Không mang thai, tại sao nguyệt san ‘trễ hẹn’?
Ngoài lý do có thai khiến nguyệt san ‘mất tích’, còn những nguyên nhân khác như giảm cân, stress hay tập luyện quá sức.
1. Giảm cân hay tập luyện quá sức
Nếu chỉ số cơ thể BMI giảm đột ngột xuống dưới mức 18 hay 19 thì nguyệt sancũng có thể đến muộn. Ngoài ra, cơ thể phải trải qua những điều kiện khắc nghiệt như chứng biếng ăn, cuồng ăn vô độ, luyện tập quá sức cũng có thể là lý do tác động đến việc ‘mất tích’ của nguyệt san. Bởi lẽ, những yếu tố trên khiến cơ thể không sản sinh đủ lượng hoóc-môn nữ, estrogen, điều kiện cần và đủ để hình thành kinh nguyệt.
2. Stress
Vùng dưới đồi (hypothalamic) của não bộ là khu vực điều khiển hoóc-môn cho chu kỳ kinh nguyệt. Stress lại khiến cho bộ phận này chịu nhiều tác động bất thường. Vì vậy, nếu bạn phải trải qua những sự cố như mất người thân, chia ly, thi cử, áp lực công việc… cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh.
Khi kinh nguyệt đến trễ, bạn nên nghĩ đến nhiều nguyên nhân khác hơn là lý do mang thai (Ảnh minh họa: Internet)
3. Bệnh liên quan tuyến giáp
Tuyến giáp, nằm ở cổ, có nhiệm vụ điều tiết hoạt động của não bộ. Ngoài ra, nó còn tương tác với nhiều cơ quan khác trên cơ thể để mọi thứ được diễn ra bình thường. Nếu bạn mắc bệnh liên quan tuyến giáp mất cân bằng, thì ‘ngày đèn đỏ’ bị ảnh hưởng là chuyện dễ hiểu. Hãy tới bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nếu trường hợp này xảy ra.
4. Hội chứng buồng trứng đa u nang
Video đang HOT
Hội chứng buồng trứng đa u nang là tình trạng mất cân bằng hoóc-môn dẫn tới giảm hiện tượng rụng trứng. Biểu hiện của bệnh này cũng là chậm kinh hoặc nguyệt san không đều. Các dấu hiệu khác có thể kể tới như lông, tóc mọc bất thường trên mặt, ngực, khó giảm cân…
Chậm kinh còn có thể là biểu hiện vô hại hay tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Nếu thường xuyên sử dụng, thỉnh thoảng bạn thấy hiện tượng nguyệt san đến muộn thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều liên tục trong vài chu kỳ sau khi dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đổi loại thuốc khác.
Theo VNE
Thực phẩm nên và không cho tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở giữa cổ, sinh ra một loại hoóc môn rất quan trọng giúp điều khiển thân nhiệt, duy trì cân nặng, hỗ trợ trao đổi chất, điều hòa nhịp tim và sản xuất năng lượng.
Cách đơn giản để có được lượng iốt cần thiết là dùng muối biển - Ảnh: Shutterstock
Một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp là ăn các loại thực phẩm giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.
Muối
Tuyến giáp cần iốt để sản sinh ra các hoóc môn cần thiết, có tác dụng cân bằng hoóc môn tuyến giáp, giảm sự hình thành u tuyến giáp. Thế nhưng, không phải ai cũng bổ sung đầy đủ iốt vào chế độ ăn, nhất là những người sống ở vùng núi cao.
Cách đơn giản nhất để có được lượng iốt cần thiết là dùng muối biển để chế biến thức ăn.
Rau lá xanh
Rau chân vịt, rau diếp, rau có màu xanh thẫm là nguồn tuyệt vời của magiê - một khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình hoạt động của cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp. Những biểu hiện như: mệt mỏi, đau cơ, và những thay đổi ở nhịp tim có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu magiê.
Quả hạch
Hạt điều, hạnh nhân, và hạt bí ngô không chỉ là nguồn tuyệt vời của magiê mà còn rất phong phú selen - một khoáng chất hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả.
Ăn hạt điều giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Hải sản
Cá, tôm, cua, ghẹ chứa hàm lượng iốt tự nhiên khá cao. Iốt rất cần cho tuyến giáp khỏe mạnh, nhưng nên nhớ cần tránh tảo bẹ nếu bạn bị cường giáp. Cường giáp có nghĩa là hoóc môn tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều, từ đó dẫn đến tình trạng mất kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể.
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho tuyến giáp như kể trên, còn có một số thực phẩm được coi là kẻ thù của tuyến giáp như sau:
Đậu nành
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hoóc môn của tuyến giáp.
Vì thế, những người mất cân bằng hoóc môn hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc tránh xa đậu nành hoặc đậu phụ.
Ăn nhiều nội tạng động vật có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp - Ảnh: Shutterstock
Nội tạng động vật
Nội tạng chứa rất nhiều axit lipoic, nếu cơ thể nhận quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, axit lipoic còn có thể ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.
Gluten
Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Gluten có thể làm hỏng ruột non của những người bị viêm loét dạ dày. Hơn nữa, do gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, nên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Trà hoa cúc giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp Loại trà thảo dược này giàu các hợp chất có lợi như polyphenol và flavonoid, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Trà hoa cúc có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm - Ảnh: Shutterstock Theo các nhà khoa học, uống trà chamomile (trà hoa cúc) có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp đến 80%. Bắt nguồn...