Không lực Nga mở rộng mô hình “bộ đôi hoàn hảo”
Giữa những nghi ngờ rằng Nga có thể đã bắt đầu triển khai máy bay không người lái tàng hình tấn công hạng nặng S-70 Okhotnik ( thợ săn) để tấn công Ukraine, một video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một chiếc S-70 Okhotnik đang bay theo đội hình với một máy bay chiến đấu MIG-29 của lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS).
Thời gian và địa điểm bay không xác định.
Bộ Quốc phòng Nga cũng chưa chính thức thừa nhận đoạn video này. Khoan bàn về tính chính xác của thông tin trên, hãy nói về máy bay không người lái S-70 và những tính năng đặc biệt của nó khi được phối hợp với máy bay chiến đấu tàng hình Su-57.
Khi các phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin về các vụ nổ ở Sumy và Kremenchuk, vùng Poltava, đã có những tuyên bố rằng “máy bay không người lái S-70 Okhotnik có thể đã tấn công các cơ sở quân sự của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) ở vùng Sumy”. Tuy nhiên, những tuyên bố này không được Nga hay Ukraine chính thức xác nhận.
Như đã được tiết lộ trước đây trên một thông tin nguồn mở, 2 nguyên mẫu Okhotnik của Nga đã trải qua quá trình bay thử nghiệm và 2 chiếc khác đang được chế tạo hoặc bay thử nghiệm. Do đó, đoạn video đã thu hút sự quan tâm khi cho thấy chiếc máy bay không người lái tàng hình đã bay theo đội hình với chiếc MiG-29 cũ của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga (VKS). Điều này rất đáng chú ý vì máy bay không người lái S-70 vốn được biết đến là một “trợ thủ đắc lực” bay cùng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57.
Video đang HOT
S-70 Okhotnik, một trong những UAV hiện đại nhất của Nga.
Máy bay không người lái Sukhoi S-70 Okhotnik có khả năng bay với tốc độ tối đa 1.000 km/h với tầm hoạt động 6.000 km, nhờ động cơ phản lực AL-31. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố máy bay không người lái này bao gồm các tính năng như nhắm mục tiêu quang điện, radio và “các loại thiết bị trinh sát khác”. Máy bay không người lái này có trọng lượng từ 20 đến 25 tấn, có thể mang theo lượng vũ khí đáng kể, có các tính năng như nhắm mục tiêu quang điện, radio và “các loại thiết bị trinh sát khác”. Nó có thể xâm nhập không phận tranh chấp và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của kẻ thù. Okhotnik có thể xâm nhập không phận đối phương được bảo vệ nghiêm ngặt, khởi động một cuộc tấn công độc lập hoặc truyền dữ liệu mục tiêu tới Su-57 hoặc khẩu đội tên lửa. S-70 Okhotnik đã được lên kế hoạch đưa vào sản xuất hàng loạt và giao hàng vào năm 2024.
Sau khi đoạn video gần đây về S-70 Okhotnik bay cùng MiG-29 lan truyền trên mạng xã hội, cư dân mạng và các nhà quan sát quân sự suy đoán rằng các cuộc thử nghiệm cuối cùng đang được tiến hành để kết hợp máy bay không người lái tàng hình với Su-57 Felon của VKS.
S-70 Okhotnik và Su-57 – “Bộ đôi hoàn hảo”
Có những tính năng tuyệt vời như vậy, song Okhotnik không thể tự vệ nếu bị máy bay chiến đấu có người lái phục kích. Su-57 và Okhotnik sẽ có khả năng phối hợp và linh hoạt trong vai trò tấn công, trở thành “bộ đôi hoàn hảo”.
Tháng 8/2019, nguyên mẫu S-70 cất cánh lần đầu tiên và đến tháng 9/2019, nó hoàn thành nhiệm vụ trong đội hình với tiêm kích Su-57. Theo một báo cáo từ tháng 1/2021, nó đã thực hiện cuộc thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên bằng cách thả bom không điều khiển vào mục tiêu tại cơ sở huấn luyện Ashuluk gần biển Caspi.
Vào tháng 4/2021, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Công nghiệp – Quân sự Nga, Andrey Yelchaninov, cho biết: “Những chiếc máy bay chiến đấu và máy bay không người lái này không chỉ có thể tương tác một cách riêng biệt mà còn có thể phối hợp trong nhiều đội hình chiến đấu khác nhau. Trong một khung thời gian rất ngắn, có khả năng điều khiển một số máy bay không người lái Okhotnik từ buồng lái Su-57″.
Yuri Knutov, nhà sử học quân sự và Giám đốc Bảo tàng Lực lượng Phòng không, cho biết: “Su-57 có thể kiểm soát, điều khiển một loạt máy bay không người lái Okhotnik và sự kết hợp này mở ra cơ hội tuyệt vời để giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu chiến lược. Chiếc “Thợ săn” này được chế tạo theo cách thức tương tự như Su-57. Và, ở Ukraine, máy bay Su-57 đã hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu và quay trở lại mà không bị phát hiện”.
