Không lặp lại sự cố mất điện toàn miền Nam
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ đã yêu cầu bộ, ngành liên quan làm rõ trách nhiệm để xảy ra sự cố mất điện toàn miền Nam, yêu cầu ngành điện xem xét lại toàn diện các vấn đề để đảm bảo không lặp lại các sự cố như vậy, hoặc sự cố có tính nghiêm trọng tương tự.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ trưa 26/5 tại Hà Nội, sau phiên họp tháng 5 của Chính phủ. Sự cố mất điện toàn miền Nam vừa qua là một trong những nội dung được đề cập tại phiên họp của Chính phủ.
Sự cố mất điện trên diện rộng đột ngột ở 22 tỉnh miền Nam xảy ra hôm 21/5 do một tài xế lái xe cẩu nâng cây dầu chạm vào đường dây 500 KV được Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định là “chưa từng có”, “khắc phục không đơn giản”. Dù sự cố xảy ra và được khắc phục nhanh chóng trong mấy tiếng đồng hồ, nhưng đến nay vẫn “chưa tính toán được cụ thể những thiệt hại liên quan kinh tế, xã hội…”.
Ông Vũ Đức Đam cho hay Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương, ngành điện xem xét nghiêm túc toàn diện mọi vấn đề, bảo đảm không có sự cố lặp lại như vậy cũng như sự cố có tính nghiêm trọng tương tự. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, ngoài lý do mang tính sự cố thì còn có lý do kỹ thuật. Đó là đất nước của chúng ta trải dài, số mạch điện 500 KV nối vào còn ít. Nói nôm na là ta có lưới điện chằng chịt rất lớn, nhưng đầu dẫn điện vào mới có mấy mạch 500 KV. Trong kế hoạch đầu tư, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương tìm nguồn vốn đầu tư nhanh. Nếu không đầu tư nhanh, kịp thời, sẽ dẫn đến thiếu điện thì công nghiệp không phát triển được.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng kiên trì thực hiện lộ trình điều hành giá điện tiến tới từng bước thực hiện cơ chế giá thị trường. Ngoài đảm bảo giá cả phục vụ công nghiệp, nhân dân, còn phải đảm bảo mặt bằng giá hợp lý để thị trường không méo mó, tạo sự hấp dẫn huy động đầu tư vào ngành điện.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang cho biết sự cố mất điện đột ngột ở miền Nam vừa qua cho thấy “tính dễ tổn thương” của đường dây truyền tải 500 KV. Tuy nhiên, ông cho hay, sự cố tương tự từng xảy ra ở cả các nước phát triển. Qua sự cố vừa qua, Bộ cũng sẽ đánh giá toàn diện nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Trong tuần tới sẽ trình Chính phủ báo cáo chi tiết.
Bên cạnh đó sẽ phải đẩy nhanh đầu tư một số công trình đường dây 500kV.
“Có khó khăn là một số địa phương chưa ủng hộ nhiệt tình dành đất để xây dựng công trình đường dây 500 KV. Họ có khó khăn thu hồi đất đai. Nhưng quy hoạch phê duyệt rồi chắc các địa phương sẽ ủng hộ ngành điện để làm. Phải tăng cường trách nhiệm tham gia bảo vệ an toàn lưới điện. Hàng chục nghìn km đường dây, cả EVN không thể đủ nhân lực nếu không có địa phương, nhân dân cùng vào cuộc”.
Video đang HOT
“Sự cố vừa rồi rất hy hữu, nếu tất cả địa phương, nhân dân, tổ chức, đơn vị tại nơi đường dây đi qua có trách nhiệm bảo vệ thì nguy cơ xảy ra sự cố sẽ ít hơn rất nhiều”, Thứ trưởng Quang khẳng định
Theo 24h
Làm mất điện toàn miền Nam, bị xử lý thế nào?
Sự cố gây mất điện 22 tỉnh miền Nam đã được xác định là do tài xế xe cẩu bất cẩn. Vậy tài xế này sẽ bị xử lý như thế nào?
Tài xế xe cẩu thừa nhận "vô ý"
Liên quan đến sự cố mất điện diện rộng ở 22 tỉnh thành miền Nam vào chiều 22/5 như đã thông tin, được biết, sau khi đến trình diện, bị tạm giữ tại cơ quan công an, ngày 23/5 tài xế Ngô Tấn Thảo (ngụ TX Thuận An, tỉnh Bình Dương) đã được cho về nhà.
