàng thủ tuyển Việt Nam thành tích ngang Nhật Bản, chỉ kém Hàn Quốc Hàng thủ vững chắc chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam dẫn đầu bảng G và đến rất gần với tấm vé vào vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á. Ở trận gặp Indonesia, đội tuyển Việt Nam đã dội "cơn mưa bàn thắng", và lần đầu ghi tới 4 bàn ở vòng...