Không khí Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng
Hà Nội từ ngày 27/7 đến nay, theo ứng dụng chất lượng không khí PAMAir, chỉ số AQI đo tại nhiều nơi vượt ngưỡng đỏ lên tím. Đây là ngưỡng rất xấu, cảnh báo sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mức độ ô nhiễm tại Hà Nội luôn trong tình trạng báo động.
Nhiều nơi xuất hiện ô nhiễm mức nguy hại
Hội thảo “Cải thiện chất lượng không khí Hà Nội: Cập nhật nghiên cứu và giải pháp” diễn ra chiều 28/7 đã chỉ ra những thay đổi nghiêm trọng của không khí ở Hà Nội sau 2 tháng tương đối tốt. Sau hai tháng chất lượng không khí tương đối tốt nhờ điều kiện thời tiết, từ rạng sáng 27/7, chất lượng không khí có xu hướng kém rồi xấu.
Đến ngày 28/7, theo ứng dụng chất lượng không khí PAMAir, chỉ số AQI đo tại nhiều nơi ở Hà Nội vượt ngưỡng đỏ lên tím. Đây là ngưỡng rất xấu, cảnh báo sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là những người nhạy cảm như người già, trẻ nhỏ, người có mắc bệnh lý hô hấp mãn tính không nên ra ngoài. Điển hình là các khu vực: Ô Chợ Dừa (AQI là 255), Nguyễn Chế Nghĩa (240), Ba Đình (234), Bà Triệu (230), Kim Liên – Đống Đa (216)…
Cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội cũng thống kê AQI tại nhiều nơi ở Thủ đô đạt ngưỡng đỏ, gần chuyển sang tím. Chỉ số tại các điểm Trung Hòa (189), Phạm Văn Đồng (170), Trần Hưng Đạo (163), Hàng Đậu (160) và Nam Từ Liêm (152).
Trang Airvisual xếp hạng Hà Nội vị trí thứ 2 trong tổng số 10.000 thành phố trên thế giới tính đến 14 giờ ngày 29/7 với AQI là 163, nồng độ bụi mịn là 88.5 g/m. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ra ngoài, nhất là nhóm người già, trẻ em, người đang mắc bệnh hô hấp mãn. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, mọi người cần trang bị mũ, áo, khẩu trang và kính để hạn chế tác hại của ô nhiễm không khí.
Video đang HOT
Chiều 28/7, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng, Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ các nghiên cứu, giải pháp về cải thiện chất lượng không khí đã và đang triển khai trên địa bàn TP.
TS Lý Bích Thủy (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ những đánh giá về ảnh hưởng của thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19 đến chất lượng không khí bằng sử dụng dữ liệu trạm mặt đất và thông tin khí tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng thời tiết lên nồng độ bụi mịn trên từng ngày là rất lớn. Nhất là nồng độ ô nhiễm trong thời gian cách ly giảm so với trước cách ly. Sự suy giảm này tương ứng với sự suy giảm của lưu lượng giao thông trong thời gian cách ly.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội được đánh giá do nhiều nguyên nhân cộng hưởng gồm giao thông, xây dựng, sản xuất và các hoạt động dân sinh như đốt than tổ ong, đốt rác. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, các chất ô nhiễm khuếch tán lên cao giúp chất lượng không khí được cải thiện. Khi điều kiện thời tiết không thuận lợi, các chất ô nhiễm sẽ đọng lại và gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là mùa đông, khi hiện tượng nghịch nhiệt thường xuyên xảy ra.
Cách nào quản lý chất lượng không khí?
TS Lý Bích Thủy cho rằng, rất khó để nhận định Hà Nội đang ô nhiễm thế nào bởi ô nhiễm không khí là một vấn đề quá phức tạp, nó liên quan đến rất nhiều loại thành phần ô nhiễm khác nhau, từ hạt bụi ở nhiều kích thước đến các chất ô nhiễm dạng khí và phụ thuộc rất nhiều đến các yếu tố khác nhau như điều kiện khí tượng, hoạt động của con người… Chúng ta mới chỉ nắm bắt được một bức tranh sơ bộ chứ chưa thể có được thông số chính xác.
Hạt bụi cỡ PM2.5 và PM10 đang lơ lửng trong bầu khí quyển đều xuất phát từ các nguồn là tự nhiên và hoạt động của con người. Nhưng chúng chủ yếu từ đâu, liệu có phải là giao thông? “Người ta thường cho là giao thông đóng góp 70% ô nhiễm không khí. Nhưng trên thực tế, nó chỉ có thể gần đúng với trường hợp phát thải các chất CO, CO2, NOx… và không đúng với trường hợp bụi mịn vì nó có phần đóng góp của cơ chế hình thành bụi thứ cấp và vận chuyển dài hạn”, TS Lý Bích Thủy giải thích. Đây cũng là lý do vì sao trong thời kỳ giãn cách xã hội để góp phần kiểm soát dịch Covid-19, lưu lượng giao thông đã giảm hẳn nhưng hàm lượng PM2.5 của Hà Nội vẫn còn cao.
