Không làm thầy giáo, về quê trồng cây dại lại có tiền tỷ mỗi năm
Không giống như các bạn học cùng khóa khác, sau khi có tấm bằng Cao đẳng trong tay, anh Bùi Quý Hợi, 36 tuổi, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) lại quyết định về quê lập nghiệp bằng mô hình trồng cà gai leo-loại cây vốn mọc dại, nhờ đó mà mỗi năm gia đình anh Hợi bỏ túi cả tỷ đồng.
Đến xã Bảo Hiệu hỏi thăm nhà anh Hợi ai cũng biết, bởi anh là người không chỉ làm kinh tế giỏi trong xã mà còn là người tạo ra mô hình điểm về trồng cà gai leo để cho bà con trong vùng học hỏi. Hiện trang trại trồng loài cây dại này của anh Hợi đang trồng hơn 10 ha, mỗi năm bán ra thị trường hàng vài chục tấn cà gai khô và thu về cả tỷ đồng.
Chia sẻ với Dân Việt, anh Hợi cho biết, từ hồi còn nhỏ anh đã rất đam mê về nghề trồng trọt nên sau khi khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vào năm 2008 thì anh quyết định về quê “nghịch đất trồng cây”.
Anh Bùi Quý Hợi (bên trái) đang dẫn khách thăm quan mô hình trồng cây cà gai lep của mình.
Những năm đầu tiên anh chủ yếu làm cây giống các loại để bán cho bà con trong vùng, nhưng do vất vả mà lại cho hiệu quả kinh tế không cao nên anh nghỉ, đi tìm các mô hình trồng trọt khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong một lần tình cờ biết đến mô hình trồng gai leo cho hiệu quả kinh tế cao, anh liền đi thăm quan để học hỏi và cũng như tìm hiểu về loại cây này.
Qua quá trình tìm hiểu, anh nhận thấy đây là một loại cây dược liệu rất phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai ở địa phương mình và đầu ra khá ổn định nên anh Hợi quyết định khởi nghiệp với loại cây mọc dại này.
Cà gai leo là một giống cây dây leo, có tác dụng rất tốt đối với các bệnh liên quan đến gan.
Khởi nghiệp từ 50 vạn cây cà gai leo làm vốn, nhận thấy loại cây này dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục đầu tư để mở rộng mô hình. Sau hơn 2 năm, đến nay quy mô trồng cà gia leo của gia đình anh Hợi đã lên tới hơn hơn 10 ha.
Trung bình mỗi năm, gia đình anh Hợi xuất bán ra thị trường gần 40 tấn cà gia khô, được bán với giá trên dưới 40 ngàn đồng/1kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình anh Hợi lãi gần 1 tỷ đồng.
Anh Bùi Qúy Hợi cho biết, cây cà gai leo là loại cây dại, thường mọc hoang ở các bờ bụi…Đây là một loại cây có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là về các bệnh liên quan đến gan. “Cà gai leo là một loại cây khá dễ trồng, ít bị sâu bệnh và phát triển quanh năm. Trung bình trồng khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch được, với 10ha thì mỗi lần thu hoạch được khoảng trên dưới 10 tấn cà gai khô” anh Hợi chia sẻ.
Video đang HOT
Nhờ trồng cà gai leo mà mỗi năm gia đình anh Hợi bỏ túi gần 1 tỷ đồng.
Theo anh Hợi, hiện anh đang trồng cà gai bằng phương pháp phủ bạt nilon, nhờ cách làm này mà anh tiết kiệm được đáng kể nhân công lao động, cũng như công chăm sóc, làm cỏ. Trung bình 1 ha trồng cà gai leo, anh đầu tư hết khoảng 150 triệu đồng tiền bạt nilon và sử dụng trong một thời gian rất lâu.
Hiện trang trại trồng cà gai leo của anh Hợi đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương gần 5 triệu đồng/tháng và hàng chục lao động thời vụ khác.