Bước đầu, tài xế này đã thừa nhận là "tác giả" gây nên sự cố trên đường dây 500 kV Di Linh - Tân Định, ở khoảng trụ 1072 - 1073 gần trạm biến áp 500 kV Tân Định.
Riêng xe cần cẩu BKS 61P - 3745 do tài xế Thảo điều khiển gây nên sự cố đã bị cơ quan chức năng lập biên bản và tạm giữ.
Chiếc xe gây ra sự cố mất điện toàn miền Nam
Tường trình tại trụ sở Công an P.Hòa Phú, ông Thảo cho biết, lúc 13h15 chiều 22/5 ông điều khiển xe cẩu để di chuyển những cây dầu ở một vườn ươm, dưới đường điện 500 kV nói trên.
Lúc cẩu 1 cây dầu cao trên 10m, ông Thảo không chú ý đã để phần ngọn cây vướng vào đường điện 500 kV gây nổ.
Lúc này, ông Thảo bỏ xe chạy ra ngoài, nhưng theo tường trình, có thể bị tia lửa điện phóng tới làm ông bị thương tích nhẹ, lốp trước xe cẩu cũng bị nổ.
Ông Thảo sau đó đã vào bệnh viện sơ cứu rồi đến công an địa phương trình diện, trình báo rõ vụ việc.
Sự cố do ông Thảo gây ra đã gây mất liên kết hệ thống điện 500 kV Bắc - Nam, gây nhảy tất cả tổ máy phát điện, gây nên tình trạng mất điện trên diện rộng ở miền Nam.
Chưa có và rất khó thống kê nhưng sự cố mất điện này được xác định là có thiệt hại cực kỳ lớn, ở nhiều địa phương.
Buộc bồi thường là... không khả thi!
Vấn đề dư luận quan tâm là ông Thảo với việc vô ý gây nên sự cố nghiêm trọng này, sẽ bị xử lý như thế nào?
PV có trao đổi với 1 lãnh đạo CA tỉnh Bình Dương. Ông này cho biết đang phối hợp cùng cơ quan chức năng để làm rõ, cho đến thời điểm này cá nhân ông chưa đưa ra nhận định gì.
Theo luật sư Trường, nếu có thống kê được là quá lớn thì vấn đề buộc ông Thảo bồi thường là không khả thi!
Còn theo luật sư Nguyễn Văn Trường (Trưởng Văn phòng luật sư Trường - thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM) cho hay: "Theo tôi, trường hợp ông Ngô Tấn Thảo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm đ, khoản 7, điều 15, Nghị định 68/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010.
Cụ thể là, phạt tiền từ 5 - 6 triệu đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải có chiều cao vượt quá 4,5 mét trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây cao áp trên không hoặc cao quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy dẫn đến gây sự cố lưới điện.
Cũng theo luật sư Trường, ngoài ra, chiếu theo điều 6 của Nghị định nói trên, người gây nên sự cố còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực gây ra.
Cụ thể, "cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì phải bồi thường".
Việc bồi thường này được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, nói về trường hợp ông Thảo, luật sư Nguyễn Văn Trường nhận định: "Về mức độ thiệt hại, nếu có thống kê được là quá lớn thì vấn đề buộc ông Thảo bồi thường là không khả thi".
Phân tích rõ, luật sư Trường còn nhận định thêm, qua vụ việc này, các cơ quan chức năng ngành điện lực cũng phải kiểm điểm trách nhiệm của mình theo quy định tại điều 14 về "trách nhiệm của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp và của đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp".
Cụ thể điều trên quy định, trước khi đóng điện, chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp phải hoàn thành việc di dời hoặc cải tạo nhà ở, công trình, chặt tỉa cây theo quy định tại Nghị định 106/2005/NĐ-CP.
Những tồn tại chưa xử lý được phải lập biên bản, có thống nhất của đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp về nội dung tồn tại, biện pháp, thời gian khắc phục...
Chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp phải bàn giao đầy đủ hồ sơ liên quan đến bồi thường, hỗ trợ để di dời, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp.
Theo NTD
8 triệu khách hàng ảnh hưởng bởi sự cố cúp điện miền Nam Trong số này là gần 2 triệu hộ dân và doanh nghiệp tại TP HCM chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ngọn cây chạm đường dây 500 kV khiến 22 tỉnh miền Nam mất điện hôm 22/5 Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và Tổng công ty Điện lực TP HCM, có 6 triệu khách...