Không khám phụ khoa định kỳ, bệnh nhân mang khối u cổ tử cung nặng 7kg
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau hạ vị và bụng căng to.
Bệnh viện K vừa phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân Nguyễn Thị P. (54 tuổi) trú tại Hải Phòng mang trong mình 1 khối u cổ tử cung khổng lồ nặng 7kg, chèn ép vào ổ bụng, gây suy thận, tắc ruột nếu không phẫu thuật kịp thời bệnh nhân thì nguy cơ tử vong rất lớn.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân có triệu chứng đau bụng kéo dài 6 tháng, nhưng do chủ quan nên không đi thăm khám sức khỏe định kì. Tuy nhiên, 1 tháng trở lại đây, gia đình phát hiện bụng bệnh nhân ngày càng to ra kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém thấy đau tức bụng, chướng bụng nhiều hơn, sờ rõ khối u kích thước lớn nổi gồ, đẩy lệch hẳn về bên phải thành bụng, đại tiện khó khăn nên gia đình đưa bệnh nhân vào viện.
Khối u chèn ép lớn các cơ quan trong ổ bụng bệnh nhân P
Bà P. được làm các xét nghiệm để chẩn đoán, chỉ điểm khối u, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và hội chẩn toàn khoa.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy vùng tiểu khung lệch trái có khối tỷ trọng kích thước 26×15x18 cm phát triển lên phía trên bên phải ổ bụng, đè đẩy các quai ruột, ngấm thuốc sau tiêm kèm theo vôi hóa và có dịch trong khối, kèm theo hạch nhỏ lân cận.
Các bác sĩ chẩn đoán khối u lớn tiểu khung theo dõi u xơ tử cung kích thước lớn hoặc u quái buồng trứng phải.
Tiên lượng đây là một ca bệnh khó vì khối u rất lớn, chèn ép nhiều cơ quan, cộng thêm thách thức là bệnh nhân bị suy thận, nếu không phẫu thuật kịp thời, nguy cơ bệnh nhân tử vong rất cao.
Kíp mổ gồm các y bác sĩ khoa Ngoại phụ khoa là Ths.Bs Phạm Thị Diệu Hà, Phó trưởng khoa và BS Trương Văn Hợp cùng kíp gây mê đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u. Do khối u kích thước lớn làm biến đổi giải phẫu các cấu trúc trong tiểu khung như niệu quản, trực tràng, động mạch chậu 2 bên, mặt khác u lại giàu mạch máu nuôi dưỡng nên nguy cơ chảy máu rất cao, gây nhiều khó khăn trong việc phẫu tích. Các bác sĩ đã thực hiện phẫu tích tỉ mỉ bóc tách và bảo tồn được các cấu trúc quan trọng trong cuộc mổ. Khối lượng khối u lấy ra khỏi cơ thể là 7kg.
Sau mổ các bác sĩ chẩn đoán đa u xơ ở thân tử cung và dây chằng rộng kích thước lớn. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, bệnh nhân dần ổn định.
Video đang HOT
Ekip phẫu thuật cho bệnh nhân
Ths.Bs Phạm Thị Diệu Hà, Phó Trưởng khoa Ngoại phụ khoa cho biết, nếu không được phẫu thuật kịp thời, sức khỏe bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
BS Diệu Hà chia sẻ, u xơ cổ tử cung là bệnh có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào, thường là lành tính. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân vẫn có thể phải đối mặt với những nguy hiểm của u cổ tử cung khi vỡ vào trong ổ bụng, hay u to gây chèn ép các cơ quan, bộ phận bên trong. Do vậy, nếu phát hiện u cổ tử cung thì chị em phụ nữ cần phải đi khám ngay để được chỉ định điều trị hay phẫu thuật sớm, tránh biến chứng và xác định chính xác bản chất khối u là lành tính hay ung thư.
Bác sĩ cho biết, việc chẩn đoán u cổ tử cung hiện nay không quá khó qua khám lâm sàng và sự trợ giúp của siêu âm, vì vậy chị em phụ nữ cần có ý thức tuân thủ việc thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi thấy các bất thường.
