Không khí tại Hà Nội ở ngưỡng “rất có hại cho sức khỏe mọi người”
Ngày thứ 6 liên tiếp, ô nhiễm không khí diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc cũng là ngày thứ ba liên tiếp, TPHCM ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Xu thế ô nhiễm đang gia tăng trong những ngày qua.
Các hệ thống quan trắc đều ghi nhận tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng tiếp tục diễn ra vào hôm nay tại miền Bắc và TPHCM, đặc biệt là tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Theo hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường tại 556 Nguyễn Văn Cừ, chất lượng không khí tại Hà Nội xấp xỉ ngưỡng tím (AQI xấp xỉ 200), – ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người. Tại trạm quan trắc ở vườn hoa phường Hồng Hà, Quảng Ninh, chỉ số AQI ở ngưỡng đỏ – có hại cho sức khỏe mọi người.
Hệ thống quan trắc của Đại sứ quán Mỹ sáng sớm nay ghi nhận ô nhiễm không khí lên ngưỡng nâu-nguy hại (ngưỡng cao nhất trong ô nhiễm không khí- mọi người nên ở trong nhà), sau đó chuyển dần sang ngưỡng tím.
Ô nhiễm lên ngưỡng nguy hại vào sáng sớm nay, theo ghi nhận của hệ thống quan trắc Đại sứ quán Mỹ.
Hệ thống PAMAir ghi nhận ô nhiễm nghiêm trọng ở khắp miền Bắc với ngưỡng tím, ngưỡng nâu là chủ yếu lúc sáng nay, sau đó chuyển dần sang ngưỡng đỏ.
Trong khi đó, tại TPHCM, đây là ngày thứ 3 liên tiếp, ô nhiễm không khí lên ngưỡng đỏ- ngưỡng có hại cho sức khỏe mọi người, theo ghi nhận của PAMAir.
Với tình hình ô nhiễm như trên, các chuyên gia khuyến cáo nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp nên ở trong nhà, đóng các cửa. Người khác hạn chế ra ngoài, không tập thể dục buổi sáng ngoài trời, nên đeo khẩu trang chống bụi mịn.
Video đang HOT
Đây là đợt ô nhiễm không khí tiếp theo trong nhiều đợt ô nhiễm không khí kéo dài suốt từ cuối tháng 8 đến nay. Trong đó có đợt ô nhiễm giữa tháng 11 ghi nhận chỉ số AQI lên ngưỡng nguy hại-ngưỡng cao nhất trong ô nhiễm không khí với khuyến cáo tất cả mọi người nên ở trong nhà.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ được xác định do tổng hợp nhiều nguyên nhân như hoạt động giao thông, xây dựng, hoạt động sản xuất công nghiệp và dân sinh, trong đó hoạt động đốt ngoài trời không kiểm soát (đốt rác, đốt rơm rạ). Trong điều kiện thời tiết nghịch nhiệt, chất ô nhiễm không phát tán được mà tích tụ tại tầng khí quyển sát mặt đất gây ra ô nhiễm nghiêm trọng.
Bầu trời Hà Nội nhìn từ đường Phạm Văn Đồng sáng 13/12.
Các chuyên gia dự báo, từ nay đến tháng 3 năm sau, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc sẽ còn chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi hiện tượng nghịch nhiệt sẽ còn tiếp tục. Báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí và báo cáo hiện trạng chất lượng không khí của GreenID cũng chỉ ra, mùa đông Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng hơn mùa hè, khi các đợt ô nhiễm không khí tăng mạnh với chỉ số ô nhiễm lên ngưỡng nguy hại trong một số thời điểm.
Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, trong bối cảnh ô nhiễm như hiện nay, một số thành phố khác trên thế giới thường áp dụng các giải pháp như ra thông báo khẩn và đề nghị mọi người theo dõi thường xuyên. Thông báo nghỉ học đối với một số trường học ở vùng ô nhiễm cao, hạn chế các tiết học ngoài trời ở vùng ô nhiễm ít hơn. Đình chỉ một số cơ sở sản xuất và công trình xây dựng trong ít ngày, phạt nặng và công khai tên những người đốt rác, đốt rơm rạ. Hà Nội có thể tham khảo và cân nhắc.
Bên cạnh đó, các giải pháp tổng thể, lâu dài liên quan đến giao thông, xây dựng, dân sinh và các hoạt động công nghiệp phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa.
Theo Nguyễn Hoài (Tiền Phong)
TP.HCM đầu tư hệ thống quan trắc môi trường 500 tỷ đồng
TP.HCM sẽ đầu tư hệ thống quan trắc tự động hiện đại trị giá 495 tỷ đồng, sẽ luôn cập nhật chỉ số về môi trường để giúp nghiên cứu, cảnh báo cho người dân.
Hạng mục đầu tư này nằm trong đề án Phát triển tổng thể mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tầm nhìn đến năm 2030 do Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thực hiện.
