Không muốn lắp rèm cho cửa sổ thì bạn phải làm gì?
Thông thường trong nhà cứ có cửa sổ là chúng ta sẽ lắp rèm vải, rèm nhựa… Nhưng nếu cửa sổ nhà bạn không quá sáng và hấp thụ nhiệt, bạn sẽ làm gì để biến cửa sổ thành điểm nhấn trong căn phòng. Hãy tham khảo các cách sau…
1. Kính màu
Không phải cửa sổ nào cũng có thể làm được bằng kính màu, song nếu kính màu phù hợp với kiến trúc ngôi nhà và bạn không muốn sử dụng những tấm rèm cửa thông dụng và nhàm chán, hãy lựa chọn kính màu để làm điểm nhấn cho căn nhà. Nếu sử dụng thông minh, bạn sẽ khiến căn nhà có sự độc đáo, khác biệt và có nét hoài cổ, xinh xắn.
2. Cây xanh
Cây xanh là một giải pháp không tồi để thay thế rèm cửa với những ô cửa sổ không quá chói chang ánh nắng mặt trời. Tất nhiên, bạn phải lựa chọn những loại cây chịu nhiệt tốt, có chức năng thanh lọc không khí.
3. Dây đèn
Cửa sổ lấp lánh những ánh sáng từ đèn dây phù hợp với những người sôi nổi, cởi mở, thích tiệc tùng. Bạn có thể chọn màu sắc, độ sáng, độ dài hoặc số lượng dây theo sở thích của mình. Ô cửa sổ chắc chắc sẽ vô cùng rực rỡ, lung linh vào buổi tối.
Video đang HOT
4. Vật liệu khác
Lựa chọn này phù hợp với những người khéo léo, thích tự tay trang trí. Bạn có thể sử dụng đa dạng các loại vật liệu: giấy dán màu, vải, bột màu… để trang trí cửa sổ. Lớp phủ này có thể thay đổi liên tục tùy theo sở thích của bạn.
5. Phim mờ dán cửa sổ
Vật liệu này giúp ánh sáng vừa đủ xuyên qua kính để căn phòng có đủ ánh sáng, không cần dùng rèm che. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh khi đóng cửa sổ. Bạn có thể mua một bộ phim nhựa dán vào kính cửa sổ phòng trường hợp muốn thay đổi.
6. Nhà cho mèo
Chú mèo nào cũng thích leo trèo và nằm phơi mình dưới ánh mặt trời. Còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn bố trí một chiếc giường xinh xắn, nhỏ nhắn ngay dưới cửa sổ cho thú cưng. Chắc hẳn đây sẽ là cửa sổ dễ thương và đáng yêu khiến ai cũng muốn đến thăm phòng bạn.
7 lỗi trang trí thường mắc khi trang trí phòng khách
Hãy tránh mắc những sai lầm dưới đây trong việc trang trí phòng khách.
Không gần gũi với thiên nhiên
Cây xanh giúp không gian nhà bạn tươi tắn, tràn đầy năng lượng. Mặc dù có thể bạn là người không thích cây cối nhưng ít nhất cũng nên trồng một loại cây hoặc đặt một lọ hoa tươi trong phòng khách.
Quá nhiều đồ đạc lộn xộn
Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trong một không gian tươi mới, trẻ trung, tràn ngập ánh sáng nhưng lại có quá nhiều thứ bừa bộn, lộn xộn dưới sàn, chắc chắn phòng khách của bạn sẽ kém đẹp đi rất nhiều. Hãy dọn dẹp và sắp xếp, loại bỏ những thứ thật sự không cần thiết để mang lại cho gia chủ không gian thoải mái.
Không có điểm nhấn
Một chiếc sofa có đệm nhăn nheo hay chiếc rèm cũ kỹ, lạc hậu...có thể khiến không gian mất đi tính thẩm mỹ. Hãy chú ý đến các chi tiết đồng thời tạo điểm nhấn cho phòng khách, ví dụ: rèm cửa sinh động, đèn chùm sang trọng hoặc chiếc kệ tivi kiểu dáng cổ điển...
Dây thiết bị
Không có gì tồi tệ hơn khi các loại dây của thiết bị Internet, tivi, truyền hình cáp, loa... kéo nhau chằng chịt ở dưới sàn, vừa nguy hiểm lại gây mất thẩm mỹ. Hãy giấu chúng bởi những món đồ, kệ thông minh hoặc sử dụng công nghệ không dây sẽ giúp căn phòng bạn trở nên gọn gàng và sạch sẽ hơn.
Thảm có kích thước sai
Chọn tấm thảm phù hợp không gian của bạn là rất quan trọng. Nếu quá nhỏ sẽ gây cảm giác kém hấp dẫn, quá lớn sẽ khiến căn phòng trở nên lộn xộn. Kích thước hoàn hảo là khoảng 30cm bên dưới ghế sofa và ghế bành để tạo nên sự thoải mái.
Quá nhiều đệm trên ghế sofa
Thay vì đóng vai trò là những món đồ trang trí đẹp mắt thì việc lạm dụng quá nhiều đệm trên ghế sofa sẽ khiến căn phòng trở nên lộn xộn, bí bách. Tốt nhất hãy sử dụng ở mức độ phù hợp, mỗi góc từ 1 - 2 cái để tạo nên sự tinh tế, đẹp mắt.
Đừng biến phòng khách thành phòng trưng bày
Bạn hãy tránh chọn các chi tiết trong không gian theo một chủ đề, như vậy sẽ tạo cảm giác đang trưng bày và tất nhiên sẽ không lôi cuốn chút nào. Hãy biết tạo điểm nhấn trong căn phòng mà vẫn theo một phong cách nhất quán, như vậy phòng khách của bạn sẽ ấn tượng hơn rất nhiều./.
Vì sao nên sử dụng vải lanh trong trang trí nội thất? Là một trong những loại vải cổ xưa nhất, vải lanh được ưa thích hơn bất kỳ chất liệu nào khác và mang đến nguồn cảm hứng vô tận cho mọi nhà thiết kế. Không chỉ mát, mịn và bền, vải lanh còn rất thân thiện môi trường với các đặc tính tự nhiên như: kháng sâu bọ, kháng khuẩn và chống tĩnh...