Không in mới tiền mệnh giá nhỏ
Đây là khẳng định của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú trước yêu cầu đáp ứng nhu cầu tiền mặt và đảm bảo hoạt động ATM trong dịp Tết Nguyên đán 2015. Đại diện NHNN cũng cho biết, việc không in mới các loại tiền mệnh giá nhỏ giúp tiết kiệm hơn 1.000 tỷ đồng.
Chủ trương không in mới các loại tiền mệnh giá thấp giúp tiết kiệm hơn 1.000 tỷ đồng
Tiết kiệm 1.084 tỷ đồng
Mỗi dịp cận Tết, câu chuyện tiền lẻ (mệnh giá nhỏ) lại nóng lên bởi thói quen sử dụng các loại tiền này để đi lễ chùa của một bộ phận người dân. NHNN cho biết, thời gian vừa qua, chủ trương của NHNN là không phát hành một số loại tiền mệnh giá nhỏ ra lưu thông trong dịp Tết. Điều này là nhằm hạn chế sử dụng tiền mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng, giúp giảm bớt những hình ảnh phản cảm. Chủ trương này khiến tỷ lệ tiền mệnh giá nhỏ quay về hệ thống ngân hàng sau dịp lễ hội thấp hơn nhiều so với các năm trước đây, góp phần giảm quá tải tại các kho tiền của ngân hàng, tạo thuận lợi cho công tác bảo quản, kiểm đếm.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ: “Việc không phát hành thêm tiền mệnh giá nhỏ đã giúp tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Trong 3 năm thực hiện chủ trương không in thêm tiền mới mệnh giá nhỏ, NHNN đã tiết kiệm được hơn 1.084 tỷ đồng”- Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định: “Dù không phát hành thêm tiền mới mệnh giá nhỏ, nhưng số lượng tiền lẻ đã qua sử dụng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được đưa vào lưu thông. NHNN đảm bảo đáp ứng đủ số lượng và cơ cấu các mệnh giá cho nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân”.
Trước câu hỏi vì sao NHNN không in mới, nhưng trong dịp Tết năm 2014 tại các di tích, vẫn có hiện tượng đổi tiền lẻ với những cọc tiền mới nguyên seri, đại diện NHNN khẳng định, có thể có trường hợp người dân tích trữ từ nhiều năm trước và điều này ngoài tầm kiểm soát. Năm nay, các quy định pháp lý đã hoàn chỉnh, hành vi đổi tiền lẻ lấy chênh lệch sẽ được xử lý nghiêm hơn, mức phạt cũng sẽ cao hơn, từ 20-40 triệu đồng.
Chưa có số liệu phạt các ngân hàng để ATM hết tiền
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm là việc các ngân hàng cung ứng dịch vụ ATM có thể bị phạt 15 triệu đồng nếu để máy hết tiền quá 24 giờ. Về vấn đề này, ông Đào Quốc Tính – Phó Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Để có căn cứ xử phạt, NHNN đã yêu cầu tất cả ngân hàng thương mại phải công bố số đường dây nóng cũng như địa chỉ hòm thư điện tử để người dân, báo chí giám sát, phản ánh. Các chi nhánh, phòng giao dịch cũng phải công khai các thông tin này”.
“Khi có hiện tượng máy ATM bị trục trặc, báo chí cần tìm hiểu nguyên nhân một cách khách quan. Ví dụ, thời gian vừa qua, việc cáp quang bị đứt có thể xem là một nguyên nhân khách quan. Nếu trục trặc do quản lý yếu kém, không làm đúng quy định thì đề nghị người dân phản ánh qua đường dây nóng, chúng tôi sẽ tiếp thu và xử lý theo quy định”, ông Đào Quốc Tính nói. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi đã có bao nhiêu ngân hàng đã bị xử phạt do để ATM hết tiền quá 24 giờ và số tiền phạt là bao nhiêu, ông Đào Quốc Tính xin khất sẽ trả lời sau.
Theo NHNN, tính đến hết tháng 11-2014, cả nước đã có trên 79 triệu thẻ do 52 tổ chức phát hành. Song song với việc phát triển dịch vụ, các ngân hàng đã tiếp tục đầu tư, phát triển mạng lưới ATM, POS để phục vụ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của khách hàng. Đến hết tháng 11-2014, số lượng ATM được lắp đặt trên toàn quốc là hơn 15.900 máy, số lượng POS đạt tới hơn 167.900 máy. Tuy nhiên, do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn phổ biến nên các giao dịch qua ATM chủ yếu vẫn là giao dịch rút tiền mặt.