Hạt bụi ở Hà Nội không chỉ là bụi, nó còn “cõng” thêm những yếu tố phức tạp khác. Ví dụ khi tìm hiểu về các hợp chất hữu cơ khuếch tán trong không khí, TS Lê Hữu Tuyến (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), đã đi sâu vào phân tích thành phần hữu cơ PAHs – những hợp chất đã bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất đồ chơi do nghi ngại hợp chất này có thể gây ung thư cho con người, bám trên hạt bụi PM2.5.
“Thật ra hạt bụi nó có độc tính hay không là do các chất bám trên đó. Ở thành phố lớn với lưu lượng giao thông lớn như Hà Nội, PAHs xuất phát từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các động cơ đốt trong của ô tô, xe máy. Khi cơ thể bị phơi nhiễm thì lượng PAHs được vận chuyển vào tận nhân tế bào và hạt bụi kích thước càng nhỏ thì độc tính càng cao”, TS Lê Hữu Tuyến nói.
Nhìn tổng thể, bức tranh về ô nhiễm không khí ở Hà Nội được dựng lên theo từng kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành. Nhưng đến nay chưa ai có thể trả lời được tường tận và thấu đáo câu hỏi “những nguồn phát thải nào đóng góp lớn nhất trong ô nhiễm không khí Hà Nội?”, “cách thức giảm thiểu ô nhiễm nào là hiệu quả nhất với Hà Nội?” hoặc “Hà Nội có thuộc tốp thành phố ô nhiễm nhất thế giới không”? Theo các chuyên gia, muốn trả lời được những câu hỏi này, Hà Nội phải có kiểm kê phát thải. Đáng tiếc là đến nay vẫn chưa làm được.
Không khí Hà Nội lại ô nhiễm nặng, ở mức rất có hại cho sức khỏe
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí, hầu hết các điểm quan trắc ở Hà Nội đều chuyển màu đỏ - mức có hại cho sức khỏe và hơn 10 điểm quan trắc chuyển màu tím - mức rất có hại.
Mật độ các phương tiện tham gia giao thông lớn phát sinh bụi gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Sáng 14/1, không khí Hà Nội và nhiều khu vực ở phía Bắc lại ô nhiễm nặng, xuất hiện nhiều điểm ở mức rất có hại cho sức khỏe.
Chuyên gia môi trường khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời, đóng cửa sổ và sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường.
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air (do Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L quản lý), Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sỹ), hầu hết các điểm quan trắc ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đều chuyển màu đỏ - mức có hại cho sức khỏe và hơn 10 điểm quan trắc chuyển màu tím - mức rất có hại cho sức khỏe.
Lúc 7 giờ ngày 14/1, hệ thống quan trắc không khí của Tổng cục Môi trường tại 556 Nguyễn Văn Cừ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) ghi nhận chỉ số AQI ở mức 179, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Cổng thông tin quan trắc môi trường của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ghi nhận 5/11 điểm quan trắc chỉ số AQI ở mức 174-195, nhóm nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn; 6/11 điểm quan trắc có chỉ số AQI ở mức từ 203-217, mọi người bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe.
Theo AirVisual, có tới 12 điểm quan trắc ở Hà Nội có chỉ số AQI màu tím, còn lại đều ở màu đỏ. Các tỉnh, thành phía Bắc như: Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hưng Yên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định đều ở ngưỡng có hại cho sức khỏe.
PAMAir ghi nhận chỉ số AQI ở hầu khắp Hà Nội và các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng có mức đỏ, không tốt cho sức khỏe - chỉ số AQI cao nhất 199, thậm chí có 12 điểm quan trắc ở mức tím 202-236, trong đó 8 điểm ở Hà Nội, 2 điểm ở Ninh Bình, Nam Định và Bắc Ninh mỗi tỉnh có 1 điểm.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), thành phố Hà Nội cũng như miền Bắc đang trong mùa Đông, thời kỳ ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có bụi mịn PM2.5 thường cao nhất trong năm.
Người dân nên cập nhật thường xuyên tình trạng chất lượng không khí, trong những khoảng thời gian ô nhiễm không khí tăng cao và thực hiện theo khuyến cáo của chuyên gia môi trường./.
Theo Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam )
Chất lượng không khí Hà Nội vẫn ở mức kém Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội đề nghị người dân hạn chế đốt rác thải, không sử dụng than tổ ong trong đun nấu hằng ngày; giảm sử dụng phương tiện cá nhân... Ngày 29/7 chất lượng không khí Hà Nội được cải thiện, nhưng vẫn ở mức kém Ảnh: M.Q. Sáng 29/7, theo kết quả quan trắc của Chi cục...