Không mang găng tay khi chế biến thức ăn sẽ bị phạt 1-3 triệu
Sơ chế và chế biến thực phẩm là mắt xích vô cùng quan trọng trong quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người kinh doanh ăn uống vỉa hè chưa coi trọng vấn đề này.
Thức ăn đường phố từ lâu đã trở thành nhu cầu của người dân nhất là cư dân thành thị. Những bữa ăn vừa nhanh gọn, lại rẻ chính là lựa chọn hàng đầu của hầu hết dân lao động, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình… Điều đáng nói, bất cứ người tiêu dùng hay người bán hàng nào cũng biết những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thức ăn đường phố, nhưng họ vẫn nhắm mắt cho qua.
Không khó để bắt gặp cảnh người bán hàng tay không làm đồ ăn cho khách. Hay chế biến thực phẩm như chiên, nướng thịt, cá ngay trên vỉa hè đầy khói bụi. Mặc cho pháp luật đã ban hành các quy định về an toàn thực phẩm.
Người bán hàng vô tư để tay không làm đồ ăn cho khách. Ảnh: T. Hà
Theo Tiến sĩ Phan Thế Đồng, Chủ nhiệm chương trình Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Hoa Sen, việc không đảm bảo các tiêu chuẩn của ATVSTP khi chế biến thức ăn, đặc biệt là thức ăn đường phố ẩn chứa nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
“Điều đáng quan tâm đầu tiên của thực phẩm vỉa hè đó là sức khỏe của người bán hàng, chế biến thực phẩm. Bởi nếu họ bị mắc bệnh, trong quá trình tiếp xúc với thức ăn, đặc biệt là người bán thường không đeo găng tay khi chế biến thì bệnh đó có rất nhiều khả năng truyền qua người khác. Mà cụ thể là bệnh viêm gan siêu vi, chúng lây lan qua đường ăn uống rất nhanh. Thứ hai là điều kiện vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm như nồi niêu, chén bát, điều kiện mặt bằng, nơi chế biến thực phẩm không đảm bảo… sẽ khiến cho các loại vi khuẩn, nấm mốc bám vào thực phẩm, rồi đi vào cơ thể chúng ta”.
Lý giải thêm điều này, Tiến sĩ Thế Đồng nêu rõ, thức ăn đường phố, hàng xén thông thường không đảm bảo đủ các tiêu chuẩn của vệ sinh an toàn thực phẩm. Lấy ví dụ như các xe đẩy bánh mì, hay hủ tiếu… thịt, nước sốt khi chế biến ở nhà và mang ra bán không được bảo quản đúng cách như bảo quản lạnh sẽ có thể lây nhiễm vi khuẩn.
“Một con vi khuẩn vi trùng nếu gặp điều kiện thuận lợi (tức là môi trường thức ăn) thì chỉ cần 4-5 tiếng đồng hồ chúng có thể nhân lên thành hàng triệu con và nhiễm vào thức ăn, khi đó tỉ lệ gây ngộ độc thực phẩm sẽ rất cao. Một số con vi khuẩn không gây ngộ độc ngay lập tức, nhưng khi phát triển lên lại sinh ra các độc tố, và các độc tố này sẽ gây ngộ độc cho người tiêu dùng”, tiến sĩ Đồng giải thích.
Video đang HOT
Ngoài ra, vị chuyên gia này còn cảnh báo nguy cơ các dụng cụ như chén bát, nồi để chế biến được rửa không đảm bảo, rất dễ dàng tồn dư hóa chất trong nước rửa chén hoặc không rửa hết các loại vi khuẩn còn tồn dư trong đó, đặc biệt là siêu vi gan.
việc rửa chén bát… ở những hàng quán vỉa hè không được đảm bảo vệ sinh. Ảnh: LThoa
Tuy nhiên mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2018 về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thay cho Nghị định 178/2013/NĐ-CP. Theo đó các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng nếu vi phạm một số điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, mức phạt này được áp dụng tại Điều 15 của Nghị định khi các cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thực phẩm chín, thức ăn ngày sử dụng người trực tiếp chế biến không đội mũ, đeo khẩu trang, cắt ngắn móng tay và không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thức ăn dùng ngay.
Ngoài ra, hành vi bày bán, chứa thực phẩm bằng thiết bị, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh; nơi chế biến, kinh doanh có côn trùng, động vật gây hại hoặc nơi bán không có đủ dụng cụ để chế biến, bảo quản và sử dụng riêng với thực phẩm tươi sống và đã qua chế biến cũng bị phạt theo mức này.
