Không nên lạm dụng thức ăn kiêng
Thực phẩm ăn kiêng mang nhiều lợi ích cho người sử dụng nên ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, thức ăn kiêng lại gây phản tác dụng với người dùng.
Bệnh nhẹ thành… bệnh nặng
Trước đây, thực phẩm ăn kiêng dành cho người bệnh béo phì, đái tháo đường, gout… phần lớn chỉ nhập từ nước ngoài, phải tìm “đỏ mắt” mới có và giá bán rất cao, nay mặt hàng này đã được các doanh nghiệp trong nước sản xuất đại trà với giá bán chỉ bằng phân nửa. Tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị… và cả trên mạng, thức ăn kiêng các loại được rao bán rất nhiều.
Theo khảo sát của chúng tôi, thị trường thực phẩm ăn kiêng hiện có rất nhiều chủng loại hàng như: Bánh quy, bánh xốp, bột ngũ cốc, nước ép trái cây, cà phê hòa tan, bia… Thậm chí, có cả những sản phẩm chỉ xuất hiện theo mùa như bánh trung thu cho người ăn kiêng.
Người bệnh dùng thực phẩm ăn kiêng cần có sự tư vấn của bác sĩ
Tuy nhiên, có một thực tế đáng ngại là phần lớn người bán hàng không có kiến thức chuyên môn để hướng dẫn cho khách hàng chọn mua thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh lý của họ và tư vấn cách dùng hợp lý. Theo bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, bánh chứa đường ăn kiêng dành cho bệnh nhân đái tháo đường vẫn làm tăng đường huyết nếu dùng quá số lượng, thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm. Ví dụ, đối với kẹo ngậm resoni thì không được ngậm quá 8 viên/ngày, bánh quy bơ sữa không được ăn quá 4 gói/ngày…
Video đang HOT
Vẫn phải đảm bảo đủ dưỡng chất
Bác sĩ Thủy cho biết, hiện nay có một số loại thực phẩm giảm cân được sử dụng thay thế hoàn toàn chế độ ăn của người bệnh. Các thực phẩm này thường có tác dụng tức thì như làm giảm cân nhanh cho người béo phì. Nhưng nếu áp dụng hình thức này trong một thời gian ngắn khoảng 1-2 tuần, bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi và không thể hoạt động, làm việc bình thường, còn về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Vì thế, dù ăn kiêng nhưng người bệnh vẫn phải chọn sản phẩm chứa đủ hàm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu như: Đạm, các vitamin, khoáng chất… để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Các thực phẩm này thường vẫn đảm bảo dưỡng chất nhưng riêng chất bột đường và béo thì có hàm lượng rất thấp và tăng chất xơ để giúp no.
Lời khuyên của các nhà chuyên môn là: Trước khi muốn dùng thực phẩm ăn kiêng, người bệnh nên gặp các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn kiêng cho phù hợp. Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời khi phát hiện các biến chứng gây nguy hiểm cho sự phát triển của cơ thể, vì mỗi bệnh có một biện pháp ăn kiêng khác nhau.
Chẳng hạn, người bệnh béo phì cần có chế độ ăn giảm năng lượng nhưng vẫn đủ chất cần thiết, tăng rau; người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn ổn định chất bột đường trong mỗi bữa ăn và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đường huyết không tăng quá cao một lúc, ăn nhiều rau; người bệnh tim mạch cần giảm béo động vật, giảm muối và tăng rau; người bệnh gout cần giảm đạm động vật…
Ngoài ra, khi chọn thực phẩm ăn kiêng, người mua nên tìm những sản phẩm có ghi rõ thành phần phụ gia trên bao bì, khuyến cáo cụ thể về hàm lượng dùng… để dễ kiểm soát trong quá trình dùng.
Theo Thanh niên
5 lý do để nói "không" với nước ngọt
Nếu không muốn là "nạn nhân" của chứng bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch... thì tốt nhất hãy cảnh giác trước khi quyết định uống nước ngọt.
Béo phì
Nghiên cứu của một trường đại học Texas Mỹ cho kết quả rằng sử dụng nước ngọt đóng lon chính là "thủ phạm" khiến bạn tăng 32,8% nguy cơ mắc chứng bệnh béo phì.
Đặc biệt với với đồ uống là nước giải khát không có đường (như soda) thì con số này tăng lên đến 54,5%. Vậy nên nước ngọt nói chung và nước ngọt không có đường không bao giờ có lợi cho sức khỏe nói chung.
Không có bất cứ tác dụng nào cho sức khỏe
Hầu hết các loại nước ngọt đều có chứa lượng lớn calo, ước tính trung bình cứ 600 ml nước ngọt thì có chứa 250 đơn vị calo, ngoài đường và caphein thì chúng chẳng có chứa bất cứ loại khoáng chất và dưỡng chất nào khác.
Ảnh minh họa
Gây nghiện
Các loại đồ uống là nước ngọt đều có khả năng gây nghiện do chúng có chứa hàm lớn cafein.
Điều này lý giải vì sao một số người sau khi ngưng uống những loại đồ uống này thường có cảm giác thèm chúng, đau đầu, stress, suy nhược, bồn chồn...đó là những biểu hiệu rõ rệt của "chứng nghiện nước ngọt".
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường
Theo báo cáo của Tố Chức Tim Mạch thế giới năm 2007 thì những người có thói quen uống nước ngọt mỗi ngày đồng nghĩa với việc có nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường gấp 44% so với những người khác.
Giảm số lượng "con giống"
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia người Đan Mạch chỉ ra rằng với những quý ông uống nhiều hơn 1l nước ngọt mỗi ngày sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh trùng.
Cụ thể là ở họ số lượng tinh trùng sẽ suy giảm 30% so với những người không uống nước ngọt.
Lưu ý: Thay vì uống nước ngọt bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi (không nên thêm đường) sẽ giúp bạn tránh được những hệ lụy không tốt cho sức khỏe, thậm chí còn bổ sung cho cơ thể bạn hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ... là những "thần dược" cho sức khỏe và nhan sắc.
Theo VTC
Ăn nhiều trứng có thể hại gan Lương y, thầy thuốc ưu tú Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho biết, nhiều người cho rằng trứng bổ dưỡng, dễ tiêu nên thường ăn hằng ngày... Thậm chí có nhiều gia đình, trẻ không thích ăn gì ngoài trứng nên ngày nào cũng cho con ăn 2 - 3 quả trứng mà không hiểu trứng có tính bổ cao...