Không nên cho trẻ nhiễm HIV vừa bú mẹ, vừa ăn sữa ngoài
Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhiễm HIV có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển và tăng sức đề kháng, làm chậm quá trình chuyển sang AIDS.
Trẻ nhiễm HIV cần được nuôi dưỡng bằng các thức ăn tươi, bảo đảm vệ sinh thực phẩm, không dùng các thức ăn sống hoặc lưu trữ trong tủ lạnh, thức ăn tái, rau sống… Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ nhiễm HIV cho con bú có thể làm lây HIV cho con qua sữa mẹ, vì vậy có thể lựa chọn theo hai cách là cho ăn sữa ngoài hoặc bú mẹ.
Nếu đủ điều kiện, nên cho trẻ ăn các loại sữa khác để tránh cho trẻ không bị lây truyền HIV qua sữa mẹ, nhưng nhược điểm là trẻ dễ bị nhiễm khuẩn nếu pha sữa không đúng công thức, không vệ sinh. Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có các yếu tố chống nhiễm khuẩn giúp trẻ phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn và không mất tiền, nhưng nhược điểm là nguồn lây HIV từ mẹ sang con.
Tốt nhất không nên cho trẻ có mẹ nhiễm HIV bú song song với sữa công thức
Khi đã chọn cách cho trẻ bú mẹ, cần cho bú mẹ hoàn toàn, tuyệt đối không bú song song với sữa công thức, không cho trẻ ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước lọc. Cho bú đúng cách, tránh để viêm nhiễm và xây xát đầu vú. Cần phải phát hiện và điều trị sớm viêm loét, tưa miệng ở trẻ.
Có thể diệt HIV bằng cách vắt sữa mẹ bằng tay hoặc dùng bơm, đun sôi rồi làm nguội ngay bằng cách ngâm cốc sữa vào nước lạnh. Chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một vài tháng đầu vì thời gian bú mẹ càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao. Sau khi cai sữa, cho trẻ ăn sữa khác thay thế.
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, thực phẩm cho trẻ cần đủ 4 nhóm. Nấu bột hay cháo cần có thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ, trứng hoặc lạc, vừng; rau, củ, quả như rau ngót, rau dền, rau muống, bí ngô. Thêm 1 – 2 thìa mỡ hay dầu ăn. Quả chín đặc biệt tốt cho trẻ nhiễm HIV.
Video đang HOT
Trên 2 tuổi, trẻ ăn 3 bữa chính cùng gia đình, mỗi bữa từ 1-2 bát, ưu tiên thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu và rau xanh. Giữa các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ là sữa, bánh, quả chín.Bữa ăn phải chế biến đảm bảo vệ sinh và đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm từ các loại thịt, đậu đỗ, chất béo, vitamin, chất khoáng và chất xơ. Ngoài ra, cần cho trẻ uống mỗi ngày từ 6-8 cốc nước (200ml/cốc) gồm nước đun sôi, nước rau và nước quả.
"Bác sĩ ơi, tại sao con phải sống?"
Em bộc bạch với bác sĩ: "Dạ, con không uống thuốc để nhanh chết đi. Bác ơi, tại sao con phải sống?"
Một cô bé 14 tuổi là trẻ mồ côi, sống với bà ngoại nhưng có nghị lực vươn lên mạnh mẽ. Ảnh BSCC, chụp trước thời điểm dịch COVID-19.
15 năm chăm sóc trẻ có HIV, bác sĩ Dư Tuấn Quy, Phó khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 là một trong số ít người gắn bó lâu năm nhất ở đây với công việc này.
Anh chứng kiến từng gương mặt đứa nhỏ với câu chuyện của gia đình mà hầu hết là bi kịch, cứ xếp dày lên sau nhiều năm.
Một trong những ca anh nhớ mãi là cô bé Trần Thiên Thanh (quê Đồng Tháp - tên của bệnh nhi đã được thay đổi).
