Không kiêng tắm khi trẻ bị thủy đậu
Tại TP. HCM, tính đến thời điểm này, có khoảng 550 ca mắc thủy đậu. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cũng đã phát hiện ít nhất 4 ổ dịch thủy đậu xảy ra tại các trường học từ đầu năm đến nay trên địa bàn Q.3, Q.5, Q.12 và Q.8.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến cuối tháng 5/2014, cả nước ghi nhận 16.380 trường hợp mắc thủy đậu, chưa ghi nhận ca tử vong. Như vậy, số ca mắc thủy đậu đến thời điểm này đã tăng cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2013 (chỉ có 7.900 ca).
Bộ Y tế khuyến cáo, người dân tuyệt đối không nên chủ quan. Tuy có vaccine phòng bệnh nhưng thủy đậu không nằm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, người dân muốn tiêm phải nhờ đến các điểm tiêm dịch vụ. Bệnh thủy đậu nếu nặng vẫn có thể gây tử vong khi gặp các biến chứng như viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm gan…
“Khi đã mắc bệnh, cần cách ly trẻ ngay để không lây cho trẻ khác. Tuyệt đối không kiêng tắm mà trái lại, cần tắm rửa kỹ lưỡng hơn để tránh nhiễm trùng da, nốt rạ gây di chứng sẹo. Cũng không uống các loại nước gốc rạ, không chùm kín trẻ, mà phải tạo môi trường hết sức thông thoáng cho bệnh nhi”, các chuyên gia y tế khuyên.
Đồng thời, cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng thuốc kháng virus từ 24 – 72 giờ sau khởi phát. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu nếu trẻ có nốt rạ trong miệng. Sử dụng kháng sinh khi nốt rạ có mủ, tấy đỏ xung quanh. Nếu thấy trẻ sốt cao liên tục, vết rạ đỏ lên thì phải vào bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Video đang HOT
Theo Giadinh
5 lầm tưởng về tiêm chủng cho con
Nhiều chị em cho rằng tiêm chủng xong con vẫn lây bệnh là do vắc xin "rởm". Thực tế không đúng như vậy.
Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho trẻ từ lâu đã là một việc quá quen thuộc đối với tất cả các bà mẹ. Vậy nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn có rất nhiều quan niệm sai lầm về vấn đề này. Phụ huynh cần hiểu rõ hơn về những lỗi hiểu sai "chết người" trong vấn đề vắc xin và tiêm chủng cho trẻ.
1. Một số bệnh lây nhiễm bây giờ xã hội không còn nên không cần cho con tiêm vắc xin
Dựa vào nỗ lực phổ cập tiêm chủng nên hiện nay tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đều đã được giảm đến mức rất thấp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn và virus đã biến mất hoàn toàn. Khả năng dịch bệnh bùng phát trở lại vẫn sẽ xảy ra nếu trong cộng đồng có những em bé chưa được miễn dịch. Nhờ việc du lịch, di chuyển từ nước này đến nước kia ngày nay rất đơn giản, virus cũng có thể xâm nhập và nhanh chóng lan rộng ở trong một quốc gia tưởng như đã "miễn nhiễm" với dịch bênh.
Tiêm chủng cũng là gián tiếp bảo vệ những em bé không thể được chủng ngừa hoặc không đáp ứng với thuốc chủng. Nếu các em bé xung quanh được tiêm phòng đầy đủ, thì con của chúng ta cũng sẽ ít có khả năng mắc bệnh hơn.
2. Bệnh thủy đậu không gây tử vong nên không cần tiêm ngừa
Theo ước tính, mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 9.000 người đã nhập viện do thủy đậu. Trong số đó có khoảng 100 người chết vì bệnh thủy đậu. Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu sẽ giúp trẻ hình thành cơ chế miễn dịch với căn bệnh lây lan rất nhanh và mang lại nhiều phiền toái này.
Trẻ dù sợ tiêm mẹ vẫn cần cho con đi tiêm chủng (ảnh minh họa)
3. Trẻ được tiêm chủng hệ miễn dịch đã tốt, không cần cho con bú sữa mẹ
Sữa mẹ không giống như một loại vắc-xin có thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, cũng không thể ngăn cản ho gà, bại liệt, ho gà, bạch hầu và bệnh nghiêm trọng khác. Tuy nhiên nếu bú sữa mẹ, trẻ sơ sinh sẽ ít có khả năng bị cảm lạnh, đau ốm, hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt hơn và đáp ứng tốt hơn với vắc xin khi tiêm vào cơ thể.
4. Chích ngừa rồi mà con vẫn bị bệnh là do vắc xin "rởm"?
Trước hết cần phải khẳng đinh, việc tiêm vắc-xin thực sự có hiệu quả của nó. Tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận sự miễn dịch của cơ thể đối với các bệnh bại liệt, sởi , bạch hầu và các bệnh khác trên cơ thể hàng chục ngàn trẻ em. Vắc-xin phát huy công dụng với hầu hết mọi trẻ nhưng với một số bé, cơ thể lại không có phản ứng với thuốc chủng ngừa. Do đó, chỉ có thể khẳng định, những trẻ được tiêm phòng sẽ có tỷ lệ miễn dịch là 85%. Tuy nhiên với những bé không tiêm, con số này là 0%.
5. Sau tiêm phải dán miếng hạ sốt/ khoai tây lên vết tiêm
Nhiều chị em hay rỉ tai nhau những mẹo để tránh sốt, tránh sưng vết tiêm sau tiêm. Ty nhiên đây là quan niệm sai lầm. Sau khi tiêm chủng, trẻ sẽ ở lại 30 phút tại điểm tiêm để các cán bộ y tế theo dõi. Các phản ứng như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc là những phản ứng hết sức bình thường.
Các bà mẹ không nên dùng thuốc mẹo cho bé uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm bởi như vậy sẽ làm giảm tác dụng của vacxin. Khi các phản ứng trên kéo dài hơn một ngày hoặc trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao trên 39 độ C, co giật, quấy khóc kéo dài, bú kém, khó thờ....mẹ cần đưa ngay trẻ tới bệnh viên hoặc các cơ sở y tế.
Khám phá
Vắc xin thủy đậu vừa nhập về... đã hết? Khác với công bố nhập gần 80.000 liều vắc-xin thủy đậu của Cục quản lý Dược, số vắc-xin được nhập về trên thực tế chỉ có 20.000 liều được chia đều cho hai miền Nam - Bắc. "Tôi không hiểu sao vắc-xin thủy đậu chỉ nhập về hạn chế như vậy" là ý kiến của BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm...