Không muốn bị bệnh gút đau như bị “chuột gặm chân”: Hãy bớt ăn 4 loại thực phẩm làm tăng axit uric
Một khi bị gút nếu không được điều trị hiệu quả thì cơn đau này sẽ tiếp tục diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của mọi người.
Bệnh gút là nỗi đau âm ỉ trong lòng của rất nhiều người, chỉ khi trải qua người ta mới cảm nhận được cái kiểu đau như cắt da cắt thịt khi cơn gút xảy ra. Một khi bị gút nếu không được điều trị hiệu quả thì cơn đau này sẽ tiếp tục diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của mọi người.
Chỉ số nào trên cơ thể chúng ta liên quan mật thiết đến bệnh gút, bạn đã biết chưa? Câu trả lời là: bệnh gút và axit uric cao là vấn đề không thể tách rời.
Một khi axit uric tăng cao, tình trạng bệnh gút sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do bệnh gút chủ yếu là do tình trạng tăng acid uric máu không được điều trị kịp thời, khiến lượng acid uric lưu thông trong máu đến các khớp quá nhiều, tại đây một lượng lớn acid uric sẽ tích tụ tại các vùng này rồi tạo thành các tinh thể, các khớp bị viêm, và sau đó phát triển thành bệnh gút.
Vì vậy, nhiều bác sĩ khi điều trị cho bệnh nhân bị gút, yêu cầu đầu tiên của họ là phải hạ acid uric của bệnh nhân xuống.
Có nhiều cách để hạ axit uric như uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc hạ axit uric,… nhưng ngay cả trong thời gian dùng thuốc, nếu không chú ý đến chế độ ăn uống, rất khó để có thể giảm nồng độ axit uric về mức lý tưởng.
Để giảm axit uric một cách lành mạnh và hiệu quả, 4 loại thực phẩm sau đây khuyên bạn nên ăn ít hơn.
Nhiều người thích ăn đồ ngọt nhưng ăn quá nhiều đồ ăn nhiều đường trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì, máu có xu hướng đặc lại ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong cơ thể nên bạn không nên xem nhẹ thói quen này.
Vì không được ăn quá nhiều đồ ăn có đường, vậy có thể mua một số loại trái cây sấy ngọt để ăn không? Nhiều người không ngờ rằng trái cây sấy khô cũng chứa nhiều đường fructose, sau khi ăn rất dễ làm tăng nồng độ axit uric, vì vậy trái cây sấy khô không thích hợp với những người có nồng độ axit uric cao.
Ngoài ra, còn có một số loại “đường vô hình” trong cuộc sống hàng ngày từ các món ăn mà các bạn cần phải nâng cao cảnh giác.
Video đang HOT
2. Đồ chiên nhiều dầu mỡ
Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài sẽ làm tăng nồng độ axit uric.
Đồ chiên giòn là món khoái khẩu của nhiều người, khi nhắc đến các món chiên như khoai tây chiên, đùi gà chiên, các món ăn từ bột chiên xù thì cả người lớn và trẻ nhỏ đều sáng mắt và bày tỏ rằng họ rất thích ăn.
Tuy nhiên, ăn đồ chiên rán trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo, gây tăng cân, máu dính và làm tăng nồng độ axit uric.
Cũng có nhiều người cho rằng nội tạng động vật là món cao lương mỹ vị trên bàn nhậu nên rất thích ăn, đặc biệt là thế hệ trung tuổi cho rằng đây là món có thể “ăn gì bổ nấy”, khi một bộ phận nào đó trên cơ thể có triệu chứng khó chịu, nên ăn nhiều nội tạng động vật để cơ thể tốt hơn, nội tạng được phục hồi.
Tuy nhiên thực tế, hàm lượng purin trong nội tạng động vật cao hơn, sau khi ăn sẽ tăng hàm lượng axit uric, không tốt cho sức khỏe.
4. Rượu bia
Những người có axit uric cao nên tránh uống rượu bia, vì chúng chứa nhiều thành phần purin, dễ dẫn đến nồng độ axit uric cao hơn sau khi uống. Ngoài ra, cũng nên tránh các loại rượu khác, rượu vang đỏ, đồ uống có cồn để tránh ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát axit uric.
Những người có nồng độ axit uric cao hơn bình thường phải uống nhiều nước, lượng nước uống hàng ngày nên duy trì ở mức 2000ml đến 3000ml, không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cơ thể, mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng số lần đi tiểu.
Khi đi tiểu, lượng axit uric dư thừa trong cơ thể cũng có thể được đào thải ra ngoài, chỉ cần lượng axit uric được kiểm soát thì sức khỏe xương khớp của con người mới được đảm bảo và duy trì được sự dẻo dai của toàn bộ hệ thống xương khớp.
Người bị dư thừa axit uric nên thận trọng khi ăn những thực phẩm này
Chế độ ăn uống khoa học là tiền đề giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, người bị dư thừa axit uric nên hạn chế một số loại thực phẩm để tránh bệnh trạng nghiêm trọng hơn.
Người bị dư thừa axit uric nên kiêng cử những món này nếu không muốn tình trạng nặng hơn
Cải bó xôi
Mặc dù chúng ta luôn được khuyến khích ăn nhiều rau củ quả nhưng còn tùy trường hợp mà lựa chọn nguyên liệu cho thỏa đáng. Người bị dư thừa axit uric tốt nhất nên hạn chế ăn cải bó xôi.
Tuy trong loại cải này có chứa nhiều axit oxalic, có hiệu quả mát gan, sáng mắt nhưng nếu ăn nhiều và ăn trong thời gian dài sẽ kéo theo hệ quả tăng axit uric trong cơ thể, gây ra gánh nặng cho thận.
Không chỉ riêng tình trạng hàm lượng axit uric cao mà kể cả người có chức năng thận vốn không tốt cũng nên chú ý hạn chế ăn cải bó xôi. Nếu cần sử dụng, tốt nhất nên rửa sạch dưới vòi nước để "làm trôi" bớt axit oxalic.
Thức ăn cay và nhiều dầu mỡ
Chế độ ăn uống cho người có axit uric cao nên cải thiện thanh đạm là chính. Đặc biệt, các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất béo sẽ gây kích thích không nhỏ cho cơ thể, khiến mức axit uric tiếp tục cao hơn, dẫn đến bệnh tình càng nghiêm trọng và khó khăn trong điều trị.
Ngoài ra, những thực phẩm cay cũng ít nhiều gây tổn hại cho dạ dày và đường ruột. Người có tỳ vị suy nhược cũng nên hạn chế ăn hoặc tốt nhất là kiêng luôn. Không riêng thức ăn chế biến tại nhà mà những loại đồ ăn vặt hay thức ăn nhanh bán ở ngoài cũng không nên ăn quá nhiều.
Các loại thịt đỏ
Theo nghiên cứu cho thấy: Thời gian dài ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ khiến cơ thể bạn dư thừa axit uric. Do đó, người bình thường khỏe mạnh cũng nên ăn với một lượng vừa phải, riêng người đã có axit uric cao thì càng phải hạn chế.
Nếu quá ưa thích hoặc một số trường hợp khách quan phải ăn uống thì chỉ nên kiểm soát lượng thịt đỏ khoảng 50gr trở xuống mỗi ngày. Axit uric một khi tăng cao đột ngột có thể dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau, tạo thành tổn thương không nhỏ cho cơ thể. Các loại thịt đỏ nên ít ăn bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt dê v.v...
Bia rượu
Etanol trong bia rượu có thể hợp thành axit lactic. Trong quá trình được thải ra thông qua thận thì axit lactic và axit uric sẽ có sự cạnh tranh lẫn nhau. Khi axit lactic tăng do uống nhiều bia rượu cũng đồng nghĩa hiệu quả thải axit uric bị giảm, lâu ngày gây ra tình trạng dư thừa axit uric.
Các loại đậu
Đậu và sản phẩm chế biến từ đậu rất giàu Progesterone, bên cạnh đó hàm lượng sắt cũng rất cao, có thể nói là thực phẩm lý tưởng đối với sức khỏe con người. Tuy vậy, ăn uống luôn đòi hỏi hợp lý, đa dạng và tùy trường hợp, nếu bạn ăn nhiều đậu lâu ngày làm cho nguyên tố sắt trong cơ thể tăng cao thì axit uric cũng nhiều lên đột ngột.
Người bị dư thừa axit uric có thể bổ sung thực phẩm gì để cải thiện tình hình?
Thực phẩm chứa ít Purine
Khi hàm lượng Purine trong cơ thể quá cao thì thận không thể thực hiện trao đổi chất bình thường và hiệu quả, dễ hình thành tình trạng dư thừa axit uric và kéo theo nhiều bệnh tật khác. Ngoại trừ cải bó xôi thì đa số các loại rau lá xanh có chứa Purine khá thấp, thích hợp cho bạn sử dụng.
Thực phẩm chứa protein có lợi
Cơ thể con người vận hành mỗi ngày đều cần protein tham gia vào, vì vậy bạn cần bổ sung chất này đầy đủ. Tuy nhiên, mặc dù thịt bò chứa protein khá cao nhưng bên cạnh đó nó cũng có rất nhiều Purine, không nên lạm dụng. Lựa chọn lý tưởng cho bạn là hấp thu protein từ trứng, sữa bò v.v... để tránh tác dụng phụ.
Thực phẩm lợi tiểu
Axit uric chủ yếu thông qua nước tiểu để thải ra ngoài. Do đó, người bị dư thừa axit uric có thể bổ sung thêm thực vật có tác dụng lợi tiểu như bí đao, dưa leo, dưa hấu, khổ qua, hạt bo bo v.v...
Uống đủ nước
Nước tuy không được xem là một loại thức ăn nhưng nó lại là "kẻ thù" của chứng axit uric tăng cao. Uống nhiều nước có lợi cho tiểu tiện, góp phần tống khứ lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên bạn cần chú ý nước ở đây là nước lọc chứ không phải các loại nước giải khát hay bia rượu.
Nên và không nên ăn gì để tránh tăng nồng độ a xít uric? A xít uric là một chất thải tự nhiên được thải ra khỏi cơ thể sau quá trình tiêu hóa thức ăn giàu purin. Purin là các hợp chất hóa học được tạo thành từ các nguyên tử cácbon và nitơ và được phân giải trong cơ thể. Những người có nồng độ a xít uric cao nên hạn chế thịt đỏ -...