Không hiểu vui chuyện gì, người phụ nữ cười lớn đến mức sái quai hàm không ngậm được mồm
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, nhưng cười đến nỗi sái quai hàm không ngậm được mồm thì quả là đáng sợ.
Trong cuộc sống, ai chẳng muốn được vui cười hạnh phúc!
Thế nhưng, cười nhiều quá có thể gây hại cho sức khỏe và câu chuyện của người phụ nữ Trung Quốc dưới đây chính là bằng chứng.
Cụ thể, vào hôm 1/9 vừa qua, một người phụ nữ có mặt trên chuyến tàu tốc hành từ phía nam tỉnh Quảng Châu tới Quảng Đông, Trung Quốc – không biết có chuyện gì vui mà cười lớn đến nỗi sái cả quai hàm, không thể ngậm được mồm.
May mắn thay, bác sĩ họ Lạc đến từ bệnh viện Lệ Loan thuộc Đại học Quảng Châu cũng có mặt trên tàu để tới Côn Minh. Ông nghe thấy thông báo kêu gọi trợ giúp y tế sau khi sự cố oái oăm diễn ra với người phụ nữ kể trên.
Ông nói: “Tôi đang nghỉ ngơi thì nghe thấy thông báo hỏi xem liệu trên tàu có bác sĩ hay không. Tôi chạy tới thì thấy một hành khách không thể nói chuyện hay ngậm được miệng”.
“Người phụ nữ liên tục chảy nước dãi, ban đầu tôi cho rằng cô ấy bị đột quỵ”.
“Tuy nhiên, sau khi đo huyết áp và hỏi han vài câu, tôi mới dám chắc người phụ nữ này không bị đột quỵ mà là trật khớp hàm”.
Từ đây, bác sĩ Lạc cũng lâm vào tình thế khó xử.
“Tôi nói rằng mình không phải bác sĩ chuyên khoa nhưng biết cách nắn khớp”.
Rõ ràng, đó là cơ hội thể bác sĩ thực hành nhưng người phụ nữ kia tỏ ra rất lo lắng. Đáng tiếc là lần nắn đầu tiên lại không thành công.
“Tôi khuyên cô ấy nên kiên nhẫn đợi đến bệnh viện, tuy nhiên nhân viên trên tàu nói rằng phải mất hơn 1 tiếng nữa mới đến nơi. Còn người phụ nữ tỏ ra khá kích động và muốn được nắn khớp hàm ngay lập tức. Thế nên, tôi lấy hết sức để làm lại lần nữa”, bác sĩ họ Lạc kể tiếp.
Rất may mắn, trong lần thử tiếp theo bác sĩ Lạc đã nắn thành công khớp hàm cho người phụ nữ này.
“Tôi đã bất ngờ nắn hàm trong lúc cô ấy phân tâm và may mắn là nó đã về vị trí cũ”.
“Người phụ nữ này tiết lộ rằng cô ấy từng bị trật khớp hàm do nôn mửa liên tục khi mang thai”.
Video đang HOT
“Nếu đã từng trật khớp hàm trong quá khứ, cười, ngáp hoặc thậm chí mở miệng quá rộng cũng có thể khiến nó xảy ra một lần nữa”.
Thế nhưng, cuối cùng điều gì đã khiến người phụ nữ cười lớn đến mức trật hàm không ngậm được mồm vẫn còn là bí ẩn.
Theo Ladbible/Helino
Những nữ điều dưỡng khoa Cấp cứu: Vác bụng bầu vào chăm sóc bệnh nhân còn bị rượt đuổi, có người áp lực đến sảy thai
Dù đang bị ốm nghén hay cơn đau lưng dữ dội, nhiều nữ điều dưỡng khoa Cấp cứu vẫn ngày ngày vác bụng bầu làm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào số phận cũng mỉm cười với họ.
