Không muốn đi họp lớp để gặp cái “hội khoe khoang”
Nhìn lại bản thân sau hơn 10 năm ra trường, cô vẫn là 1 nhân viên hàng ngày cặm cụi đi làm, ngập đầu trong những “deadline” và rối bù trong những mối quan hệ phức tạp ở công ty.
Về gia đình thì người yêu chưa có, cô đã vật vã với 2 mối tình, một mình ôm những đau đớn và tổn thương…
Hình minh họa
Hôm qua, cô nhận được thông báo đi họp lớp cấp 3 từ bạn lớp trưởng. Cô trả lời ngay: “Tớ có việc bận rồi nên sẽ không tham gia được đâu!”. Lớp trưởng cố gắng thuyết phục: “Cậu thu xếp công việc đi, gặp bạn bè cho vui, hình như 2 năm rồi cậu chưa tới họp lớp đâu, mọi người đều rất nhớ cậu!”. Cô chẳng biết nên trả lời bạn ấy như thế nào.
Video đang HOT
Có đôi lúc, cô cũng nhớ lại thời đi học cấp 3, mong được trở lại thời thanh xuân hồn nhiên, không lo âu muộn phiền đó. Nhưng nhớ lại cảnh họp lớp của mấy năm trước, cô lại không muốn đi nữa. Nghe mọi người nói thì hay lắm. Nào là họp lớp để tăng tình đoàn kết, gặp nhau vì tình thương mến, kể chuyện xưa, quên đi sầu não… Hay kiểu, lớp chúng mình khi họp lớp gặp nhau thì người thành đạt cũng như người chưa thành công, người giàu sang đi 4 bánh hay vẫn đi xe đạp điện đều không có sự phân biệt đẳng cấp, vì chúng ta là bạn cũ… Nhưng sự thật là, sau khi ra trường hơn 10 năm, với thâm niên đi họp lớp 5-7 lần thì bây giờ, cô không còn muốn đi nữa.
Lúc mới chia tay nhau, việc tụ tập gặp nhau còn khá vui vẻ. Từ 1 đến 5 năm sau ngày ra trường, mọi người thường nói về việc ra trường học gì, đã tìm được việc chưa? “Bồ của mày thế nào?”, “Nó đã lấy chồng đẻ 2 con rồi cơ đấy!”… Nhưng càng về sau, chủ đề ngày càng phân hóa, thiên về khoe khoang hơn là thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Điều này khiến những người chưa đạt được thành quả gì như cô cảm thấy không thích nghi được câu chuyện. Nhìn lại bản thân sau hơn 10 năm ra trường, cô vẫn là 1 nhân viên hàng ngày cặm cụi đi làm, ngập đầu trong những “deadline” và rối bù trong những mối quan hệ phức tạp ở công ty. Về gia đình thì người yêu chưa có, cô đã vật vã với 2 mối tình, một mình ôm những đau đớn và tổn thương… Nhìn lại bản thân, đôi khi cô cảm thấy mình thất bại. Cũng không phải là do ghen tị với mọi người nhưng khi đi họp lớp, thấy các bạn người nào cũng có vị trí, thành công nhất định, tự nhiên thấy mình nhỏ bé. Ngay cả cái đứa trước toàn sao chép bài của cô bây giờ cũng đã mua ô tô, còn cái đứa học dốt nhất lớp giờ cũng đã làm Giám đốc…
Họp lớp được vài năm thì sự phân cấp ngày càng rõ rệt, cô nghĩ những ai giống như cô sẽ bị tủi thân, chạnh lòng mà dần rời đi. Chỉ những ai thành công mới tiếp tục muốn đi gặp gỡ để khoe với đứa nọ, đứa kia những gì đã đạt được. Vì vậy, 2 năm nay cô không còn muốn tham gia họp lớp nữa.
Cô hỏi Thanh Tâm xem như vậy cô có ích kỉ quá hay không? Cô thấy bạn lớp trưởng nhắn tin rất nhiệt tình để khuyến khích cô đi họp lớp. Có lẽ bạn ấy cũng phải dành thời gian như vậy để nói với nhiều người khác. Cô có nên suy nghĩ lại về việc đi họp lớp không, cô thấy thương bạn lớp trưởng.
Thanh Tâm chia sẻ với cảm xúc của cô. Ai cũng có quyền buồn hay vui về bản thân, cảm thấy tủi thân hay tự hào về những gì đã trải qua trong cuộc sống. Trong một tập thể, không phải ai cũng là bạn thân để chia sẻ với cô mọi muộn phiền, khiến cô cảm thấy lạc lõng trong một số nhóm bạn. Nếu cảm thấy không thoải mái, cô có thể không tham gia họp lớp thường xuyên. Nhưng Thanh Tâm mong cô hãy yêu từng khoảnh khắc cuộc sống của mình, lúc đó cô sẽ không bị tác động bởi xung quanh. Chỉ cần cô luôn cố gắng làm việc hết sức, chỉ cần cô mở lòng với các mối quan hệ, chỉ cần cô thấy trân trọng những gì mình đang có thì cô sẽ không còn cảm giác thua kém ai và gặp lại bạn cũ một cách thoải mái.