Cô bé 15 tuổi gương mặt xinh xắn nằm bất động trên giường bỗng nhiên bệnh trở nặng, hơi thở nặng nhọc. Vừa kê cao đầu cho em, bác sĩ Dư Tuấn Quy đã nghe rột roạt cả loạt viên thuốc ARV (thuốc điều trị bệnh HIV) rơi xuống nền gạch.
Em ngước nhìn bác sĩ khi nghe hỏi: "Con ơi, sao còn nhiều thuốc quá vậy nè. Con quên uống thuốc hả?"
Thanh gật đầu, thừa nhận mình đã lén không uống thuốc nhiều ngày liên tiếp để không phải sống nữa. Em hỏi bác sĩ Quy: "Dạ, con không uống thuốc để nhanh chết đi. Bác ơi, tại sao con phải sống?"
Thanh được phát hiện có mang virus HIV khi đang là học sinh lớp 10 một trường chuyên tại TPHCM. Ba mẹ em không có HIV, vậy em bị lây từ đâu?
Nhà em ở tỉnh Đồng Tháp, lên trọ nhà chú ruột giàu có ở TPHCM để đi học. Người này giàu có và làm việc trong một sòng bạc.
Một ngày, một thanh niên có HIV đã cưỡng hiếp em nhưng Thanh không dám nói với ai. Đến khi đi khám bệnh, em mới phát hiện ra virus HIV đã len lỏi vào trong cơ thể. Suốt 6 tháng nằm ở Bệnh viện Nhi đồng 1, cô bé buồn bã, không mở lòng với ai.
Các bác sĩ khoa Nhiễm - Thần kinh không chỉ điều trị bệnh mà còn động viên để Thanh vượt qua cú sốc tâm lý. Sau thời gian điều trị, Thanh được đưa trở về quê để tiếp tục việc học.
Hiện tại, em đã tốt nghiệp đại học.
Một bệnh nhi năm xưa từng điều trị tại phòng khám đến thăm BS Dư Tuấn Quy. Ảnh BSCC, chụp trước thời điểm dịch COVID-19.
Những trường hợp tiếp tục điều trị bằng thuốc ARV để sau này vào được đại học như Trần Thiên Thanh, theo nhẩm đếm của bác sĩ Dư Tuấn Quy là khoảng 5 em, trong đó có một trường hợp trẻ quyết định theo ngành y.
Em trở thành điều dưỡng và quay trở về làm việc tại nơi đã cưu mang em ngày còn thơ là Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM.
Nguyện vọng của em là được chăm sóc cho những trẻ có hoàn cảnh giống như mình, vì chính em cũng là trẻ có HIV nhưng đã sống được dù cha mẹ đều qua đời khi em còn nhỏ.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy băn khoăn: đa phần những trẻ HIV đều có hoàn cảnh rất đặc biệt. Trong số đó, hơn 1/2 trẻ bị mồ côi cha mẹ. Khoảng 5% trẻ có HIV đang phải sống một mình, không người thân, phải tự buôn chải.
Trong số những trẻ HIV từng đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đến nay đã có 30% số trẻ này đến tuổi vị thành niên.
Bên cạnh trẻ có HIV là từ mẹ truyền sang con, các nguyên nhân khiến trẻ có HIV có rất nhiều chuyện oái ăm. Như có em bị nhiễm khi được truyền máu từ người cho là ông xe ôm gần nhà có HIV hoặc có khi ngay cả chính mẹ ruột cũng không hề biết con mình có bệnh này.
Trẻ nhiễm HIV cần chăm sóc như thế nào? Trẻ nhiễm HIV có nhu cầu năng lượng cao hơn 10% thậm chí khi trẻ đang sụt cân nhu cầu năng lượng sẽ tăng thêm 50 đến 100% so với trẻ bình thường. Ăn kém hoặc cung cấp khẩu phần ăn thấp là những nguyên nhân quan trọng gây sút cân ở trẻ nhiễm HIV. Đối với trẻ nhiễm HIV thì việc bú...