8 giờ sáng, bệnh nhân đủ độ tuổi nằm la liệt trên băng ca chờ nhân viên y tế khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) đến thăm khám. Thấy các đồng nghiệp đều bận, điều dưỡng Thiên Thị Trà My khệ nệ vác bụng bầu đến đo huyết áp cho một cụ già nằm ở chiếc giường sát góc tường.
Điều dưỡng Trà My đo huyết áp cho bệnh nhân.
Những bà bầu tại khoa Cấp cứu
Chị My đã mang thai hơn 32 tuần. Theo chính sách của bệnh viện, nữ điều dưỡng nào mang thai sau tháng thứ 6 đều được chuyển ra làm hành chính.
Tuy nhiên đã thành thói quen, lúc nào rảnh tay là điều dưỡng My đều quan sát một lượt xem có bệnh nhân nào cần hỗ trợ không. Nếu có, chị sẽ đến tiếp ứng ngay.
Điều dưỡng Trà My đã mang thai 7.5 tháng.
Dù vậy mỗi ngày chị vẫn phải làm việc cho đến lúc sinh.
"Bây giờ bụng lớn, sắp sinh rồi nên việc cũng nhẹ. Chứ hồi thai còn nhỏ mình vẫn trực đêm như mọi người. Có những đêm ốm nghén và đau lưng lắm. Đi lại nhiều thường xuyên đến các giường bệnh nên rất mỏi chân.
Nhiều lúc về đến nhà cũng không ngủ bù được vì mệt, nhưng rồi cũng quen. Một số bệnh nhân họ thấy mình mang bầu còn đi làm nên cũng thông cảm nhưng cũng có người hối thúc chửi bới. Mình cứ nghĩ trong bụng, cứ cố hết sức làm tốt công việc của mình là bệnh nhân sẽ hiểu" - điều dưỡng My chia sẻ.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức hiện có nhiều "bà bầu" điều dưỡng.
Nhà cách bệnh viện 6km, điều dưỡng Đặng Thị Hoa (25 tuổi, quê Nghệ An) vẫn ngày ngày tự mình đến chỗ làm, dù đang mang thai 8 tháng rưỡi.
Chị Hoa chia sẻ, chồng chị cũng là nghề điều dưỡng nên rất cảm thông cho nhau. Tuy nhiên vì lịch trực hai người tréo ngoe, anh chồng không thể đưa đón chị hằng ngày.
6 tháng đầu thai kỳ, các điều dưỡng vẫn phải trực đêm.
Gần sinh, chị được lãnh đạo khoa phân làm công việc ghi chép thông tin bệnh nhân chuyển từ khoa Cấp cứu sang phòng mổ hay các khoa điều trị sau khi đã xử trí ổn định.
"Có hôm đang ngồi mà đau lưng quá, đứa nhỏ đạp mạnh mình lại phải nhờ người khác viết hộ. Làm ở viện thuận tiện ở chỗ có gì bất thường là được thăm khám ngay. Mình sẽ làm cho đến ngày sinh. Sinh xong thì sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng" - nữ điều dưỡng cho biết.
Hỏi 8 tháng qua kể từ ngày mang bầu, có kỷ niệm nào làm mình nhớ nhất, chị Hoa mỉm cười kể: Đó là khi bị... bệnh nhân rượt đuổi.
Sau đó họ sẽ được làm công việc hành chính.
Đêm đó trong ca trực của mình, khoa Cấp cứu của chị Hoa tiếp nhận một bệnh nhân ngáo đá hôn mê. Khi các nhân viên y tế đang loay hoay truyền dịch, nam bệnh nhân bất ngờ đứng dậy, giật luôn chiếc cọc gắn dịch truyền la hét và tấn công mọi người.
Đau lưng, ốm nghén, mệt mỏi là điều xảy ra thường xuyên với điều dưỡng Hoa.
Quá hoảng loạn, chị Hoa chạy vào phòng hành chính đóng chặt cửa. Lúc ấy nữ điều dưỡng chỉ nghĩ trong đầu, bằng mọi giá cũng không được để đứa con trong bụng bị tổn thương.
Vừa dỗ con, vừa chăm sóc bệnh nhân
Bác sĩ Hồ Thanh Phong, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, khoa hiện có 5 điều dưỡng đang mang bầu. Nếu điều dưỡng H. không sẩy thai thì đó là người thứ 6.
Với đặc thù phức tạp của khoa Cấp cứu, bảo vệ thường xuyên túc trực để làm công tác giữ gìn trật tự.
"Chị H. đang mang thai đến tuần thứ 18 thì bất ngờ ra huyết. Xác định thai kỳ nguy cơ, chúng tôi đã chuyển chị sang Bệnh viện Từ Dũ để dưỡng thai mà không được. Hiện chị đang được cho nghỉ và đã về quê để hồi phục sức khỏe, tinh thần" - bác sĩ Phong nói.
Một nữ điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân lớn tuổi.
Theo lãnh đạo khoa, đặc thù của người điều dưỡng Cấp cứu là phải thường xuyên trực đêm, chịu áp lực cao khi chăm sóc bệnh nhân nên nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe dễ xảy ra.
Do đó, các nữ nhân viên y tế mang bầu luôn được tạo điều kiện theo dõi thai kỳ sát sao. Dù vậy, những trường hợp sẩy thai đau lòng thỉnh thoảng vẫn xảy ra.
Nữ điều dưỡng vừa phải đảm bảo công việc, vừa phải quán xuyến tốt việc gia đình.
Tuy nhiên sau khi sinh xong và trở lại với công việc, áp lực với các nữ điều dưỡng vẫn không hề giảm.
Điều dưỡng Hồ Thị Thúy Hằng (quê Hà Tĩnh, 33 tuổi) công tác tai khoa Cấp cứu đã hơn 10 năm. Chị vẫn nhớ rõ những tháng ngày bận tối tăm mặt mũi khi vừa sinh bé trai đầu lòng.
Điều dưỡng Trà My cho biết bệnh nhân khi thấy mình đang mang bầu cũng cảm thông, không hối thúc.
"Lúc đó thằng bé gần thôi nôi mà mình lại liên tục phải trực đêm. Cứ hôm nào mình đi là nó quấy khóc. Bố nó giữ mãi không được cũng nổi nóng, mặt nặng mày nhẹ với vợ. Cực chẳng đã mình phải đem thằng bé vào viện.
Ai cũng mong muốn có một môi trường làm việc an toàn để tập trung hết sức lực chăm sóc bệnh nhân.
Vô tới nơi nó thấy mình và các anh chị em khác bận đồ trắng, nó lại càng sợ hãi khóc nhiều hơn. Liên tục 1 tháng trời, mình vừa phải dỗ con vừa lo chuyện chăm sóc cho bệnh nhân. Các điều dưỡng khác thấy thương cũng phụ mỗi người một tay bế thằng bé.
Mãi sau đó con mình mới tách mẹ được. Bây giờ nghĩ đến điểm đó vẫn còn thấy ám ảnh. Nhưng đặc thù nghề là vậy, phải chấp nhận thôi. Cũng có những lúc vui là khi bệnh nhân khỏe mạnh, cảm ơn mình và các bác sĩ đã cứu sống họ. Mình lấy đó làm động lực để trụ đến giờ này" - chị Hằng mỉm cười kết luận.
Theo afamily
Dùng niềng răng 3D được bán trên mạng, chị em gặp họa ngay sau lời hứa hẹn nụ cười đẹp như diễn viên Hollywood Các nha sĩ người Anh đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn từ một công ty trực tuyến của Mỹ hứa hẹn đem lại nụ cười như diễn viên Hollywood thông qua niềng răng 3D - một dạng niềng răng trong suốt được bán qua mạng. Niềng răng 3D qua mạng được cảnh báo tiềm ẩn nhiều vấn đề Nguồn tin...