Không nên ăn quả hồng khi bụng đói
Hồng là một loại trái cây chứa hàm lượng đường rất cao. Trong quả hồng còn có chứa I ốt nên có hiệu quả rất tốt đối với những người mắc chứng tăng năng tuyến giáp trạng.
Hồng là một loại trái cây chứa hàm lượng đường rất cao. Trong quả hồng còn có chứa I ốt nên có hiệu quả rất tốt đối với những người mắc chứng tăng năng tuyến giáp trạng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn hồng vào lúc no mà không nên ăn vào lúc đói. Vì hồng cũng là loại quả có hàm lượng tanin cao nhất trong các loại trái cây. Tanin rất dễ tan trong nước, có vị chat, dễ vón cục khi gặp axít. Do đó, nếu ăn hồng lúc bụng đói thì chất tanin trong hồng sẽ kết hợp với axít trong dạ dày tạo thành những chất không tan, gây ra chứng kết khối dạ dày. Khi mắc phải chứng này, thường có biểu hiện của các triệu chứng đau dạ dày như: Buồn nôn, nôn, thậm chí đại tiện ra máu.
Vì những lý do trên mà không nên ăn hồng khi đói và những người mắc chứng dư axít dạ dày, viêm loét dạ dày thì càng không nên ăn quá nhiều hồng.
Theo Danviet
Video đang HOT
6 thực phẩm không ăn với trứng
Trứng không nên nấu với bột ngọt là điều ai cũng biết. Nhưng trứng không thể nấu với đường, chưa chắc bạn đã biết.
1. Đường
Trứng sau khi được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau hình thành chất Glycosyl lysine - phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này khó hấp thụ, tính độc, có thể làm đông máu, gây nguy hại cho cơ thể.
2. Hồng
Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ bị trúng độc thực phẩm, thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 gram muối). Nếu uống xong vẫn chưa thấy buồn nôn, bạn có thể uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể dùng gừng tươi nghiền nát hòa với nước ấm để uống. Trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc một cách nhanh nhất.
Ảnh minh họa
3. Sữa đậu nành
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
4. Thịt ngỗng, thịt thỏ
Trứng không nên ăn cùng thịt thỏ, thịt ngỗng. Bởi cả hai loại thịt này có vị ngọt tính lạnh, mà protein trong trứng cũng tính lạnh, hai chất này kết hợp với nhau sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
5. Thuốc tiêu viêm
Những người mắc bệnh về đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt không được uống thuốc ngay sau khi ăn trứng. Bởi trứng có hàm lượng protein cao, nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Một số bệnh viêm khác như viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, không có ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ thuốc (xét ở góc độ Tây y).
6. Nước chè
Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột - nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Theo VnExpress
Các dấu hiệu cho thấy cần uống nhiều nước Nước tiểu sậm màu, co cơ, giảm độ đàn hồi da, chóng mặt...có thể là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu nước. Khô miệng Nếu bạn cảm thấy khô miệng thì đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn nên uống nhiều nước. Nước tiểu sậm màu Nước tiểu sậm màu và nặng mùi cũng được xem là một dấu...