Không gian sống vạn người mơ của nữ đại gia vừa khoe khéo 100 miếng vàng
Màn khoe khéo 100 miếng vàng mua từ thời 57 triệu/lượng của nữ đại gia quận 7 khiến dân tình chú ý.
Hiện nữ đại gia này đang sống trong một căn biệt thự mà cô từng nói là ở tạm trong thời gian chờ biệt thự 400 tỷ đồng hoàn thiện.
Nữ đại gia quận 7 có màn khoe của ấn tượng khi giá vàng trong nước đang có những diễn biến trái chiều.
Nữ đại gia quận 7 tiết lộ, số vàng miếng SJC cô nàng vừa khoe là 100 lượng. Hai vợ chồng cô đã mua trong dịp ngày vía Thần Tài 3 năm trước.
Cô nàng cũng cho biết, hồi mấy năm trước khi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, ngay hôm sau giá vàng giảm nhẹ, cô nàng bị mỉa mai là dại dột, làm giàu cho hàng vàng. Đoàn Di Băng giải thích, vàng là tài sản tích lũy, không phải mua bán để “lướt sóng” nên việc nay xuống nhẹ, mai lên nhẹ không khiến cô nàng nao núng.
Đoàn Di Băng (tên thật là Phạm Thị Thanh Thúy, SN 1990 tại TP. HCM) hiện tại được biết đến là một nữ doanh nhân, vợ của đại gia bất động sản Nguyễn Quốc Vũ (SN 1978). Đang trong thời gian đỉnh cao của sự nghiệp nghệ thuật, Đoàn Di Băng đột ngột kết hôn và rút khỏi showbiz.
Giữa năm 2021 vợ chồng nữ đại gia gây ồn ào với căn biệt thự 400 tỷ đồng, trong đó riêng bản thiết kế do Thái Công thực hiện có giá 7,5 tỷ đồng. Trong khi đón chờ căn nhà này, nữ đại gia cho biết đã dọn về một căn biệt thự mới, dùng để ở tạm trong thời gian chờ biệt thự 400 tỷ đồng hoàn thiện. Theo những hình ảnh được vợ chồng Đoàn Di Băng tiết lộ, căn nhà có phong cách kiến trúc Indochine kết hợp với Art Deco. Trong hình là toàn cảnh căn nhà nhìn từ bên ngoài. Được biết căn biệt thự này ở quận 7, là dạng biệt thự đơn lập có 3 tầng và có diện tích đất lên tới 450m2.
Phòng khách trong nhà mới của Đoàn Di Băng
Video đang HOT
Phòng tắm chính
Khu vực thang máy và cầu thang bộ
Chiếc đèn hình vầng trăng khuyết
Bên trong căn nhà, vợ chồng Đoàn Di Băng có phòng ngủ chính với phong cách Indochine còn 3 cô con gái có 3 phòng riêng với màu sắc dễ thương và rất nhiều phòng chức năng khác.
Đoàn Di Băng được biết đến là một trong những nữ đại gia “chịu chơi” khi liên tục chi tiền để trang hoàng nhà cửa từ mùa này sang mùa khác. Không nằm ngoài dự đoán, dịp Tết Nguyên đán vừa rồi cô lại tiếp tục khiến cư dân mạng phải trầm trồ và mãn nhãn với màn decor siêu biệt thự 22 tỷ đồng vô cùng lộng lẫy.
Toàn bộ phía bên ngoài của căn biệt thự đã được phủ đỏ bằng các món phụ kiện trang trí quen thuộc như: đèn lồng, dây vải đỏ, hoa đông đào, quạt giấy và rất nhiều câu đối ý nghĩa. Trên ban công của tầng 2, nữ đại gia còn cho người chăng đèn led và hoa đỏ để tăng thêm vẻ lộng lẫy, lung linh.
Mái hiên trước của nhà được treo đèn lồng và rất nhiều cành đông đào màu đỏ rực.
Nữ đại gia lựa chọn câu đối “Đón chào song long – Phúc lộc song hành”.
Không chỉ trang hoàng mặt ngoài của biệt thự, bên trong ngôi nhà cũng được vợ chồng Đoàn Di Băng dành nhiều tâm huyết và tiền bạc để decor. Cụ thể, ở lối dẫn vào phòng khách cũng có một chiếc bục chụp ảnh nho nhỏ mang tông màu đỏ thuần bắt mắt. Tại đây, Đoàn Di Băng cho người thiết kế thêm mô hình chiếc cầu gỗ và đặt một cây hoa đào bên cạnh để tạo background “chụp choẹt” cho cả gia đình.
