Không gửi thư mời họp ĐHCĐ bất thường đến cổ đông, Cao su Sao Vàng (SRC) bị phạt 85 triệu
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (mã SRC – sàn HOSE).
Ảnh Internet
Cụ thể, SRC bị phạt 85 triệu đồng do Công ty không gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 và không gửi thông báo mời họp đúng thời hạn theo quy định
Theo nghị quyết HĐQT SRC ngày 19/10, Công ty chấp thuận đơn đề nghị của nhóm cổ đông sở hữu gần 7 triệu cổ phần, tương ứng 24,49% số cổ phần có quyền biểu quyết của SRC trong thời hạn liên tục 6 tháng.
Đồng thời, SRC sẽ triệu tập cuộc họp ĐHCĐ bất thường lần 1/2019 để xin ý kiến cổ đông các nội dung: Miễn nhiệm 1 thành HĐQT và bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT; Bầu cử bổ sung 1 thành viên HĐQT; Sửa đổi điều lệ công ty, sửa đổi quy chế quản trị công ty và các vấn đề khác.
Video đang HOT
Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHCĐ bất thường là ngày 15/11. Thời gian tổ chức dự kiến ngày 16/12/2019.
Trên sàn chứng khoán, đóng cửa phiên 1/11, SRC giảm mạnh 6,7% xuống sát mức giá sàn 19.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 10.960 đơn vị.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Lợi nhuận Eximbank giảm sau ồn ào tranh chấp quyền lực
Lợi nhuận trước và sau thuế 9 tháng đầu năm của Eximbank giảm gần 3% so cùng kỳ, sau liên tiếp những ồn ào tranh chấp quyền lực giữa các nhóm cổ đông.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán EIB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với lợi nhuận trước và sau thuế 9 tháng đầu 2019 giảm gần 3% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt ghi nhận mức 1.103 tỷ đồng và hơn 882 tỷ đồng.
Liên tiếp dính ồn về nhân sự cấp cao khiến lợi nhuận Eximbank giảm nhẹ. (Ảnh minh họa: EIB)
Trong thời gian trên, thu nhập lãi thuần Eximbank tăng 5% so cùng kỳ nhờ tăng trưởng cho vay tăng hơn 3,3%, trong khi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 1,2%, từ mức hơn 252 tỷ đồng xuống hơn 249 tỷ đồng.
Mảng hoạt động phi tín dụng đem lại nguồn thu đáng kể cho Eximbank. Cụ thể, kinh doanh ngoại hối mang về lợi nhuận hơn 232 tỷ đồng tăng 55,8%, chứng khoán đầu tư mang về gần 127 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 34 tỷ đồng, hoạt động khác lãi gần 190 tỷ đồng tăng hơn 60%.
Ở chiều ngược lại, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm mạnh tới 99% khi chỉ ghi nhận gần 4,5 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động trong kỳ của Eximbank tăng 9,2% ghi nhận hơn 2.023 tỷ đồng. Ngân hàng cũng giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng xuống còn 99,6 tỷ đồng so với 321,9 tỷ đồng cùng kỳ 2018, tương đương giảm 69%.
Riêng quý III, thu nhập lãi thuần ngân hàng giảm nhẹ 5,4% còn gần 760 tỷ đồng và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 4% còn gần 91 tỷ đồng.
Trong khi đó, các hoạt động phi tín dụng tăng mạnh như lãi từ kinh doanh ngoại hối gấp 2,3 lần, lãi từ hoạt động khác gấp 2,2 lần, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận lãi hơn 59 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 20 tỷ đồng...
Vẫn theo báo cáo tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của Eximbank đạt hơn 158.596 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.
Tiền gửi của khách hàng đạt mức hơn 134.467 tỷ đồng, tăng 13%, trong khi cho vay tăng 3% từ 102.971 tỷ đồng lên 106.376 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu ngân hàng so với đầu năm giảm 5% xuống còn 1.833 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 5%, nợ nghi ngờ tăng 19% song nợ có khả năng mất vốn giảm 16%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Eximbank giảm nhẹ còn 1,71% so với mức 1,85% hồi đầu năm.
Eximbank từng là ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ trước khi lao dốc do những vấn đề nội bộ. 9 tháng đầu năm, nhà băng này ồn ào tranh cãi quanh ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Theo đó, ngày 22/3, Hội đồng quản trị Eximbank ban hành nghị quyết bầu bà Lương Thị Cẩm Tú, Thành viên Hội đồng quản trị, làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, sau đó ông Lê Minh Quốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị khởi kiện và yêu cầu Tòa án nhân dân TP.HCM áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng nghị quyết bầu bà Tú làm chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank.
HOÀNG HƯNG
Theo Vtc.vn
Nợ xấu NamABank vọt tăng Tổng nợ xấu NamABank tăng 91%, từ 784,7 tỷ đồng lên hơn 1.496 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng mạnh lên mức 2,37%. Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với kết quả kém khả quan. Theo đó, lợi nhuận trước và sau thuế trong quý...