" TP HCM là địa phương đầu tiên có đề án mang tính chất tổng thể, quy mô lớn, đánh giá tất cả thành phần về quan trắc môi trường", ông Cao Tung Sơn (Giám đốc Trung tâm Quan trắc TNMT, Sở TNMT) nói và cho biết đề án trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và sẽ trình cơ quan thẩm quyền lập hội đồng thẩm định, trước khi trình HĐND thành phố duyệt.
Theo đề án, có ba thành phần được quan trắc tự động gồm: không khí, nước (gồm nước mặt, nước ngầm) và lún. Tất cả dữ liệu quan trắc sẽ được gửi về trung tâm điều hành. Từ các chỉ số hệ thống quan trắc tự động thu thập được, Sở TNMT sẽ phân tích dữ liệu để đưa ra dự báo, xây dựng kế hoạch quan trắc, phù hợp định hướng phát triển kinh tế, xã hội cũng như cảnh báo đến người dân.
Ông Cao Tung Sơn. (Ảnh: Hữu Công)
Đối với không khí, Sở TNMT đang lắp đặt thí điểm hai trạm quan trắc không khí tự động ở cửa ngõ phía Đông (Khu Công nghệ cao) và phía Tây (Phòng giáo dục quận Bình Tân). Cứ 5 phút trạm cho dữ liệu một lần, hoạt động liên tục và độ chính xác cao. Dữ liệu liên tục này có thể tính được AQI - một chỉ số quan trọng của chất lượng không khí, điều mà phương pháp thủ công gián đoạn lâu nay Sở TNMT không thực hiện được.
Hai trạm này đang trong giai đoạn đánh giá, kiểm tra thiết bị và sẽ sớm đi vào hoạt động. Đến năm 2030, thành phố sẽ lắp đặt thêm 16 trạm ở các giao lộ lớn, khu dân cư, khu công nghiệp tại các quận huyện.
" Khi đó, tần suất quan trắc của TP HCM có thể gấp 5 lần so với tần suất tối thiểu theo quy định của Bộ TNMT vì tần suất quan trắc càng nhiều, chi phí càng cao", ông Sơn nói. Mỗi địa phương tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính để xác định tần suất quan trắc, thể hiện được bức tranh tổng thể môi trường của địa phương. Điều này giúp TP HCM hoạch định chính sách, đưa ra các chỉ tiêu môi trường trước tình hình thực tế.
Để giám sát chất lượng nước mặt, đề án của Sở TNMT xác định quan trắc tại các vị trí sông và 5 hệ thống kênh rạch trong nội ô thành phố. Dự kiến có hai trạm quan trắc nước thải sông Sài Gòn ở hạ nguồn trạm Phú An (bến Bạch Đằng, quận 1) và thượng nguồn ở trạm Trung An (huyện Củ Chi). Việc này nhằm đánh giá toàn diện tác động từ dân cư, sản xuất của con người lên hệ thống kênh rạch, sông của thành phố.
Về vấn đề lún, việc quan trắc sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật cao khoan sâu xuống để xác định tầng lún, nguyên nhân lún. TP HCM nằm trên đới đứt gãy nên việc xác định lún phải được đánh giá theo chuỗi thời gian dài.
Ô nhiễm không khí ở Sài Gòn ngày càng tăng do khí thải từ 10 triệu xe máy, ôtô; nhà xưởng; xây dựng. (Ảnh minh hoạ: Duy Trần)
Theo ông Cao Tung Sơn, muốn biết các chỉ số môi trường tăng, giảm bao nhiêu cần có định lượng và thiết lập việc tính toán. Việc đầu tư thiết bị hiện đại, giải pháp mang tính công trình kỹ thuật, sẽ thực hiện việc đánh giá, đưa ra các chỉ số nhanh, chính xác hơn.
" Điều này sẽ là cơ sở để người dân có thể cập nhật được các thông tin về môi trường tự động, liên tục, có được các dự báo về môi trường thông qua các phần mềm, app hoạt động tương tự Air Visual, PamAir", ông Sơn nói.
Việc quan trắc môi trường tại TP HCM triển khai từ năm 1993, khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực. Thành phố đã thiết lập mạng lưới quan trắc về môi trường, trong đó lồng ghép một số chương trình quan trắc của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ Tài nguyên Môi trường vào mạng lưới quan trắc quốc gia.
Hiện, TP HCM có 30 trạm quan trắc không khí thủ công, gián đoạn. Phương pháp này mất rất nhiều thời gian vì phải trải qua quá trình lấy mẫu, phân tích mẫu.
Nguồn: VnExpress
Chất lượng không khí ở Hà Nội suy giảm đến mức nguy hại Theo dự báo thời tiết, ngày 13.11, miền Bắc sẽ đón không khí lạnh kèm theo mưa, tình trạng ô nhiễm không khí sẽ giảm. Bầu trời ở TP.Hà Nội không trong vào sáng qua Ảnh: Lê Quân Sáng sớm 12.11, trạm quan trắc của Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT (tại 556 Nguyễn Văn Cừ, Q.Long Biên, Hà Nội) hiển thị kết...