Không muốn lò vi sóng nổ tung thì đừng dại cho những thứ này vào
Sẽ rất nguy hiểm và thậm chí lò có nguy cơ phát nổ nếu một giây vô tình bạn bất cẩn cho những thứ này vào lò vi sóng.
Lò vi sóng tuy là vật dụng quen thuộc và hữu ích đối với mỗi gia đình nhưng việc sử dụng lò vi sóng không đúng cách sẽ trở thành mối nguy hiểm, gây ra những hậu quả không lường trước được. Đừng dại dột cho những thứ dưới đây vào lò vi sóng nếu không muốn lò phát nổ.
Sử dụng lò vi sóng kiêng kỵ nhất là cho những đồ dùng bằng kim loại vào lò, và cần phải để những đồ vật ấy tránh xa khi lò đang hoạt động. Sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và có thể gây bỏng hoặc bị thương đối với những người xung quanh.
Sử dụng lò vi sóng kiêng kỵ nhất là cho những đồ dùng bằng kim loại vào lò.
2. Giấy bạc, túi giấy và túi nilon
Không ít những gia đình chế biến các món nướng bằng cách bọc thực phẩm bằng giấy bạc rồi cho vào lò vi sóng. Các chuyên gia đã khuyên rằng, bạn không nên sử dụng giấy bạc trong lò vi sóng, bởi bọc giấy bạc cho thực phẩm để trong lò vi sóng, sóng vi ba không xuyên qua được, tạo nên các tia lửa điện tóe lên dễ làm lò bị cháy.
Không nên bọc thực phẩm bằng giấy bạc để trong lò vi sóng, sẽ tạo nên các tia lửa điện tóe lên dễ làm lò bị cháy.
Thêm vào đó, việc cho các loại túi giấy, túi nilon hay giấy báo vào lò vi sóng cũng không được khuyến khích. Ở nhiệt độ thấp của lò vi sóng có thể chưa gây nên hậu quả gì, nhưng khi bạn sử dụng lò vi sóng ở chế độ nhiệt cao, những loại túi giấy hay nilon tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc có thể bốc cháy.
3. Hộp nhựa, các đồ dùng bằng nhựa
Chúng ta đều biết, đồ ăn nóng khi được cho vào hộp nhựa hoặc những đồ dùng bằng nhựa rất có hại cho sức khỏe, đôi khi mức nhiệt quá cao còn khiến nhựa bị nóng chảy. Việc cho hộp nhựa hoặc những đồ dùng bằng nhựa như bát, thìa, đĩa,…vào lò vi sóng cũng gây hậu quả tương tự như thế, thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Việc cho hộp nhựa hoặc những đồ dùng bằng nhựa như bát, thìa, đĩa,…vào lò vi sóng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, bạn chỉ có thể bỏ đồ nhựa vào lò vi sóng nếu đồ nhựa đó được dán nhãn là “an toàn với lò vi sóng”, sử dụng tối đa 3 phút, không nên để lâu hơn, và lưu ý khi dùng trong lò vi sóng không được đóng nắp hộp nhựa lại.
Những loại bình nước mini, bình giữ nhiệt,…thường được làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Vì vậy bạn tuyệt đối không được cho bình giữ nhiệt vào lò vi sóng, có thể gây nên hậu quả khôn lường.
5. Trứng tươi
Nhiều người nghĩ rằng trứng tươi nguyên vỏ được chế biến chín bằng cách luộc sôi hoặc nướng được trên bếp thì cũng có thể chế biến tương tự với lò vi sóng, tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Video đang HOT
Thay vì cho trứng nguyên vỏ vào lò vi sóng, bạn nên đập trứng ra bát, có thể đánh tan lòng đỏ rồi sau đó mới cho vào lò vi sóng để tránh cháy nổ.
Khi cho trứng tươi còn nguyên phần vỏ cứng vào trong lò vi sóng, nhiệt độ cao trong lò sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới lớp vỏ ngoài bị giãn ra theo, khiến quả trứng bị nổ tung. Làm như vậy không chỉ khiến trứng văng tung tóe, nguy hiểm, bẩn nhà, mà còn gây ra nguy cơ cháy nổ lò rất cao.
Thay vì cho trứng nguyên vỏ vào lò vi sóng, bạn nên đập trứng ra bát, có thể đánh tan lòng đỏ rồi sau đó mới cho vào lò vi sóng như chế biến các món ăn thông thường khác.
6. Trái cây
Nghe thì có vẻ vô hại nhưng thực chất việc cho trái cây tươi, đặc biệt là quả nho vào lò vi sóng lại gây ra nguy cơ cháy nổ lò rất cao. Nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng một số loại như nho tươi hoặc nho khô thì sẽ bắt lửa, bốc khói hoặc thậm chí là bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng.
Những loại hải sản có vỏ cứng như cua, ốc, ngao, sò… khi cho vào lò vi sóng sẽ bị nhiệt độ cao và kín trong lò giải phóng các phân tử tạo mùi khó chịu giống như mùi cao su cháy, bốc khói. Ngoài ra, việc chế biến những thực phẩm này trong lò vi sóng còn khiến chất dinh dưỡng trong thực phẩm “bốc hơi” hoàn toàn, và mùi vị cũng không còn được tươi, ngon.
