Không mặn mà với tăng tuổi nghỉ hưu
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và người lao động. Ghi nhận của phóng viên, nhiều đại biểu và lao động cho rằng không nên tăng tuổi nghỉ hưu.
Việt Nam không thiếu lao động
Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ: Công đoàn đồng tình chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu và tăng khung giờ làm thêm, song thực sự cũng rất trăn trở, rất “nghẹn ngào”…
Ông Hiểu cho biết, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được đưa ra khi Việt Nam đang có nhiều xáo trộn về thị trường lao động. Trong khu vực Nhà nước, việc tinh giản biên chế khiến mỗi năm dư thừa hàng nghìn lao động. Ở khu vực doanh nghiệp, việc sa thải lao động nữ ở độ tuổi 40 ngày càng diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, Việt Nam vẫn còn hàng triệu lao động thất nghiệp.
Nhiều lao động – nhất là ở ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm… không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (ảnh minh họa). Ảnh: M.N
Ông Hiểu phân tích: “Thực tiễn cho thấy, hầu hết các quốc gia tăng tuổi nghỉ hưu là những quốc gia thiếu lao động. Nhưng Việt Nam vẫn đang thừa lao động. Cần lưu ý là nước ta dự kiến tăng tuổi nghỉ hưu đúng vào thời kỳ đang quyết liệt tinh giản biên chế, nhiều lao động mất việc. Hơn nữa, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trẻ cũng còn khó khăn, mỗi năm cả nước vẫn có tới hơn 1 triệu lao động thất nghiệp, trong đó có vài trăm nghìn cử nhân”.
Ông Lê Quân – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, đang có nhiều luồng ý kiến trái chiều, nhất là từ các nhóm ngành nghề lao động khác nhau về đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nam lên 62 tuổi, lao động nữ lên 60 tuổi. Đây là xây dựng chính sách, có tác động lâu dài nên cơ quan soạn thảo mong muốn các ý kiến đóng góp nhìn nhận theo hướng hướng tới tương lai.
Phản biện lại quan điểm tăng tuổi nghỉ hưu vì tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đang tăng lên, ông Hiểu cho rằng, đúng là tuổi thọ người Việt Nam tăng, nhưng số năm mắc bệnh tật trong đời lớn, trong đó nhiều người mắc nhiều bệnh, tức tuổi thọ cao nhưng không khỏe. “Ở nước ta, đặc thù ngành nghề lao động phần lớn là lao động nặng nhọc, cơ bắp, không phù hợp với lao động khi tuổi đã lớn. Thực tế các chủ lao động cũng không mong muốn sử dụng người lao động lớn tuổi vào lao động trực tiếp, bản thân người lao động cũng không mong muốn, nên năng suất lao động không cao”-ông Ngọc nói.
Chia sẻ với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu và các đề xuất trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), nhưng Đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cho rằng, việc sửa đổi bộ luật lần này phải đồng thời với sửa các luật liên quan, đặc biệt là Luật BHXH, để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.
Cũng theo ông Tùng, khi sửa Bộ luật Lao động, những quy định của bộ luật này có thể sẽ tạo ra những xung đột với một số bộ luật khác như: Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự hoặc nảy sinh bất cập với Luật BHXH. Dẫn chứng quá trình đi khảo sát ở địa phương, ông Tùng cho rằng, hiện nay việc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH của doanh nghiệp đang rất phổ biến. Đáng nói, nhiều chủ doanh nghiệp người nước ngoài đã trốn khỏi Việt Nam, khiến người lao động không biết bấu víu vào đâu để đòi quyền lợi BHXH. Trong khi đó, hiện nay, mới có rất ít vụ được đưa ra toà án giải quyết, do đang vướng thủ tục pháp lý liên quan…
Đồng tình tăng giờ làm thêm nhưng vẫn trăn trở
Video đang HOT
Với quy định tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về việc mở rộng khung giờ làm thêm, tăng thêm tối đa 100 giờ làm thêm/năm so với quy định hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm), phía Bộ LĐTBXH cho biết, mức tăng giờ làm thêm chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định và bộ luật cũng quy việc thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện.
Với quy định trong dự thảo, ông Ngọ Duy Hiểu cũng cho biết, ông đồng ý chủ trương tăng khung giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng thêm 100 giờ/ năm so với hiện hành).
Theo ông Hiểu, mặc dù đồng ý với chủ trương này, là những người làm công tác công đoàn hết sức buồn và lo lắng, vì hiếm hoi có tổ chức công đoàn trên thế giới đồng ý tăng giờ làm thêm. “Tuy nhiên người lao động của chúng ta lương rất thấp, không tăng giờ làm thêm thì không đủ đáp ứng cuộc sống tối thiểu. Và thực tế nhiều nơi cũng đang lách luật, có nơi người lao động đã làm thêm tới 500 giờ/năm, nên chúng tôi chia sẻ về việc mở rộng khung giờ làm thêm” – ông Hiểu nói.
Theo ông Hiểu, đồng thời với tăng giờ làm thêm thì phải nghiên cứu để xây dựng phương án trả lương lũy tiến để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, chẳng hạn giờ làm thêm thứ nhất 5 USD thì làm thêm giờ thứ 2 phải được trả 6 – 7 USD. Lý do, ngoài việc chi phí để người lao động đầu tư tái sản xuất sức lao động thì thực tiễn đã cho thấy, càng làm thêm nhiều giờ thì nguy cơ tai nạn lao động càng cao…
Theo Danviet
Không có chuyện tăng tuổi nghỉ hưu giúp quan chức 'giữ ghế' làm việc
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định, không có chuyện khi tăng tuổi nghỉ hưu thì người già sẽ "tranh" chỗ của người trẻ, quan chức "giữ ghế" để làm việc.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời báo chí sáng 29/5 bên lề Kỳ họp thứ bảy - Quốc hội khóa XIV.
Liên quan đến đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định: "Nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thì có nghĩa là truyền gánh nặng cho thế hệ sau."
Bên lề Kỳ họp thứ bảy - Quốc hội khóa XIV, sáng 29/5 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có những trao đổi cụ thể với báo chí về vấn đề này.
- Việc đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu dựa được đưa ra dựa trên cơ sở nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tại Việt Nam, quy định về tuổi nghỉ hưu đang được áp dụng hiện nay (60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ) đã có từ đầu những năm 1960s, tức là cách đây hơn sáu thập kỷ. Tại thời điểm đó, tuổi thọ trung bình của Việt Nam chỉ đạt hơn 45 tuổi. Trong khi đó, hiện nay, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là 76,6 tuổi. Việt Nam đã trở thành một trong những nước có tuổi thọ trung bình cao ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bởi vậy, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết. Việc này được thực hiện theo lộ trình, liên quan đến nhiều Luật và chính sách khác như Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Bảo hiểm xã hội, việc điều chỉnh thị trường lao động...
- Theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), những trường hợp nào được nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn so với quy định, thưa ông?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Khi thiết kế chính sách, chúng tôi đã tính đến cả trường hợp người lao động nghỉ hưu ở tuổi 50. Thậm chí, với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, người lao động bị suy giảm sức khỏe, khả năng lao động thì còn có thể nghỉ hưu sớm hơn nữa. Ngoài ra, họ có thể nghỉ hưu khi đóng đủ bảo hiểm.
[Đề nghị thống kê công việc khác biệt về tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu]
Bởi vậy, Luật được xây dựng theo hướng không bắt buộc người lao động cứ đủ tuổi lao động, đủ năm đóng bảo hiểm thì mới được nghỉ hưu. Chính phủ đang rà soát toàn bộ những ngành nghề, lĩnh vực, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại để hoàn thiện danh sách ban hành kèm theo Bộ luật Lao động (sửa đổi) khi Bộ luật này được Quốc hội thông qua.
Chúng ta cần phân biệt rõ tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu. Tuổi nghỉ hưu là những quy định về điều kiện để người lao động được hưởng chính sách của Nhà nước, hưởng bảo hiểm xã hội. Còn tuổi nghề là phạm trù khác. Tùy theo đặc trưng riêng, mỗi ngành nghề có thời gian làm nghề dài-ngắn khác nhau. Ví dụ, với những lĩnh vực như thể thao, xiếc, thời gian làm nghề thường ngắn. Trong khi đó, với lực lượng lao động trình độ cao, đặc biệt là ở các lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm (như nghiên cứu khoa học, luật...) thì cần khuyến khích làm việc suốt đời.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Vietnam )
- Có ý kiến cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ khiến lực lượng lao động trẻ khó tìm kiếm việc làm. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội chỉ rõ, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động; bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; xu hướng già hoá dân số; tính chất, loại hình lao động và giữa các ngành nghề, lĩnh vực...
Khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, hai ưu tiên hàng đầu là tăng trưởng kinh tế và đảm bảo việc làm cho lao động trẻ. Phương án đề xuất đã tính đến việc cân đối việc làm cho cả lực lượng lao động trẻ và lực lượng lao động già.
Chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn rằng, hiện nay, Việt Nam không còn ở giai đoạn dân số vàng mà đang chuyển sang giai đoạn già hóa dân số. Lực lượng lao động trẻ của Việt Nam không quá dồi dào. Theo quan sát của tôi, ở nhiều vùng nông thôn hiện nay chủ yếu lao động là người già và phụ nữ. Bởi vậy, không có chuyện khi tăng tuổi nghỉ hưu thì người già sẽ "tranh" chỗ của người trẻ, quan chức "giữ ghế" để làm việc.
Việc tăng tuổi nghỉ hưu là tính cho tương lai, cho thế hệ sau.
- Vậy việc tăng tuổi nghỉ hưu có tác động thế nào đến quỹ bảo hiểm xã hội không, thưa ông?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nhìn chung, hiện nay, ở Việt Nam, mức đóng bảo hiểm xã hội của cả nam và nữ còn thấp (đóng bình quân 20 năm) nhưng mức hưởng cao. Tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, mức hưởng bảo hiểm xã hội dao động trong khoảng từ 30%-45%. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mức hưởng trung bình là 70%, còn người hưởng cao nhất là 75%.
Nếu một người đóng bảo hiểm xã hội bình quân 28 năm thì đủ để chính người đó hưởng trong 10 năm; đối với 9,5 năm còn lại thì phải lấy đóng góp bảo hiểm xã hội của thế hệ sau chia sẻ cho thế hệ trước. Bởi vậy, để đảm bảo sự cân bằng, ổn định của quỹ bảo hiểm xã hội thì việc điều chỉnh tuổi hưu là cần thiết.
- Trân trọng cảm ơn ông./.
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất hai phương án tăng dần tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện làm việc bình thường từ năm 2021. Lộ trình này sẽ thực hiện dần dần, cho tới lúc nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Hai phương án trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến:
Phương án 1: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi ba tháng đối với nam và đủ 55 tuổi bốn tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm ba tháng đối với nam và bốn tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Phương án 2: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi bốn tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm bốn tháng đối với nam và sáu tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Dự thảo Bộ luật cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá năm tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ bảy - Quốc hội khóa XIV, sáng 29/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, trình bày Tờ trình về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Nhóm PV (Vietnam )
2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, quy định quyền nghỉ hưu sớm Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu. Chiều 19/5, Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra dự án Bộ luật Lao động sửa đổi. Một trong những nội dung...