Đại diện NHNN cho biết, để đảm bảo nhu cầu rút tiền mặt tăng đột biến vào dịp Tết, NHNN đã chủ động thực hiện hàng loạt giải pháp. Theo đó, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp quỹ kịp thời, chủ động lập kế hoạch phục vụ chi trả lương bằng tiền mặt cho doanh nghiệp tại các khu vực có ATM không đáp ứng kịp nhu cầu. Đồng thời xem xét cho một số ngân hàng triển khai dịch vụ ATM lưu động nhằm hỗ trợ giảm tải cho các ATM cố định, nhất là vào thời gian cao điểm. NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cũng được giao theo dõi sát công tác đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động ATM trên địa bàn.
Theo_An ninh thủ đô
Chính phủ sẽ chặn đứng hoạt động đổi tiền lẻ trái phép
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96 về việc xử phạt đối với hoạt động không được phép, trong đó có đưa hoạt động đổi tiền lẻ vào quy định.
Theo tin tức từ báo Dân trí, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, hoạt động đổi tiền lẻ để ăn chênh lệch ở các đền chùa, lễ hội... hiện nay là trái với quy định tại Nghị định 96. Theo đó, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng.
Cũng theo Phó thống đốc, các năm trước việc xử phạt được thực hiện ở nơi có nơi không, nhưng năm nay, sau khi Nghị định 96 ra đời, hành vi này sẽ được xử lý nghiêm khắc. "Mức phạt 20 triệu - 40 triệu đồng sẽ đủ mạnh để răn đe các vi phạm này", ông Tú nhận xét. Theo đó, NHNN sẽ phối hợp chặt với quản lý thị trường, các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra xử lý nhằm đảm bảo việc xử dụng đồng tiền Việt Nam đúng với chức năng vốn có của nó.
Bộ VHTTDL vừa có văn bản đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh - TP rà soát không để dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch tồn tại trong khuôn viên di tích, lễ hội. Cần vận động, hướng dẫn du khách khắc phục việc sử dụng tùy tiện đồng tiền Việt Nam và tiền quốc tế trong các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội, theo thông tin cập nhật trên báo Lao Động.
Hoạt động đổi tiền lẻ trái phép sẽ được các cơ quan chức năng ngăn chặn. Ảnh: Lao Động
Bên cạnh đó, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết đây là năm thứ 3 Ngân hàng Nhà nước thực hiện chủ trương không in mới tiền mệnh giá nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu Tết. Việc NHNN bắt đầu hạn chế không đưa tiền mệnh giá nhỏ, loại mới tinh vào lưu thông dịp tết vì thực tế hiện nay là tiền nhỏ lẻ đang được sử dụng không hợp lý tại các lễ hội, đình chùa... Việc làm này giúp Ngân hàng Nhà nước tiết kiệm được rất nhiều chi phí, theo thông tin cập nhật trên VTC News.
Cụ thể, tại 3 tỉnh, thành có nhiều đền chùa là Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh, năm 2013, ngân sách tiết kiệm được 93 tỷ đồng. Năm 2014 không tin mới tiền mệnh giá 1.000 - 2.000 đồng đã tiết kiệm được 314 tỷ đồng và nếu cộng dồn với việc không in ấn và lưu thông tiền lẻ mệnh giá 500 đồng thì năm 2014 đã tiết kiệm được 409 tỷ đồng. Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, năm 2015, nếu không in tiền mệnh giá 5.000 đồng mới vào lưu thông thì sẽ tiết kiệm được khoảng 171 tỷ đồng. Cộng dồn cả ba mệnh giá và sau 3 năm thực hiện thì Ngân hàng Nhà nước đã tiết kiệm được 1.084 tỷ đồng.
Theo NTD
Hơn 80% cử tri Catalan ủng hộ độc lập Theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý không chính thức ngày 9/11, hơn 80% cử tri xứ Catalan ủng hộ sự độc lập của vùng này. Theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý không chính thức ngày 9/11, hơn 80% cử tri xứ Catalan ủng hộ sự độc lập của vùng này. Thông tin trên được Phó Thống đốc Catalan Joana...