Không muốn tăng nguy cơ mất trí nhớ bạn hãy tránh ngay 6 loại thực phẩm này
Những thực phẩm dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Đồ uống có đường
Theo các nhà nghiên cứu, uống quá nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II và mất trí nhớ. Vì vậy, bạn hãy tránh xa thức uống giải khát, đồ uống năng lương, soda và coca cola hoặc nước ép trái cây đóng chai.
Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate
Bạn hãy tránh xa thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. Tiêu thụ thực phẩm chứa carbohydrate có chỉ số đường huyết cao làm tăng insulin và lượng đường trong máu. Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí.
Video đang HOT
Thực phẩm đóng gói giàu chất béo trans. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ thụ thực phẩm giàu chất béo trans bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, suy giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức. Tốt nhất bạn hãy tránh xa ngay thực phẩm đóng gói.
Chất làm ngọt nhân tạo được làm từ phenylalanine, methanol và axit aspartic. Phenylalanine có thể vượt qua hàng rào máu não và làm gián đoạn quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, chất làm ngọt nhân tạo còn làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rượu ảnh hưởng tới não bộ, làm thay đổi quá trình trao đổi chất và gián đoạn chất dẫn truyền thần kinh, tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Cá chứa nhiều thủy ngân
Cá chứa nhiều thủy ngân có thể gây hại cho não bộ. Thủy ngân là kim loại độc hại gây suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn
Tai biến mạch máu não gây chết người thế nào?
Tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng của não.
Sáng 3/8, NSƯT Bùi Cường (Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy) qua đời ở Hà Nội vì tai biến mạch máu não. Nhiều người thắc mắc tại sao một người khỏe mạnh có thể dễ dàng ra đi vì căn bệnh này.
Tai biến mạch máu não (còn gọi là bệnh đột quỵ) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng của não.
Sau khi tai biến, tình trạng thiếu oxy não kéo dài làm cho các tế bào não bắt đầu chết, dẫn đến di chứng nặng nề cho nạn nhân. Người bị tai biến nhẹ có thể bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê, nặng thì thiệt mạng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trưởng thành hiện nay.
NSƯT Bùi Cường, người đóng vai Chí Phèo trong "Làng Vũ Đại ngày ấy" vừa qua đời sau cơn tai biến mạch máu não sáng 3/8 tại Hà Nội.
Dạng phổ biến nhất của đột quỵ là thiếu máu cục bộ não do tắc nghẽn mạch hoặc lấp mạch (chiếm tới 85% số bệnh nhân). Loại đột quỵ khác là xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị rò rỉ hoặc vỡ chiếm khoảng 15%.
Tai biến mạch máu não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường xuyên nhất là ở người cao tuổi và trung niên, nam giới dễ bị tai biến, đột quỵ hơn phụ nữ.
Một số bệnh và thói quen có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu, người ít vận động hoặc béo phì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường rất cao.
Theo vtc.vn
Người sau đột quỵ nên ăn uống như thế nào Sau đột quỵ, người bệnh hay bị khó nuốt nên thức ăn cần dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa..., hạn chế mặn và đường. Sau đột quỵ, người bệnh cần có chế độ ăn uống đặc biệt để nâng cao sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Thực đơn cần cung cấp đủ và cân bằng giữa protein,...