Không lực Mỹ “méo mặt” vì chiến đấu cơ F-35
Không lực Mỹ có thể sẽ phải cắt giảm số lượng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 so với dự kiến bởi nếu không họ sẽ không đủ tiền để mua các loại vũ khí và thiết bị quân sự khác.
Theo ngân sách dự kiến cho năm 2016, Không lực Mỹ sẽ mua 44 chiến đấu cơ F-35 cho năm tài khóa này, 48 chiếc cho năm 2017, và 60 chiếc mỗi năm kể từ năm 2018 đến 2020. Theo đó, tổng trị giá tiền đầu tư cho loại chiến đấu cơ này sẽ lên tới khoảng 215 tỷ USD.
Chiến đấu cơ F-35
Tuy nhiên, Không lực Mỹ cũng có kế hoạch mua khoảng 80 đến 100 máy bay ném bom tấn công tầm xa, có trị giá lên tới khoảng 100 tỷ USD nữa. Bởi vậy, để đủ ngân sách mua lô máy bay ném bom chiến lược trên, Không lực Mỹ sẽ buộc phải cắt giảm số lượng chiến đấu cơ F-35 mà họ muốn mua.
Được biết, đến giữa những năm 2020, chương trình F-35 sẽ “ngốn” tới 50% ngân sách trang bị vũ khí của Không lực Mỹ. Theo đó, nếu như ngân sách quốc phòng không được tăng cao, thì Không lực buộc phải cắt giảm ngân sách cho F-35. Đó là nhận định của ông Mackenzie Eaglen, một chuyên gia phân tích quốc phòng đến từ Viện Doanh nghiệp Mỹ.
Hơn nữa, cả Canada và Na-uy đều có kế hoạch rút khỏi chương trình F-35, điều này có thể dẫn tới việc giá thành của F-5 sẽ tăng lên.
Video đang HOT
“Đây không chỉ là vấn đề họ không đủ tiền mua máy bay mà họ cũng đang thiếu cả tiền cho các dự án nghiên cứu mới, họ cũng thiếu tiền dành cho cuộc chiến an ninh mạng”, một chuyên gia quân sự khác, ông Jacques Gansler nhận định.
Dự án phát triển chiến đấu cơ F-35 là dự án vũ khí có chi phí đắt đỏ nhất thế giới, khi tổng số tiền đầu tư phát triển nó đã lên tới 400 tỷ USD.
Trước đó, Lầu Năm Góc từng tuyên bố, dự án máy bay F-35 của hãng Lockheed-Martin là “dự án trọng tâm trong việc hình thành nên một thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ mới cho Hải, Lục, Không quân Mỹ và các đồng minh”.
Nếu chương trình phát triển F-35 này suôn sẻ, không gặp trục trặc và đúng theo như những gì Lầu Năm Góc từng “tô vẽ” thì F-35 được đánh giá là một trong 10 chiến đấu cơ “đáng gờm” nhất thế giới hiện nay. Đây được kỳ vọng là loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên được phép xuất khẩu trên thế giới.
Chiến đấu cơ F-35 được thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F35B là chiến đấu cơ được trang bị công nghệ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (STOVL), công nghệ tàng hình cũng như do thám hiện đại nhất, cùng công nghệ phát hiện và theo dõi mục tiêu (ISTAR).
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga, một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Vì thế, F-35 được rất nhiều nước thèm muốn, đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Một số đồng minh của Mỹ ở Châu Á muốn dùng F-35 làm vũ khí răn đe chiến lược đối với Trung Quốc.
Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tiêm kích tàng hình PAK-FA là máy bay kỹ thuật số 100%
Chiến đấu cơ tàng hình PAK-FA của Nga là máy bay điều khiển bằng kỹ thuật số hoàn toàn, giúp phi công thực hiện nhiệm vụ bay với sự hiệu quả tối đa.
Chiến đấu cơ tàng hình PAK-FA của Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Phó tổng giám đốc hãng công nghệ điện tử - vô tuyến KRET (thuộc tập đoàn Rostec), ông Igor Nasenkov ngày 12.11 cho biết PAK-FA có một "lớp màn chắn thông minh", đó là hệ thống ăng-ten cho phép phi công nắm được những gì đang diễn ra xung quanh máy bay. Tất cả các góc nhìn trước, sau, phải, trái đều được trình chiếu trên mũ phi công hoặc màn hình tương tác ở buồng lái, theo đài RT ngày 12.11.
"PAK-FA không chỉ đơn giản là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 mới nhất đã được chế tạo, mà nó còn là máy bay điều khiển bằng kỹ thuật số 100%", ông Nasenkov nói.
PAK-FA còn được gọi là T-50, được thiết kế nhằm cạnh tranh với các máy bay tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tàng hình này do hãng Sukhoi thiết kế.
Máy bay này có một chỗ ngồi, 2 động cơ và sẽ là máy bay đầu tiên của Không quân Nga sử dụng đầy đủ công nghệ tàng hình. T-50 là chiến đấu cơ đa nhiệm có vai trò không chiến và tấn công mặt đất.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ cân nhắc sử dụng tiếp máy bay diệt tăng A-10 Mỹ nhiều khả năng sẽ hoãn kế hoạch cho máy bay tấn công mặt đất A-10 "nghỉ hưu" trong 2-3 năm tới vì nhu cầu sử dụng loại máy bay này trong các cuộc chiến tại Trung Đông và châu Phi đang gia tăng. Cường kích A-10 của Mỹ - Ảnh: Reuters Tướng Herbert Hawk Carliste, lãnh đạo Bộ tư lệnh tác chiến...