Về đầu ra sản phẩm, anh Huy cho biết: “Nhiều năm trở lại đây, theo nhiều nghiên cứu về cây cà gai leo cho thấy, đây là một loại cây dược liệu có rất nhiều tác dụng tốt cho gan nên việc sử dụng các sản phẩm liên quan đến cây cà gai leo ngày càng nhiều. Hiện nay, có trên 100 đại lý trên toàn quốc phân phối sản phẩm cho gia đình anh Hợi, ngoài ra gia đình cũng như liên kết với nhiều công ty dược khác nhau để ổn định cho đầu ra. Nhiều lúc gia đình không có hàng cà gai leo khô để bán”.
Cận cảnh vườn cà gai leo rộng hơn 10 ha của gia đình anh Bùi Qúy Hợi.
Nhận thấy lợi nhuận mà loại cây này đem lại, anh Hợi đã vận động các hộ trong xã nhân rộng mô hình và đồng thời thành lập Hợp tác xã Nông- Lâm nghiệp Bảo Hiệu chuyên trồng cây cà gai leo do anh làm Giám đốc. Hiện nay, Hợp tác xã trồng cây cà gai leo ở xã Bảo Hiệu có 40 thành viên tham gia, mỗi tháng cung cấp ra thị trường hàng vài chục tấn cà gai khô. Mô hình trồng cây cà gai đang góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình hội viên….
Theo Danviet
Tự trồng và chế biến dược liệu chữa bệnh những lầm tưởng tai hại
Dùng thảo dược để trị bệnh là xu hướng được nhiều người Việt lựa chọn hiện nay. Đứng trước thực trạng thị trường dược liệu nhiều nguồn trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng, nhiều người chọn cách tự trồng, tự sơ chế và sắc uống dược liệu để sử dụng hằng ngày và tin tưởng rằng đó là dược liệu sạch, an toàn, chất lượng nhất. Nhưng điều này liệu có thực sự đúng đắn?
Tự trồng và chế biến dược liệu, tưởng tốt hóa hại
Trong điều trị bệnh bằng thảo dược, dược liệu cần được đảm bảo không chỉ sạch mà còn chứa hàm lượng hoạt chất cao. Ý thức được việc mua dược liệu trôi nổi ngoài thị trường dễ dẫn đến mua phải dược liệu không chuẩn giống, "bẩn" hoặc bị "rút ruột" hoạt chất, nhiều người chọn cách tự trồng dược liệu cho mình. Tuy nhiên, việc làm này cũng không thể đảm bảo được chất lượng khi giống, mẫu đất, nước và quá trình chăm sóc, thu hái cũng như sơ chế không có quy chuẩn, không được kiểm soát và tính toán nghiêm ngặt.
Ví dụ như cây cà gai leo (loại cây được dược dùng nhiều để trị các bệnh về gan), quá trình trồng trọt không theo tiêu chuẩn nào thì tác dụng chữa bệnh khó có thể đạt được hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.
Cà gai leo trồng không theo tiêu chuẩn làm giảm giá trị dược liệu.
Đó là còn chưa kể, cà gai leo rất dễ nhầm với cà độc dược, cà tàu, cà dại, người dân có thể trồng nhầm cây và không thể đảm bảo cây có bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, đạm...hay không. Điều này rất nguy hiểm bởi lẽ, tiêu chuẩn đối với cây dược liệu là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngay cả với những loại thuốc có trong danh mục quy định.
Theo Th.S Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về tiêu chuẩn GACP-WHO): "Khi gan yếu mà chúng ta lại sử dụng những dược liệu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu thì đó là một điều tối kỵ đối với gan."
Cũng theo ThS. Đào Quang Trung: "Nhiều người dân tự trồng dược liệu tại nhà hoặc xen với những cây hoa màu khác rồi cho rằng đó là dược liệu sạch. Theo tôi, đó không phải là dược liệu bởi lẽ trong cây có nguy cơ cao tồn dư đạm, phân bón, thuốc trừ sâu. Hơn nữa, việc trồng tự phát không thể đảm bảo được nguồn đất, nước và cây giống thuần chủng".
Tự chế biến Cà gai leo có thể làm giảm hoạt chất trong dược liệu.
Bên cạnh đó, khi tự trồng dược liệu cũng khó tính toán được thời điểm cây chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất để thu hái. Tự sơ chế dược liệu bằng cách phơi, sao khô, hạ thổ như kinh nghiệm dân gian cũng sẽ làm hàm lượng hoạt chất bị suy giảm. Đó là còn chưa kể, việc đun, sắc dược liệu uống khiến người bệnh không thể tính toán về liều lượng, không loại bỏ được tạp chất. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả điều trị.
Như vậy, tự trồng và chế biến dược liệu cũng không thể đảm bảo một nguồn dược liệu sạch như kỳ vọng mà ngược lại, người bệnh có thể vẫn phải sử dụng dược liệu kém chất lượng hàng ngày, khiến việc điều trị không cho hiệu quả như mong đợi, thậm chí rước họa vào thân.
Nên dùng dược liệu sao cho đúng?
Để trị bệnh hiệu quả bằng thảo dược, lời khuyên là người tiêu dùng hãy lựa chọn các sản phẩm từ dược liệu được trồng trọt theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu của Tổ chức Y tế Thế giới). Bởi lẽ, một vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO sẽ cho ra đời các sản phẩm đảm bảo an toàn, không có dư lượng thành phần không mong muốn và chứa hàm lượng hoạt chất cao.
Tuy nhiên, hiện nay, có rất ít đơn vị triển khai được vùng trồng đạt tiêu chuẩn này bởi những yêu cầu vô cùng khắt khe về điều kiện và quy trình trồng trọt, thu hái như: nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế, phòng thực nghiệm, trình độ nhân lực...
Một vùng trồng Cà gai leo sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội
Được sự hỗ trợ của BioTrade (dự án phát triển dược liệu sạch được Liên minh châu Âu tài trợ) một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã triển khai vùng trồng dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP. Trong đó có công ty TNHH Tuệ Linh với vùng trồng cà gai leo sạch lớn nhất tại Mỹ Đức, Hà Nội đã mang đến cho người tiêu dùng một lựa chọn an toàn.
Cà gai leo được chăm sóc đảm bảo sạch, không thuốc bảo vệ thực vật.
Tại đây, tất cả các khâu của quy trình trồng trọt, thu hái cà gai leo luôn được kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn GACP đề ra: đầu tiên là lựa chọn mẫu đất, mẫu nước, rồi đến cây giống thuần chủng, không bị lai tạp và nhân giống trong nhà màng. Khi phát triển, cây được đem ra vùng trồng với quy trình bài bản: phủ màng các luống trồng cây để tránh cỏ xâm lấn, luống cao, đất tơi xốp nhằm bảo vệ bộ rễ không ngập úng và phát triển hoạt chất cao, sử dụng phân hữu cơ là đậu tương thay vì phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật...
Thời điểm thu hái Cà gai leo cũng được tính toán chính xác để có được dược liệu chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất. Nhờ đó mang lại sản phẩm sạch, an toàn và cho hàm lượng hoạt chất cao.
Logo BioTrade được in trên bao bì sản phẩm giúp người dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm có nguồn gốc dược liệu sạch.
Các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu cà gai leo sạch này như: Giải độc gan Tuệ Linh, Cà gai leo Tuệ Linh đều được gắn logo BioTrade, là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm từ dược liệu sạch. Logo BioTrade được gắn trên sản phẩm thể hiện những giá trị mà BioTrade hướng tới, đó là bảo tồn nguồn gen cây thuốc và phát triển vùng trồng sạch bền vững, an toàn, tự nhiên, hoạt tính cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng.
Theo Danviet
Loài cây dại quý hiếm được ví như thần dược "dấu mình" ở Kon Plông Với mật độ rừng che phủ cao, khí hậu mát mẻ, huyện Kon Plông (Kon Tum) được biết đến là vùng có nhiều loại dược liệu quý. Ngoài những loại dược liệu đã có thương hiệu như sâm dây, đương quy, cà gai leo..., có một loại dược liệu quý khác là chè dây tự nhiên cũng khá nhiều trên các cánh rừng...