Cần gọt vỏ hoặc đâm các lỗ nhỏ lên thân củ trước khi cho vào lò vi sóng nếu không chất magie và selen trong củ khi ở nhiệt độ cao gặp sóng vi ba dễ gây nổ lò.
Các loại thực phẩm có lớp vỏ dày như khoai tây, cà rốt, táo,… đặc biệt là những loại củ chứa magie và selen như cà rốt khi nấu trong lò sẽ cháy thành các ngọn lửa xanh, đỏ, vàng. Khi để lâu trong lò cà rốt bị giản nỡ bên trong làm nứt vỏ ngoài sẽ gây ra nổ lò. Cần gọt vỏ hoặc đâm các lỗ nhỏ lên thân củ trước khi cho vào lò vi sóng.
9. Ớt
Ớt tươi hoặc ớt khô đều có thể “bốc hỏa” trong lò vi sóng. Khi mở cửa lò ra bạn và những người đứng xung quanh sẽ bị “tấn công” bởi hơi cay nóng, khiến bạn chảy nước mắt và ho sặc sụa. Vì vậy, đừng bao giờ có ý định sấy khô ớt bằng lò vi sóng, đó là một sai lầm rất lớn đấy.
10. Không bỏ gì vào lò vi sóng
Nếu không bỏ gì vào lò vi sóng dẫn đến các magnetron hấp thụ các vi sóng và cuối cùng làm lò phát nổ.
Không chỉ những thứ kể trên, mà ngay cả khi bạn không cho gì vào lò vi sóng và bật để lò hoạt động như bình thường, nguy cơ phát nổ là rất cao. Nếu không bỏ gì vào lò vi sóng đồng nghĩa với việc không có thức ăn để hấp thụ các sóng vi ba trong lò, dẫn đến các magnetron hấp thụ các vi sóng và cuối cùng làm lò phát nổ.
Theo Khám Phá
8 công dụng hữu ích không ngờ của giấy bạc mà nhiều người không hề biết
Thật đáng ngạc nhiên khi những tấm giấy nhôm, giấy bạc thường dùng để gói thức ăn còn là "phụ tá" đắc lực trong nhiều công việc nhà, như làm sạch đồ vật hay...mài sắc kéo.
Tấm giấy nhôm hay giấy bạc mỏng được sử dụng hết sức phổ biến đối với nhiều gia đình, đặc biệt trong việc bọc bảo quản thức ăn thừa hay bọc thực phẩm để chế biến. Đó dường như là tất cả những gì bạn biết về tấm nhôm?
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng ngoài những công dụng đó ra, còn có thể tận dụng tấm nhôm như một "trợ thủ đắc lực" trong các công việc nhà, từ đánh bóng nồi, cho đến làm sạch lò nướng hay thậm chí là giúp mài kéo, dao trở nên sắc hơn.
Dưới đây là 7 công dụng phụ cực kỳ hữu ích của giấy nhôm mà các chị em đừng nên bỏ qua, hãy áp dụng ngay lập tức xem kết quả có đáng ngạc nhiên không nhé.
1. Đánh bóng nồi và chảo inox
Bạn đang phải "đánh vật" với những vết cháy, hay vết bẩn "cứng đầu" do thức ăn để lại trên nồi và chảo nấu ăn? Đừng lo, vì giấy nhôm có thể giúp bạn "đánh bay" những vết bẩn khó ưa ấy mà chẳng phải sử dụng đến hóa chất độc hại nào.
Dùng "quả bóng nhôm" chà xát lên những khu vực có vết bẩn trên nồi, chảo để làm sạch.
Xé một miếng giấy nhôm lớn, sau đó vo thành một quả bóng tròn. Dùng quả bóng nhôm chà xát lên những khu vực bạn muốn làm sạch trên nồi, chảo. Cuối cùng, chỉ việc rửa lại nồi bằng nước cho thật sạch.
2. Làm sạch lò vi sóng/ lò nướng/ vỉ nướng
Mặc dù một miếng bọt biển lớn bằng kim loại hay các chất liệu tương tự có bán tại các cửa hàng và siêu thị lớn có thể giúp bạn loại bỏ những vết bẩn sót lại trong lò, nhưng tận dụng một "trái bóng nhôm" có sẵn trong tủ bếp cũng là một lựa chọn không tồi.
Rắc một chút muối nở (baking soda) lên bề mặt dính vết bẩn, hoặc dầu mỡ, sau đó vắt nước cốt chanh vào khu vực vừa có muối nở. Để khô trong vài phút là bạn có thể sử dụng giấy nhôm chà lên và lau sạch lò.
Tận dụng một "trái bóng nhôm" có thể giúp bạn làm sạch lò vi sóng hay lò nướng.
Làm sạch vỉ nướng cũng thực hiện tương tự các bước trên. Làm ướt baking soda với một chút nước rồi quét lên vỉ nướng. Để khô khoảng 10 phút cho các vết bẩn, cháy theo đó mà bong ra, rồi chị em chỉ việc sử dụng giấy nhôm chà lên và lau sạch lại.
