Không muốn mắc bệnh tật, bao lâu bạn nên thay nệm và gối?
Để bảo vệ sức khỏe bạn cần biết thời điểm chuẩn nhất để thay nệm và gối.
Tại sao bạn nên thay nệm và gối?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều lý do tại sao bạn không nên ngủ trên nệm và gối cũ. Nệm bị mòn có thể chứa các chất gây dị ứng như mạt bụi, gây dị ứng và hen suyễn. Nệm và gối cũ cũng có thể gây đau cổ và lưng và có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Thời điểm thay nệm và gối
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, bạn không nên sử dụng nệm hơn 8 năm. Nhưng nếu bạn trên 40 tuổi, tốt nhất bạn nên thay nệm trước đó, vì cơ thể bạn có thể cần hỗ trợ nhiều hơn khi bạn ngủ. Bạn nên đổi gối mới sau 2 năm. Ngủ trên một chiếc gối cũ có thể gây ra căng thẳng không cần thiết, rối loạn giấc ngủ và khiến bạn bị đau đớn.
Điểm mấu chốt
Ngay cả khi nệm và gối của bạn chưa hết hạn sử dụng và bạn thấy rằng bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề nào sau đây, thì đã đến lúc bạn nên thay đổi chúng càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Đau lưng và cổ
Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy đau lưng hoặc đau cổ, bạn nên nghĩ đến việc mua nệm và gối mới.
Nệm sần sùi
Nếu nệm của bạn bị mòn hoặc có một chỗ bị chảy xệ đó là một tín hiệu cho thấy bạn cần phải thay nệm mới.
Ngọc Huyền
Theo Timesofindia/emdep
4 nguyên nhân phổ biến gây đau nhức vai
Đau nhức vai có thể xuất phát do rất nhiều nguyên nhân, từ đau cơ, viêm xương khớp đến đau tim, thậm chí là ung thư.
Chuyển động gây tổn thương khớp nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần do làm việc hay chơi thể thao có thể gây viêm xương khớp - SHUTTERSTOCK
Theo các chuyên gia, những nguyên nhân thường thấy gây đau nhức vai gồm:
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là bệnh khớp phổ biến của người già. Nguyên nhân do hao mòn mô sụn, chấn thương trong quá khứ hoặc chuyển động gây tổn thương khớp nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần do làm việc hay chơi thể thao, theo Reader's Digest.
Sụn và mô khớp bị hao mòn qua thời gian sẽ làm tăng cọ sát ở xương, gây sưng đau, làm giảm khả nặng vận động. Nếu viêm xương khớp xuất hiện ở vai sẽ gây đau nhức vai.
Túi mật
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đau ở vùng xương bả vai bên phải có thể do sỏi mật gây ra. Những khu vực khác cũng có thể bị đau đột ngột và dữ dội do sỏi mật là vùng bụng trên bên phải, giữa bụng ngay dưới xương ức, theo Reader's Digest.
Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần kinh bị chèn ép có thể là nguyên nhân gây đau nhức vai. Tuy nhiên, đau nhức do dây thần kinh bị chèn ép sẽ đặc trưng với cảm giác tê, ngứa như bị kim châm.
Tình trạng này xảy ra khi xương, đĩa đệm hoặc mô ở khớp vai bị sưng, gây chèn ép dây thần kinh chạy từ cột sống đến vai và cổ.
Gãy xương đòn
Gãy xương đòn khá phổ biến. Nó sẽ gây đau và khó di chuyển cánh tay và vai. Nguyên nhân gãy xương đòn thường là do té ngã hoặc va chạm trực tiếp vào vai.
Gãy xương đòn thường rất dễ nhận biết. Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách cố định cánh tay và áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu.
Tuy nhiên, nếu xương bị gãy nặng và dịch chuyển khỏi vị trí tự nhiên thì cần phải phẫu thuật, bác sĩ Miho Tanaka, phó giáo sư phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), cho biết.
Theo thanhnien
9 tư thế ngủ giúp bạn "quét sạch" bệnh tật trong người Chúng ta dành 1/3 quãng đời trên chiếc giường nên hãy chọn tư thế ngủ chính xác để tăng cường sức khỏe. 1. Đau vai Nếu bạn thức dậy và cảm thấy bị đau một bên vai, đặc biệt là vai trên thì hãy tránh ngủ nghiêng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm ngửa. Bạn chọn 1 chiếc gối mỏng để nằm...