Không khí đón năm mới 2015 rộn ràng khắp châu Á
- Cùng điểm qua không khí rộn ràng khắp châu Á khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới 2015 đang đến rất gần.
Hoa và đèn lồng được trang trí ở Singapore ngày 12/2.
Các nhân viên trong trang phục gấu trúc đứng trước một cửa hàng bách hóa ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 10/2.
Một cô gái tạo dáng chụp ảnh bên mô hình những con cừu ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 6/2.
Một người dân xin chữ ông đồ ở Hong Kong, Trung Quốc ngày 4/2.
Một bé gái thích thú với những chiếc đèn lồng được trang trí ở thành phố Đài Bắc mới, Đài Loan (Trung Quốc) ngày 31/1.
Video đang HOT
Một cặp đôi chụp ảnh tại khu mua sắm ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 28/1.
Rất đông người dân Trung Quốc xếp hàng ở lối vào nhà ga Bắc Kinh ngày 13/2. Hàng triệu người dân Trung Quốc làm xa sẽ trở về quê để mừng năm mới – năm con Cừu.
Sinh viên đại học ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vẽ hình chú cừu lên tay.
Người dân ở Bắc Kinh (Trung Quốc) mua đồ trang trí trong dịp Tết Nguyên đán 2015 ngày 12/2.
Người dân rửa tượng trong một ngôi đền ở thủ đô Jakarta, Indonesia ngày 12/2.
Ảnh CNN
THIÊN BÌNH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hội đàm Ukraine: Poroshenko lạnh lùng bắt tay Putin
Cuộc họp thượng đỉnh 4 bên nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho khủng hoảng Ukraine đã bắt đầu. Chưa rõ kết quả của cuộc gặp đang tiếp diễn nhưng cái bắt tay lạnh lùng và ngắn gọn mà Tổng thống Ukraine dành cho nhà lãnh đạo Nga khiến báo giới tốn nhiều giấy mực.
Theo BBC, cuộc họp thượng đỉnh 4 bên về Ukraine tại thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 11/2 (giờ địa phương) đã bắt đầu với cái bắt tay không mấy nống ấm và rất nhanh gọn giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko.
Cái bắt tay không mấy nồng ấm giữa Tổng thống Ukraine Poroshenko và người đồng cấp Nga Putin. (Ảnh: AP)
Kết thúc cái bắt tay ngắn gọn, nhà lãnh đạo Ukraine, đất nước đang bị đe dọa về toàn vẹn lãnh thổ thậm chí còn không dành cho Tổng thống Putin một nụ cười xã giao. Trong khi đó, phóng viên BBC cho biết, ông Putin trong hội nghị ngày 11/2 còn bẻ đôi cây bút chì trong tay.
Ông Putin trong hội nghị ngày 11/2 còn bẻ đôi cây bút chì trong tay. (Ảnh:BBC)
Dưới sự chủ tọa của Pháp và Đức, hội nghị thượng đỉnh tại Minsk bàn về những vấn đề mà Ukraine có và Nga có thể nhân nhượng để chấm dứt chiến sự tại vùng đông Ukraine.
Hiện chính phủ Ukraine, nhận được sự ủng hộ của phương Tây, muốn phục hồi toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Bao gồm cả việc kiểm soát đường biên giới với Nga.
Trong khi đó, quân ly khai thân Nga, bên dường như đang thắng thế trên chiến trường, muốn duy trì phần lãnh thổ mà họ đang chiếm giữ. Bởi vậy, nhiều nhà phân tích đánh giá kết quả tốt nhất của hội đàm thượng đỉnh lần này là tạo ra một hiệp định đình chiến, đóng băng xung đột.
Sau cuộc thảo luận kín trong nhiều tiếng, các lãnh đạo 4 nước đã có giờ nghỉ ngắn, sau đó tiếp tục họp. Phiên họp thứ hai có thêm sự tham gia của các Ngoại trưởng.
Một nguồn tin giấu tên trong phái đoàn Ukraine đến Minsk dự hội nghị cho hay, các lãnh đạo theo dự kiến sẽ ký 2 văn bản: Một tuyên bố chung ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ cũng như chủ quyền của Ukraine; và một tuyên bố khẳng định cam kết của các nhà lãnh đạo với hiệp định đình chiến, rút binh lính và vũ khí khỏi chiến trường, đã được ký tại Minsk vào tháng 9 năm ngoái.
Hội nghị dự kiến sẽ đạt được 2 tuyên bố chung. (Ảnh: AP)
Phát biểu trước cuộc gặp, Tổng thống Ukraine nói rằng tình hình sẽ "vượt ra ngoài tầm kiểm soát" nếu các bên không đạt được một thỏa thuận nhằm giảm leo thang xung đột và đình chiến tại miền đông nước này.
Ông Poroshenko cũng cảnh báo Kiev đang chuẩn bị ban bố tình trạng thiết quân luật. Ông cũng nói hội nghị Minsk là cơ hội cuối cùng có thể mang lại một thỏa thuận đình chiến vô điều kiện và rút các vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đề nghị các bên thận trọng khi đưa ra một thỏa thuận liên quan đến biên giới Nga-Ukraine mà hiện Kiev đang mất khả năng kiểm soát. Ông cho biết việc lính Nga rút khỏi biên giới sẽ khiến nước này không thể đưa hàng viện trợ nhân đạo tới cho nhân dân miền đông, đồng thời khiến phe ly khai nơi đây bị bao vây.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, cuộc khủng hoảng Ukraine kể từ khi bùng nổ hồi tháng 4 năm ngoái đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 5.350 người. Ngay trong thời điểm hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra, các cuộc xung đột cũng không ngừng tiếp diễn khiến thương vong liên tục tăng lên tại đông Ukraine.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Gần 90% các thành phố lớn Trung Quốc bị ô nhiễm không khí Gần 90% các thành phố lớn ở Trung Quốc đều không đạt chuẩn về chất lượng không khí trong năm 2014, nhưng đây đã là một bước tiến so với năm 2013, Reuters dẫn lời Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc cho biết hôm nay 2.2. Gần 90% các thành phố lớn ở Trung Quốc bị ô nhiễm không khí - Ảnh:...