Bác sĩ Diệu Hà khuyến cáo, phụ nữ nên đi khám phụ khoa và siêu âm ít nhất 1 lần/năm, nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, nếu có những dấu hiệu bất thường ở ổ bụng (bụng dưới) như bụng to lên nhanh, đau bụng vùng hạ vị, rối loạn kinh nguyệt… cần đi khám ngay để loại trừ các u cổ tử cung, u nang buồng trứng…
Theo Khám phá
Cảnh giác trước bệnh nguy hiểm trước dấu hiệu chuột rút sau khi hết kì kinh
Chuột rút không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.
Chứng chuột rút rất phổ biến trong giai đoạn trước và trong khi có kinh nguyệt, nhưng đôi khi nó vẫn có thể xảy ra cả khi kì kinh đã kết thúc. Đây không phải một vấn đề đáng lo ngại, nhưng hãy tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết tận gốc khó chịu này nhé!
1. Rụng trứng
Đôi khi chị em sẽ cảm thấy chuột rút trong thời kỳ rụng trứng - khi ấy buồng trứng đang giải phóng trứng. Sự rụng trứng xảy ra vào khoảng giữa chu kì kinh nguyệt. Hiện tượng này được gọi là mittelschmerz. Nó chỉ kéo dài vài phút mỗi ngày và sẽ tự biến mất.
2. Mang thai
Chuột rút nhẹ đôi lúc là dấu hiệu sớm của việc mang thai. Hiện tượng này liên quan đến việc cấy ghép - khi mà trứng hoặc phôi đã thụ tinh dính vào lớp tử cung.
3. Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã được thụ tinh bám vào bất cứ nơi nào bên ngoài tử cung. Những triệu chứng của mang thai ngoài tử cung ban đầu cũng giống như việc mang thai bình thường, nhưng nếu gặp phải tình trạng bị chuột rút và đau ở tử cung thì có lẽ bạn đã mang thai ngoài tử cung.
4. Tử cung phải hoạt động nhiều
Trong một số trường hợp, một lượng máu vẫn sẽ còn đọng lại trong tử cung ngay cả khi kì kinh nguyệt đã kết thúc. Khi ấy, tử cung sẽ phải co thắt nhiều hơn để loại bỏ chỗ máu dư. Những cơn co thắt này có thể gây ra chướng bụng, chuột rút nhưng tình trạng này chỉ kéo dài trong một vài ngày.
5. Lạc nội mạc tử cung
Chứng lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Tuy căn bệnh này có thể được kiểm soát, nhưng hiện tại chưa có cách chữa trị triệt để.
6. Đái tháo đường
Đái tháo đường tạo ra các mô nội mạc tử cung phát triển trong cơ bắp tử cung, chứ không phải ở lớp thành. Điều này làm cho thành tử cung dày hơn, dẫn đến chảy máu kinh nguyệt nhiều và chứng co rút tăng cao.
7. U buồng trứng
U nang hình thành trong buồng trứng có thể gây ra chứng chuột rút và chảy máu sau khi kì kinh nguyệt chấm dứt. Hầu hết các u nang sẽ tự giải phóng, nhưng nếu chúng có kích cỡ lớn thì có thể gây ra các triệu chứng khác.
8. U xơ tử cung
Fibroids là những tế bào lành tính, không gây ung thư và có thể hình thành ở bất cứ đâu trong tử cung. Các u xơ này có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu bất thường và kéo dài, đi tiểu nhiều hoặc khó đi tiểu, táo bón và đặc biệt là co rút tử cung.
9. Hẹp cổ tử cung
Một số phụ nữ có kích cỡ cổ tử cung nhỏ, làm chậm dòng chảy kinh nguyệt, gây ra áp lực ở cổ tử cung. Điều này dẫn đến việc co thắt cổ tử cung, chuột rút.
10. Viêm vùng chậu (PID)
Chuột rút ở tử cung hoặc âm đạo kèm theo máu kinh nguyệt có mùi lạ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo. Điều này có thể gây ra PID nếu vi khuẩn di chuyển vào các khu vực khác của hệ thống sinh sản.
Theo Hoàng Lan ( Dịch từ Medical News Today ) (Khám Phá)
Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không? Anh Nguyễn T.V.B. (23 tuổi) đến khám với tâm trạng lo lắng vì khi xuất tinh, tinh dịch của anh có màu đỏ sậm, có lẫn dây máu 3 ngày nay. Anh B. lo sợ tình trạng trên có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng làm cha. BS Đoàn Anh Sang đang tư vấn cho bênh nhân...