Bật khóc khi bố mẹ chồng tất tả đến viện thăm cháu và đưa cho một xấp tiền
Tôi không nhận xấp tiền đó nhưng mẹ chồng dúi vào tay rồi nói một câu nghẹn ngào.
Ảnh minh họa
Bố mẹ chồng tôi hiền hậu, chân chất lắm. Ông bà sống ở quê, cuộc sống bình yên, thoải mái dù tiền bạc chẳng được dư dả như nhiều người. Thông thường, cứ 2 ngày cuối tháng, vợ chồng tôi sẽ thu xếp công việc ở cơ quan để về ở với bố mẹ cho ông bà vui vẻ. Và lần nào, tôi cũng mua đồ ăn thật nhiều bỏ đầy tủ lạnh, rồi đưa thêm cho mẹ chồng 3-5 triệu để ông bà chi tiêu, thuốc thang tuổi già.
Tuần trước, con gái tôi bỗng nhiên bị sốt cao không hạ, không rõ nguyên nhân. Vợ chồng tôi hốt hoảng đưa con đến viện khám thì suy sụp khi nhận tin con bị nhiễm trùng máu, căn bệnh có thể gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Suốt thời gian ở viện, vợ chồng tôi luôn căng thẳng tinh thần và lo lắng tột độ cho con.
Bố mẹ chồng nhận tin cũng tất tả đến viện thăm cháu. Khi tôi ra cổng đón ông bà, thấy 2 người mồ hôi ướt áo, tay xách nách mang đủ thứ đồ. Ông bà phải đi xe buýt 2 tuyến rồi đi thêm xe ôm mới tới được bệnh viện chứ có dễ dàng gì đâu.
Vì con tôi vẫn đang được điều trị đặc biệt trong khu cấp cứu nên chỉ có mẹ chồng tôi được vào thăm. Lúc trở ra, 2 mắt bà sưng lên vì khóc, vì thương cháu. Mẹ chồng cầm lấy tay tôi, động viên vợ chồng tôi cố gắng, chịu khó túc trực chăm sóc con. Rồi bà bỗng lấy trong giỏ ra 1 xấp tiền đưa cho tôi.
Tôi bất ngờ lắm vì không ngờ bố mẹ chồng lại có nhiều tiền như thế. Tôi không nhận thì mẹ chồng dúi vào tay, ép tôi cầm. Bà nói đó là tiền mà mỗi tháng tôi đưa cho bà. Bà dùng một ít để mua thuốc uống, còn lại thì để dành, phòng hờ khi gia đình có việc thì đưa trả cho chúng tôi. Giờ con tôi bệnh, bà đưa lại số tiền này để chúng tôi lo ăn uống và đóng tiền viện phí cho bé.
Tôi định lên tiếng từ chối thì bố chồng bảo nếu chúng tôi không nhận thì từ nay về sau đừng về quê nữa. Đó xem như là tiền ông bà cho cháu đóng viện phí, ăn uống tẩm bổ sau khi xuất viện. Tôi nhìn chồng, anh lặng lẽ gật đầu, ra hiệu đồng ý nhận số tiền này.
Bố mẹ chồng về rồi, chúng tôi kiểm tra lại mới biết số tiền đó là hơn 50 triệu, một số tiền lớn đối với ông bà. Bấy lâu nay, tôi cứ nghĩ mỗi tháng đưa tiền cho bố mẹ chồng là đã hoàn thành trách nhiệm của một người con dâu. Có ai ngờ ông bà lại dành dụm, tiết kiệm lại cho chúng tôi chứ? Giờ tôi chỉ mong con gái nhanh hồi phục để chúng tôi được yên lòng. Riêng số tiền bố mẹ chồng đưa, chắc tôi không động vào mà sẽ tìm cơ hội thích hợp để đưa trả cho bố mẹ. Liệu như thế có ổn không? Ông bà có giận nếu tôi trả lại tiền không?
Lớp trưởng xin từ chức sau hơn 10 năm ra sức kêu gọi họp lớp Đến hẹn lại lên, người làm lớp trưởng như tôi phải gọi điện, nhắn tin, kết nối bạn bè về họp lớp, chúc Tết thầy cô. Tôi tốt nghiệp phổ thông hơn 10 năm. Sau khi hoàn thành chương trình đại học, tôi về làm viên chức ở quê nhà Đồng Nai. Các bạn học phổ thông của tôi đa số đều có...