3. Đánh bóng đồ dùng bạc
Đồ dùng hay trang sức bạc sử dụng lâu ngày dễ bị xỉn màu, sử dụng giấy nhôm có sẵn trong gian bếp của bạn có thể giúp đánh bóng đồ bạc sáng như mới. Cho đồ dùng hay trang sức bằng bạc của bạn vào một chiếc âu hay bát lớn, đổ nước nóng cho ngập đồ dùng.
Đồ dùng hay trang sức bạc sử dụng lâu ngày dễ bị xỉn màu, sử dụng giấy nhôm có sẵn trong gian bếp của bạn có thể giúp đánh bóng đồ bạc sáng như mới.
Bước quan trọng nhất là cắt giấy nhôm thành những miếng nhỏ rồi cho vào bát đang ngâm đồ dùng bạc cùng với vài muỗng muối. Để ngâm từ 15-20 phút và chờ đón kết quả vô cùng bất ngờ nhé.
4. Làm sạch và đánh bóng đồ dùng sắt
Một tấm giấy nhôm và một chút muối là một sự kết hợp hoàn hảo để giúp làm sạch những vật dụng bằng sắt trong ngôi nhà của bạn. Nhôm và muối sử dụng cùng nhau loại bỏ được lớp đen, gỉ tạo thành trên bề mặt sắt mà không khiến bạn phải tốn quá nhiều công sức.
Một tấm giấy nhôm và một chút muối là một sự kết hợp hoàn hảo để giúp làm sạch những vật dụng bằng sắt.
Đặt một tấm giấy nhôm mỏng lên bề mặt sắt cần đánh bóng, rắc một chút muối lên và làm nóng cho muối tan ra. Đến khi muối tan gần hết thì dừng lại, để nguội bề mặt sắt và dùng khăn mềm lau lại.
5. Mài sắc kéo
Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng quả thực chỉ một tấm giấy nhôm cũng có thể khiến lưỡi kéo cũ đã cùn trở nên sắc lẹm mà không cần tới dụng cụ mài. Cách "mài" kéo này vô cùng đơn giản. Dùng một miếng giấy nhôm lớn, gấp vào nhiều lần thành nhiều lớp. Sau đó dùng kéo cắt tấm nhôm dày bạn vừa gấp liên tục để các lưỡi kéo được mài sắc lẹm.
Dùng một miếng giấy nhôm lớn, gấp vào nhiều lần thành nhiều lớp. Sau đó dùng kéo cắt tấm nhôm dày bạn vừa gấp để các lưỡi kéo được mài sắc lẹm.
6. "Hồi sinh" pin của đồ dùng
Đồ chơi và đồ gia dụng chạy bằng pin thường dễ ngừng hoạt động vì pin bị lỏng lẻo và không liên kết với các bộ phận hoạt động của đồ dùng. Khi vấn đề này xảy ra, đừng vội mua pin mới, chỉ cần sử dụng lấy một miếng nhôm và giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn.
Lấy một miếng giấy nhôm và gấp lại cho đến khi nó có độ dày cần thiết. Sau đó, đặt nó ở giữa pin và lò xo tiếp xúc bên trong khoang chứa pin của đồ dùng, đảm bảo rằng bạn đã đặt chúng thật chặt chẽ và có thể liên kết với nhau.
Áp dụng ngay cách làm này và hãy xem pin được "hồi sinh" một cách thần kỳ như thế nào, đồ dùng và đồ chơi lại hoạt động bình thường rồi.
7. "Đánh bay" gỉ thép trên miếng bọt biển
Miếng bọt biển bằng thép, hay miếng thép thường được sử dụng để rửa, cọ nồi dần dần bị oxy hóa, dẫn đến hiện tượng gỉ sét do môi trường ẩm ướt, khiến cho chúng không thể sử dụng để làm sạch nòi, chảo một cách hoàn hảo. Điều này sẽ không còn là vấn đề "đau đầu" của các bà nội trợ khi bỏ túi ngay mẹo "đánh bay" gỉ thép trên miếng bọt biển chỉ với một tấm giấy nhôm.
Lưu ý thay tấm giấy nhôm thường xuyên trong quá trình đặt dưới miếng bọt biển để tránh tích tụ hơi ẩm.
Cắt một tấm giấy nhôm đặt dưới miếng bọt biển, hãy chắc chắn rằng bạn thay tấm giấy nhôm thường xuyên trong vài phút để tránh tích tụ hơi ẩm. Việc tưởng chừng như vô ích này lại giúp miếng bọt biển thép bớt gỉ sét nhiều đấy.
Theo Khám Phá
Chuyện tình cô gái miền tây Phần 18 Anh Phan lấy bình giữ nhiệt sang mua cho tôi 1 bình tra ô long, anh bảo: -Em làm hàng vậy anh ngủ bên nhà nhé, anh sơn nói chuyện điện thoại làm phiền em! -Hay sợ em nghe thấy những lời ngọt ngào của anh với chị Như? (chị Như là bạn gái anh Phan, đi xuất khẩu lao động bên hàn...