Như vậy, khác với Nghị định 178, Nghị định 115 quy định phạt tiền và tăng mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, không quy định phạt nhắc nhở hay cảnh cáo. Ngoài ra nghị định cũng có những quy định khác như tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm, buộc tiêu hủy…
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/10/2018.
THU HÀ
Theo PLO
Cảnh báo thực phẩm bẩn với 3 cấp độ
Một năm qua TP. Hà Nội tiến hành 154.000 cuộc thanh tra về ATTP, phạt hành chính hàng chục tỷ đồng.
Đó là thông tin được Ban Chỉ đạo công tác ATTP đưa ra vào sáng ngày 26/9/2018, tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch của UBND TP. Hà Nội về việc khắc phục hạn chế, yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác ATTP trên địa bàn và triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP giai đoạn 2018-2020.
Báo cáo tại hội nghị, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 1 năm triển khai kế hoạch, đơn vị đã tiến hành kiểm tra ATTP 961 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể, phát hiện 162 cơ sở vi phạm; xét nghiệm nhanh trên 5 xe kiểm nghiệm ATTP chuyên dùng, lưu động trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành; kết quả, số mẫu đạt 1.624 mẫu/1.709 mẫu xét nghiệm, đạt 95%.
Sở Công thương Hà Nội tiến hành kiểm tra tại 43 doanh nghiệp; xử phạt 11 doanh nghiệp với số tiền 54.700.000 đồng; Chi Cục Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý 1.113 vụ, phạt hành chính 5.334.325 triệu đồng, buộc thiêu hủy hàng hóa vi phạm. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh kiểm tra 414 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm, thủy sản, phát hiện 120 cơ sở vi phạm...
Cơ quan chức năng TP. Hà Nội kiểm tra ATTP tại một cơ sở giết mổ.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông về ATTP cũng được đẩy mạnh. Cơ quan quản lý đã chủ động phối hợp và huy động các cơ quan thông tin truyền thông xây dựng chuyên trang chuyên mục, đăng tin, bài, phóng sự về công tác ATTP.
Đặc biệt, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng chiến dịch truyền thông "Người Hà Nội không sản xuất, phân phối, tiêu thụ, tẩy chay, tố giác cơ sở sản xuất, tiêu thụ thực phẩm không an toàn". Đăng tải trên website ngành về các cơ sở thực phẩm đảm bảo cũng như các cơ sở chưa đảm bảo vệ sinh ATTP...
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Trần Ngọc Tụ cho biết, việc triển khai quản lý ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác ATTP còn thiếu và yếu.
Bên canh đo, viêc triên khai thưc hiên ky cam kêt ATTP đôi vơi cac cơ sơ san xuât kinh doanh thưc phâm nho le không co giây phep kinh doanh tuyên xa quan ly găp nhiêu kho khăn do đa sô chưa đap ưng đươc cac tiêu chi ATTP vê môi trương, nguôn gôc thưc phâm, trang thiêt bi dung cu, yêu tô con ngươi...
Đăc biêt, trong khi môt bô phân chu cơ sơ thưc phâm con chưa co y thưc vê sưc khoe công đông, chay theo lơi ich trươc măt thi không it ngươi tiêu dung lai dê dai trong lưa chon thưc phâm.
"Hoat đông giêt mô gia suc, gia câm nho le, không đam bao ATTP, viêc tăng sư dung hoa chât trong san xuât thưc phâm, kho khăn trong kiêm soat ATTP vơi thưc phâm nhâp khâu...la nhưc vân đê gây "đau đâu" cho nhưng nha quan ly hiên nay" - ông Trân Ngoc Tu chia se.
Trao đổi tại hội nghị, các Sở Công thương Hà Nội và Sở NN&PTNT cùng các quận, huyện đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến công tác ATTP như: Xây dựng truy xuất nguồn gốc thực phẩm; xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với thực phẩm lưu thông; vai trò của chính quyền địa phương trong chỉ đạo, xây dựng mô hình điểm, kiểm tra, kiểm soát ATTP dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập trung trên địa bàn...
Cũng tại hội nghị, Ban Chỉ đạo công tác ATTP đã công bố triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP giai đoạn 2018-2020 với 3 cấp độ: thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Các điểm cảnh báo ATTP sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về ATTP trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo cho cộng đồng.
Mục tiêu chung của kế hoạch là xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP đủ năng lực đáp ứng việc xử lý nhanh các thông tin, sự cố về ATTP nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tân Hưng
Theo baodatviet
Hà Nội: Siết chặt quản lý dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố UBND TP Hà Nội vưa ban hành Công văn số 4750/UBND-KGVX, yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Anh minh hoa Công văn nêu rõ, trong năm qua, công tác quản lý ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường...