Không làm tăng dân số nội đô
“Hà Nội không thể không cho phép xây dựng các nhà cao tầng trong nội đô mà có thể có các công trình điểm nhấn nhưng không được làm gia tăng dân số”.
Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo khi góp ý vào dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội. Theo dự thảo, khu vực nội đô không xây dựng cao tầng bao gồm: Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long; Khu phố cổ; Khu vực Hồ Gươm và phụ cận. Khu vực hạn chế xây dựng cao tầng gồm Khu trung tâm chính trị Ba Đình; Khu phố cũ; Khu vực xung quanh Hồ Tây; Khu vực hạn chế phát triển; Khu Văn Miếu và phụ cận; Khu cải tạo chỉnh trang – kiểm soát đặc biệt; Khu cải tạo chỉnh trang – kiểm soát phát triển. Đối với những khu vực cho phép xây dựng công trình cao tầng (đường vành đai, đường xuyên tâm, đường phố chính, các khu vực tạo thành điểm nhấn đô thị), dự thảo cũng chỉ rõ tầng cao tối đa, chiều cao tối đa, khoảng lùi cho phép; trong đó khu vực có tầng cao tối đa là 39 tầng với chiều cao 140m.
Thành Nam
Theo ANTD
Trực tiếp bầu chủ tịch huyện: "đưa 1 bầu 1" thì... vô nghĩa lý!
Với đề xuất người dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND huyện, xã khi thảo luận về chương chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, có ý kiến cảnh báo "giới thiệu một để bầu một thì... vô nghĩa lý".
Video đang HOT
Ngày 19/8, Trung tâm Thông tin - Thư viện - Nghiên cứu khoa học (Văn phòng Quốc hội) tổ chức hội thảo về mô hình tổ chức chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung được kết hợp xem xét với kết quả tổng kết thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tại 10 tỉnh thành trong cả nước vừa qua.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam được thực hiện với 800 người, gồm đại biểu hội đồng nhân dân, thành viên ủy ban nhân dân, cán bộ, công chức đang làm việc tại hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, người dân của 5 địa phương chọn điểm theo phương pháp ngẫu nhiên của cơ quan tổ chức hội thảo cũng đưa ra nhiều thông tin đáng chú ý.
Theo đó, khoảng 60% ý kiến đồng tình cần có cách thức quy định phân biệt giữa chính quyền địa phương ở nông thôn và ở đô thị. Còn ý kiến cho rằng nên bổ nhiệm Chủ tịch UBND của cả 3 cấp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với ý kiến cho rằng nên bầu chức danh này... Khoảng 50% tổng số người được hỏi cho rằng quy trình tự ứng cử trong bầu cử hiện nay là thuận lợi, 50% thấy chưa thuận lợi.
Việc "bỏ" HĐND quận, huyện, phường, theo các chuyên gia, cần dẫn tới việc hình thành 2 hệ thống tách biệt chính quyền đô thị và nông thôn.
Khái quát tính phức tạp của vấn đề, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo cho biết hiện nay dự thảo đang có tới 3 phương án về chính quyền địa phương. Mới đây có thêm một phương án của Chính phủ đưa ra nữa. 4 phương án mà cuối cùng phải chốt 1, theo ông Thảo là việc rất khó, ít tập trung.
Ông Thảo cũng thông tin, không giống như kết quả điều tra xã hội học phía Chính phủ đưa ra, nhóm nghiên cứu đã thuê công ty độc lập khảo sát, cho ra kết quả 50% ủng hộ bỏ, 50% yêu cầu giữa nguyên mô hình tổ chức HĐND như hiện nay, không phải phương án bỏ hay giữ trội lên.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa thẳng thắn khẳng định bản thân "chưa thông" với quá trình chuẩn bị xây dựng chương chính quyền địa phương, thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Nêu quan điểm, ở đâu có chính quyền, ở đó phải có cơ quan dân cử, ông Nghĩa quả quyết, HĐND có ý nghĩa rất lớn để kiểm soát quyền lực đối với chính quyền ở mỗi cấp.
Đồng tình ý kiến này, đại biểu Danh Út (Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc) bộc bạch, bản thân có 4 nhiệm kỳ công tác ở HĐND tỉnh, 3 nhiệm kỳ làm phó Chủ tịch HĐND, ngay khi tiến hành thí điểm ông đã phát biểu tại Quốc hội là không yên tâm. Ông Danh Út đề nghị xác định rõ chính quyền địa phương gồm những ai. Theo ông, nên khẳng định là gồm HĐND và UBND thì mới đúng bản chất là chính quyền của dân.
Từ thực tế của 1 trong 10 tỉnh đang thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, vị Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định nhận xét: "Chính phủ và cả Bộ Nội vụ làm cái này rất chủ quan. Tôi còn nhớ ngày xưa có đồng chí nói không bỏ được hội đồng nhân dân thì chết không nhắm mắt".
Đại diện của tỉnh Nam Định cũng lập luận, đã là quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát quyền lực. Nhà nước có xu hướng lạm quyền nên phải có cơ chế kiểm soát. Còn đứng ở góc độ là chủ tịch UBND huyện, phường thì rõ ràng, ai cũng muốn nhiệm kỳ của mình được thí điểm không tổ chức HĐND.
Bình luận về phương án để dân trực tiếp bầu chức danh đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, vị này cho rằng "nếu giới thiệu 1 để bầu 1 thì không nghĩa lý gì, phải ít nhất có 2 ứng viên để bầu chọn 1 người".
Đồng ý với quan điểm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và để dân bầu chức danh đứng đầu cơ quan hành chính song Phó chánh án TAND tối cao, Trung tướng Trần Văn Độ đặt ra không ít băn khoăn. Ông Độ lo thực tế, 80% số tỉnh thu không đủ chi, tiền phải xin TƯ thì tự chủ thế nào. Đại biểu đặt câu hỏi, hay vấn đề cán bộ là công tác của Đảng, dân tự bầu thì sẽ ra sao là vấn đề cần phải giải quyết.
Ngược lại hướng ý kiến này, đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng an ninh của Quốc hội) lại nhận định, càng ít cấp trung gian, hiệu quả hoạt động của chính quyền càng tốt.
Đánh giá tính kinh tế của chính quyền hiện nay, theo ông Ngũ, có thể bỏ hệ thống trung gian, không chỉ là 11 nghìn xã mà cả 57 nghìn xã. Ông Ngũ chỉ rõ nghịch lý khi nhiều xã rất nhỏ mà cũng hệ thống chính quyền với 25-27 chức danh. Nếu 3 xã gộp lại làm 1có thể giảm bớt gánh nặng ngân sách với khoảng 300.000 tỷ đồng/năm.
Đại biểu nêu ước nguyện tinh gọn bộ máy để có chính quyền địa phương thực sự phục vụ nhân dân, phục vụ chứ không chỉ quản lý, cai trị và thu thuế.
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội xả nước sông Nhuệ 14h chiều 9/8, Công ty Thoát nước Hà Nội đã tháo nước sông Nhuệ tại cống Thanh Liệt vào sông Tô Lịch trong khu vực nội thành nhằm hạ mực nước. Hơn 1.000 máy bơm trên toàn thành phố cũng được huy động để tiêu thoát úng ngập. Cống Thanh Liệt sau khi được mở. Ảnh: Nguyễn Thắng. Ảnh hưởng của bão Mangkhut,...