Không khí Hà Nội xấu về đêm
20h ngày 10/12, hầu hết điểm quan trắc không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đều hiển thị chỉ số ở mức kém (AQI 101-150).
Sáu điểm chất lượng không khí ở mức xấu gồm: Minh Khai (Bắc Từ Liêm) 161, đường Phạm Văn Đồng 161, Trung Hòa (Cầu Giấy) 156, khu đô thị Pháp Vân (Thanh Trì) 153, Đại sứ quán Pháp 176 và Chi cục Bảo vệ môi trường 156.
Toàn thành phố Hà Nội không có điểm quan trắc nào cho thấy chất lượng không khí ở mức tốt, chỉ có một điểm nội thành ô nhiễm không khí ở mức trung bình.
Hầu hết điểm quan trắc cho thấy chất lượng không khí kém và xấu. Ảnh: Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội
Video đang HOT
Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số mức xấu nghĩa là những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Mức kém nghĩa là nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe, nên hạn chế hoạt động ngoài trời.
Điểm quan trắc của Đại sứ quán Mỹ tại quận Hai Bà Trưng có chỉ số AQI là 207, điểm của Tổng cục Môi trường tại đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) là 120.
Cùng lúc này, trang Airvisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba trên thế giới với chỉ số AQI là 217. Trang này dự báo trong bảy ngày tới chất lượng không khí của Hà Nội chuyển biến theo chiều hướng xấu, đến giữa tuần sau chỉ số AQI ngày tiệm cận mức 200.
Hệ thống quan trắc PamAir phủ một màu tím và nâu biểu thị cho chất lượng không khí ở mức rất xấu, nguy hại. Trong đó, điểm đo tại Ngọc Thuỵ (Long Biên) lên tới 423, Vân Côn (Hoài Đức) 449, trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm) là 386.
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết năm nay tình trạng ô nhiễm không khí có dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên, đầu đông tiết trời hanh khô là thời điểm ô nhiễm không khí nặng nhất trong năm, bụi mịn PM 2.5 có xu hướng gia tăng. Các đợt ô nhiễm không khí nặng có thể sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Cần ban bố tình trạng khẩn cấp nếu ô nhiễm không khí ở mức nghiêm trọng
Thủ tướng và Chủ tịch UBND các tỉnh sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức độ cả nước và địa phương nếu chất lượng không khí ở mức rất xấu hoặc nguy hại.
Tại cuộc tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), diễn ra vào chiều 8/6, ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết, vấn đề ô nhiễm không khí trong vài năm gần đây ngày càng bức xúc, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư. Dự thảo luật sẽ bổ sung quy định xác lập và triển khai quản lý chất lượng không khí trong địa bàn, vùng lãnh thổ.
Ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Quản lý chất lượng môi trường
Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ môi trường không khí. "Kế hoạch bao gồm vi lãnh thổ, xây dựng giải phápệc đánh giá chất lượng và hiện trạng không khí trên địa bàn; kiểm kê nguồn đóng góp khí thải trên vùng".
Theo đó, khi chất lượng không khí ở mức rất xấu hoặc nguy hại theo thang tính AQI, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp và ban hành biện pháp khẩn cấp để khắc phục ô nhiễm ở phạm vi cả nước và từng cấp địa phương.
Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
"Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương và cả nước mà Chủ tịch UBND các tỉnh đó đưa ra quyết định. Và tương tầm quốc gia thì Thủ tướng sẽ đưa ra những biện pháp tương tự nếu phạm vi ra cả nước. Dự thảo Luật không quy định các biện pháp phải thực hiện khi ban bố tình trạng khẩn cấp. Phương án cụ thể sẽ do chủ tịch UBND các tỉnh, thành quy định theo thực tế", ông Nam cho hay.
Theo Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường các nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan sẽ áp dụng đồng thời có chọn lọc nhiều biện pháp khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí. Trong đó cơ quan chức năng yêu cầu các cơ sở công nghiệp xi măng, nhiệt điện tạm dừng sản xuất; hạn chế hoặc cấm các phương tiện giao thông trong phương tiện trong nội đô; rửa đường phun nước đối với các công trình xây dựng; điều chỉnh thời gian làm việc, đi học của người dân.
PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, Nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội)
Phát biểu trong Hội thảo, PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, Nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đưa ra quan điểm, việc ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí là cần thiết, tuy nhiên không nên chỉ dựa vào chỉ số AQI.
"Để ban bố tình trạng khẩn cấp, cần xem mức độ ô nhiễm kéo dài bao lâu và phân tích cụ thể các chỉ số quan trắc. Chỉ số AQI mang tính tức thời, nhằm cảnh báo cho người dân để có biện pháp phòng trách khi đi ra ngoài", PGS.TS Nghiêm Trung Dũng cho hay.
Theo PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, ô nhiễm không khí nên chia làm hai nhóm, đầu tiên là ô nhiễm do sự cố môi trường, ví dụ cháy nổ; thứ hai, do nguồn thải kết hợp các hình thái khí tượng cực đoan gây ô nhiễm cục bộ.
Khi ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí, nhóm biện pháp đầu tiên cần tính đến là bảo vệ người dân, như đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo người dân không nên ra đường, học sinh nghỉ học, cần thiết thì tổ chức sơ tán người dân,...
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến, dự kiến thông qua tại kỳ họp cuối năm nay. Dự kiến nếu được thông qua, đến 1/7/2021 sẽ có hiệu lực.
Bí thư Hà Nội yêu cầu điều tra nghi vấn tiêu cực trong xử lý rác Lãnh đạo TP Hà Nội giao công an lập chuyên án "xem có tiêu cực trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải hay không?". Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đưa ra yêu cầu trên trong cuộc kiểm tra đột xuất về tình hình giải quyết các kiến nghị của người dân liên quan đến Khu...