Theo tuyên bố của các quan chức Nga, máy bay không người lái Okhotnik có thể bay dưới sự chỉ huy của máy bay chiến đấu Su-57, một định dạng phối hợp máy bay có người lái và máy bay không người lái mà Mỹ cũng đang nghiên cứu và phát triển. Mỹ đã lên kế hoạch mua ít nhất 1.000 máy bay không người lái như vậy để bay cùng với F-35 và các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo.
Trả lời EurAsian Times, phi đội trưởng kỳ cựu và chuyên gia quân sự của không quân Ấn Độ Vijainder K. Thakur giải thích rằng, S-70 sẽ đặc biệt quan trọng do những nghi ngại về đặc điểm tàng hình của Su-57. Chuyên gia này giải thích: “Không giống các máy bay chiến đấu của Mỹ, Su-57 thiếu tính năng tàng hình tần số vô tuyến cần thiết để xâm nhập vào khu vực không phận có nhiều tranh chấp. Khả năng tàng hình của Su-57 không bằng các tiêm kích tàng hình của Mỹ. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng kết hợp giữa khả năng tàng hình và năng lực của bộ cảm biến, Su-57 có thể phát hiện và giao tranh với 2 máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ. Trái ngược với Su-57, Okhotnik có các đặc tính tàng hình tuyệt vời – hình dạng khó có thể quan sát bằng tần số vô tuyến và khả năng triệt tiêu tín hiệu hồng ngoại – tương tự như F-22 và F-35″.
Các quan chức Nga đã nhiều lần khẳng định rằng Su-57 và phi đội Okhotnik sẽ tiêu diệt các mục tiêu chiến lược quan trọng, chẳng hạn như các trung tâm chỉ huy của NATO và các mục tiêu quân sự-dân sự hoặc dọn đường cho các máy bay ném bom quan trọng có khả năng mang tên lửa hành trình Kh-101 hoặc tên lửa siêu thanh Kinzhal triển khai các nhiệm vụ của chúng. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Rostec, Vladimir Artyakov, nhấn mạnh rằng không có thành viên nào của NATO có máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) tương tự có thể cạnh tranh với Okhotnik.
NASA hỗ trợ Brazil bảo vệ rừng Amazon
Trong chuyến thăm trung tâm nghiên cứu vũ trụ INPE của Brazil ngày 26/7, Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson đã đề xuất mở rộng hợp tác trong lĩnh vực vệ tinh giữa hai bên nhằm góp phần theo dõi và ngăn chặn nạn phá rừng nhiệt đới Amazon.
Ảnh (tư liệu, minh họa): phys.org
Phát biểu với báo giới tại INPE ở thành phố Sao Jose dos Campos (Brazil), ông Nelson cho biết vào tháng 1/2024, NASA sẽ cùng Ấn Độ phóng vệ tinh NISAR có khả năng cung cấp hình ảnh bên dưới tán rừng. Ông Nelson nhấn mạnh vệ tinh này có thể "nhìn xuyên" tán rừng, giúp phát hiện các hành vi đốt phá. Cựu phi hành gia Nelson cho biết khi bay vào vũ trụ 37 năm trước, chỉ quan sát bằng mắt thường từ cửa sổ của tàu vũ trụ, ông cũng có thể nhận thấy sự tàn phá ở rừng nhiệt đới Amazon qua các màu sắc khác nhau.
Brazil đang dựa vào các hình ảnh vệ tinh để giám sát rừng Amazon, song thường gặp trở ngại mây che phủ nên khó có hình ảnh chính xác và kịp thời.
Giám đốc NASA khẳng định các vệ tinh dự định đưa vào quỹ đạo đầu năm tới sẽ bổ sung "khả năng to lớn trong việc nắm bắt những gì đang xảy ra" với rừng Amazon.
Hiện 60% diện tích rừng Amazon nằm trên lãnh thổ Brazil. Được ví là "lá phổi xanh của hành tinh," Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy trên Trái Đất, là nơi sinh sống của khoảng 1 triệu thổ dân thuộc 500 bộ lạc và nơi trú ngụ của hơn 3 triệu loài động, thực vật khác nhau. Do hấp thụ lượng lớn CO2 nên rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.
Ukraine để lọt gần 30 tên lửa, UAV Nga tập kích Odessa Ukraine thông báo Nga sử dụng hàng chục tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV) tập kích các mục tiêu gần Odessa, nhưng thừa nhận không thể đánh chặn nhiều loại tên lửa. PravdaUkraine hôm nay (19/7) dẫn thông báo của Không quân Ukraine cho hay Nga đã sử dụng 32 UAV tự sát và 30 tên lửa hành...