Không in tiền lẻ mới dịp Tết, tiết kiệm được 1.500 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính chung 4 năm không phát hành mới tiền mệnh giá từ 5.000 đồng trở xuống, ngân sách nhà nước tiết kiệm được 1.500 tỷ đồng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, từ năm 2013 đến nay, NHNN thực hiện chủ trương không in mới tiền mệnh giá nhỏ từ 5.000 đồng trở xuống để đảm bảo tiết kiệm ngân sách và góp phần đảm bảo văn hóa tín ngưỡng tại các đền chùa được giữ vững, tránh tình trạng sử dụng tiền một cách phản cảm.
Sử dụng tiền một cách phản cảm tại đền, chùa, lễ hội (Ảnh minh họa: KT)
Qua quá trình thực hiện chủ trương này, ông Tú cho hay, kết quả rất tích cực cả về mặt kinh tế và xã hội. Cụ thể, về kinh tế đã tiết kiệm cho ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng chi phí (gồm chi phí in, vận chuyển, đóng gói, kiểm đếm…). Qua đó, nâng cao văn hóa sử dụng tiền trong nhân dân ngày càng tốt hơn.
Theo ông Vũ Xuân Thành, Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, chủ trương không in mới tiền mệnh giá nhỏ từ 5.000 đồng trở xuống của NHNN là đúng đắn và được ủng hộ rộng rãi trong xã hội. Hơn nữa, việc làm này còn có tính giáo dục ý thức sử dụng tiền, tiền để thanh toán, không phỉa để đi lễ, còn dùng tiền làm công đức lại là việc khác.
“Nếu không có chủ trương này, các ban quản lý di tích, lễ hội rất vất vả vì phải xử lý tình trạng người dân sử dụng tiền quá phản cảm, ảnh hưởng nếp sống văn minh, đạo lý thờ tự. Đặc biệt, chủ trương này góp phần giáo dục ý thức cho lớp trẻ về sử dụng tiền, không phải cứ có tiền là giải quyết được mọi vấn đề, không phải có tiền là rải ở mọi nơi” – ông Thành nhấn mạnh.
Video đang HOT
Dịp năm mới 2016 này, ông Thành cho biết, Bộ VH-TT-DL tiếp tục quán triệt triển khai chủ trương này tại các ban quản lý di tích, lễ hội. Theo đó, Bộ tuyên truyền, ban quản lý cũng tuyên truyền, phát tờ rơi…. để người dân nắm được và thực hiện tốt chủ trương. Nghiêm cấm tổ chức đổi tiền lẻ, kinh doanh tiền trong khu vực di tích, lễ hội; tổ chức lực lượng thu gom tiền tại nơi thờ tự để tránh gây phản cảm.
Mặc dù chủ trương này đã có những kết quả tích cực ban đầu, nhưng ông Đào Minh Tú cũng khẳng định, chưa thể giải quyết ngay triệt để tình trạng sử dụng tiền mệnh giá nhỏ một cách phản cảm, sai mục đích. Đối với người dân tự kinh doanh đổi tiền lẻ là vi phạm pháp luật, mức xử phạt tối đa là 20 triệu đồng. Theo ông Tú, người hành nghề kinh doanh đổi tiền nhỏ lẻ dịp Tết hoặc tại các lễ hội chủ yếu là “buôn thúng bán mẹt”, nên mức phạt này cũng là lớn, đủ sức răn đe. Để chấm dứt được thực trạng này, cần một quá trình, trong đó việc giáo dục ý thức để người dân chủ động chấp hành quy định là rất quan trọng.
Hiện nay, ông Thành cho biết, các quy định pháp lý xử lý vi phạm về kinh doanh tiền đã có. Theo đó, tùy thẩm quyền mà bộ, ngành có thể xử lý, ví dụ Bộ VH-TT-DL có thể lập đoàn kiểm tra liên ngành, phát hiện sai phạm thì kiến nghị xử lý. Còn thẩm quyền xử lý là thuộc về UBND huyện, tỉnh nơi xảy ra sai phạm. Bản thân hệ thống ngân hàng cũng có những quy định và thẩm quyền xử lý vi phạm trong hệ thống của mình./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Cơ chế tài chính tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2016
Đó là những nội dung cơ bản tại Thông tư số 206/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo đó, cơ chế tài chính tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2016 tại các Bộ, cơ quan Trung ương được thực hiện trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, cân đối sắp xếp các nhiệm vụ chi thực hiện phân bổ dự toán đến tận đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo các đơn vị này được cân đối đủ nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2016, ngân sách trung ương không bổ sung ngoài dự toán cho các Bộ, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ này.
Tạiđịa phương,Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2016 (không kể các khoản chi tiền lương, có tính chất lương) theo quy định chung hàng năm để tạo nguồn cải cách tiền lương đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Ngoài 10% tiết kiệm chi thường xuyên nêu trên, các địa phương thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, có tính chất lương), đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao ngay từ khâu dự toán và giữ lại phần tiết kiệm ở các cấp ngân sách trước khi giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương để bố trí chi thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2016.
Ủy ban nhân dân các cấp địa phương khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc không bao gồm2 khoảntiết kiệm chi này để thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2016.
Thông tư cũng liệt kê cụ thể 12 nguồn để thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 của các địa phương bao gồm: 50% tăng thu ngân sách địa phương năm 2015 so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất) được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2016 so dự toán năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ giao; nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2015 trở về trước chưa sử dụng chuyển sang.
Ngoài ra, nguồnđể cải cách tiền lương bao gồm:10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán năm 2011 đã được cấp có thẩm quyền giao; 10% tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2012 tăng thêm so dự toán chi năm 2011 đã được cấp có thẩm quyền giao; 10% tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2013 tăng thêm so dự toán chi năm 2012 đã được cấp có thẩm quyền giao; 10% tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2014 tăng thêm so dự toán chi năm 2013 đã được cấp có thẩm quyền giao;
10% tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2015 tăng thêm so dự toán chi năm 2014 đã được cấp có thẩm quyền giao; 10% tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2016 tăng thêm so dự toán chi năm 2015 đã được cấp có thẩm quyền giao; 10% tiết kiệm thêm dự toán chi thường xuyên năm 2016 (không kể tiền lương, có tính chất lương) đã được cấp có thẩm quyền giao; một phần số thu được để lại theo chế độ năm 2016 phải trích để tạo nguồn cải cách tiền lương; số hỗ trợ từ ngân sách trung ương đã bố trí trong dự toán năm 2016 (nếu có) để thực hiện cải cách tiền lương.
Thông tư của Bộ Tài chính cũng quy định, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi thực hiện các biện pháp tạo nguồn như trên mà không đủ nguồn thì ngân sách trung ương hỗ trợ để đảm bảo nguồn thực hiện.
Trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư lớn, sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương theo lộ trình, báo cáo Bộ Tài chính xem xét giải quyết theo quy định.
Ngoài nội dung này, Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể việc phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016; tổ chức quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước.
Những quy định mới này được áp dụng đối với năm ngân sách 2016
Theo Infonet
9 lý do mua sắm tiết kiệm với Big C! "Mua gì, ở đâu vừa thoải mái vừa tiết kiệm?" là câu hỏi hầu hết người tiêu dùng nào cũng tự hỏi khi phải cân đối các khoản chi tiêu trong gia đình, nhất là trong mùa mua sắm cao điểm đón Tết truyền thống! Vì, ngoài một khoản lớn cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, gia đình, người tiêu dùng...