Không kịp thoái vốn NTC như dự tính, công ty mẹ Cao su Phước Hoà chỉ đạt 43% kế hoạch lợi nhuận 2019, cổ phiếu lao dốc
Trên thị trường, cổ phiếu PHR của Cao su Phước Hoà liên tục lao dốc từ mức đỉnh hơn 70.000 đồng/cp cuối tháng 8/2019. Trong khi từ đầu năm, với kế hoạch ghi nhận lãi lớn từ thoái vốn khiến cổ phiếu PHR tăng đáng kể, đến nay chỉ còn 38.900 đồng/cp, tương đương mất gần phân nửa giá trị.
Cao su Phước Hòa ( HoSE: PHR) vừa công bố BCTC riêng quý 4/2019 với doanh thu tăng nhẹ lên hơn 400 tỷ đồng.
Do phải ghi điều chỉnh giảm khoản tiền đến bù đất cho các dự án khu công nghiệp là 300 tỷ đồng (do yếu tố khách quan tỉnh Bình Dương chưa ký quyết định thu hồi đất và bàn giao đất để thực hiện dự án, do vậy việc ghi nhận phải dời sang năm 2020) dẫn đến PHR phát sinh khoản lỗ khác 166 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý 4 giảm 95% so với cùng kỳ về chỉ còn 10 tỷ đồng; lãi sau thuế gần 40 tỷ đồng, giảm 77%.
Video đang HOT
Luỹ kế cả năm 2019, PHR đạt doanh thu 1.087 tỷ đồng, doanh thu tài chính tăng gần gấp đôi (chủ yếu đóng góp từ lợi nhuận, cổ tức được chia). Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế Công ty đạt 491 tỷ đồng, giảm gần 10% so với năm 2018.
So với kế hoạch tổng doanh thu công ty mẹ 2.192 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 534 tỷ và lợi nhuận trước thuế 1.246 tỷ đồng, PHR chỉ mới thực hiện được 76% chỉ tiêu doanh thu và 43% chỉ tiêu lợi nhuận.
Nguyên nhân không đáp ứng được chỉ tiêu do Công ty đã không kịp thực hiện thoái vốn tại CTCP KCN Nam Tân Uyên theo chủ trương của Tập đoàn làm thiếu hụt 350 tỷ đồng lợi nhuận như kế hoạch. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Dương chưa ký quyết định thu hồi đất và giao đất để triển khai dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 và dự án VSIP III làm thiếu hụt 650 tỷ đồng lợi nhuận theo kế hoạch.
Công ty cũng cho biết hồ sơ về 2 dự án khu công nghiệp trên đã được trình lên UBND tỉnh Bình Dương và đang chờ phê duyệt. Do đó nguồn tiền từ đền bù đất cho 2 dự án trên sẽ được chuyển sang năm 2020. Công ty khẳng định việc hợp tác triển khai các dự án khu công nghiệp vẫn được thực hiện theo kế hoạch dù cho tiến độ có chậm hơn so với ban đầu.
Trên thị trường, cổ phiếu PHR liên tục lao dốc từ mức đỉnh hơn 70.000 đồng/cp cuối tháng 8/2019. Trong khi từ đầu năm, với kế hoạch ghi nhận lãi lớn từ thoái vốn khiến cổ phiếu PHR tăng đáng kể, đến nay chỉ còn 38.900 đồng/cp, tương đương mất gần phân nửa giá trị.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Bảo hiểm Bưu điện chỉ đạt 88% kế hoạch lợi nhuận năm 2019 do quý 2 báo lỗ
Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) ước kết quả kinh doanh năm 2019 với doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 5.726 tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 88% mục tiêu đề ra đầu năm với 106 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức vẫn duy trì là 10%, tương ứng mức chi hơn 80 tỷ đồng.
Như vậy, khả năng trong quý 4/2019, PTI đạt 54 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế bởi 9 tháng chỉ lãi 52 tỷ đồng do quý 2 lỗ hơn 11 tỷ đồng. Đây là kết quả cao nhất trong các quý của PTI tính từ quý 1/2018 đến nay.
Kết quả năm 2019 của PTI cũng khả quan hơn nhiều so với năm 2018 khi chỉ đạt gần 17 tỷ đồng.
Trong tháng 12 vừa qua, PTI đã quyết định chào bán hơn 1,19 triệu cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Thương mại Xăng dầu Việt Nam (VPCC), tương ứng 93,6% vốn. Giá khởi điểm cho số cổ phần này là 9.800 đồng/cp.
Được biết, VPCC thanh lâp cuôi năm 2008 vơi vôn điêu lê 18 ty đông; chuyên buôn ban nhiên liêu cac san phâm dâu khi, xăng, dâu, nhưa đương,...
Như vậy, khả năng quý 4/2019, PTI có nguồn thu từ việc thoái vốn nên đã giúp kết quả khả quan này?
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PTI đang ghi nhận nhiều phiên đứng giá liên tục khi hầu như rất ít cổ phiếu được giao dịch. Kết phiên ngày 10/1, PTI đóng cửa tại 15.100 đồng/cp, giảm 5,6% trong vòng 1 tuần qua.
Về cơ cấu cổ đông lớn, tại thời điểm cuối năm 2018, PTI có một cổ đông ngoại là Dongbu Insurance với tỷ lệ nắm giữ 37,32%, Tổng công ty Bưu điện 22,67% và Chứng khoán VNDirect sở hữu 18,68%.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Bộ Tài chính "điểm tên" các Bộ, ngành thực hiện việc thoái vốn chậm Bộ Tài chính cho biết, những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn là: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, TP Hà Nội. Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2019 có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tuy nhiên trong...