Sắc đỏ tràn ngập bên trong biệt thự 22 tỷ.
Cửa dẫn vào phòng khách cũng được chăng hoa vô cùng đẹp mắt.
Tết năm 2022, biệt thự của cô cũng được trang trí rực rỡ với những món đồ, vật phẩm, cây hoa… chưng trong nhà đều mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, may mắn.
Đoàn Di Băng lựa chọn gam màu vàng cực kỳ bắt mắt và lộng lẫy.
Về căn nhà 400 tỷ đồng, Đoàn Di Băng và Thái Công từng khoe bản thiết kế 3D hoành tráng nhưng lại bị so sánh với “nhà ủy ban”. Đến cuối năm 2021, nữ đại gia thông báo bản thiết kế này không phù hợp với những yêu cầu của nhà thầu và khu dự án nên Thái Công đã hủy bỏ, dứt khoát vẽ lại từ đầu. Từ đó đến nay, Đoàn Di Băng không có thêm cập nhật nào khác về biệt thự này nên cũng không biết gia đình nữ đại gia sẽ ở tạm nhà mới đến bao lâu.
Tinh tế với phong cách chuyển tiếp
Không quá phô trương, cũng chẳng quá hoài cổ, với sự kết hợp thú vị của phong cách chuyển tiếp (transitional style), không gian sống sẽ được cân bằng giữa quá khứ với hiện thực, giữa truyền thống và đương đại.
Các vật liệu từ mây, gỗ, da tạo nên dấu vết thời gian ấn tượng. Ảnh: Văn Trưởng
Theo kiến trúc sư (KTS) Công Thịnh, không chỉ dung hòa, tạo nên sự mạch lạc hoàn hảo giữa phong cách hiện đại và truyền thống, transitional style còn mang đến không gian gần gũi, ấm áp nhưng vẫn không kém phần tinh tế cho ngôi nhà.
KTS Công Thịnh cho biết: "Phong cách này ngày càng được yêu chuộng, nhất là sau đại dịch. Lý do là vì nhiều người mong muốn kết nối với ngôi nhà, nơi mang lại sự bình yên sau những biến cố. Chính cảm giác an toàn gắn bó với ký ức và tuổi thơ là điều mà nhiều người hướng đến".
Với phong cách chuyển tiếp, quan trọng nhất là sự hài hòa của tổng thể màu sắc, kiến trúc và các sản phẩm nội thất. Trong đó, lựa chọn mang đến hiệu quả thị giác tốt nhất là các gam màu trung tính như xám, be, màu trắng ngà, màu kem, màu ghi. Sự tập trung vào những màu sắc trầm tĩnh này đã tạo nên lớp nền cần thiết để vừa mang đến sự trong trẻo và mới mẻ, vừa phô bật được những đường nét hoàn hảo trong kiến trúc, không gian và cả những sản phẩm nội thất đi kèm.
"Nhờ thế, trong transitional style, những đường cong tỉ mỉ của truyền thống và đường thẳng cá tính của thiết kế đương đại luôn có chỗ để phô bật vẻ đẹp của mình. Đó có thể là các ô cửa mái vòm, những mặt bàn với đường cong hoàn mỹ. Đó cũng có thể là các góc tường chỉn chu với viền cạnh thẳng đứng, sắc nét. Không chỉ được gia giảm, kết hợp hài hòa bởi màu sắc, chất liệu, sự kết nối, cân bằng giữa cái cũ và cái mới sẽ được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết. Đó chính là sức hấp dẫn và cũng là nét đẹp rất riêng của phong cách này", anh Thịnh cho biết thêm.
Lựa chọn phong cách chuyển tiếp cho căn nhà của mình, chị Hiền (TP. Huế) chia sẻ: "Đa phần đồ nội thất mà tôi sử dụng đều mang nét cổ điển nhưng vẫn được tân trang để không quá "lạc quẻ" trong không gian phòng khách, phòng ăn. Những vật dụng này gợi cho tôi nhớ đến không gian những năm 80, 90 của thế kỷ XX, khi mà cả gia đình còn quây quần cùng nhau trong ngôi nhà ba gian ấm cúng".
Cùng với sự tối giản, sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế, công năng của đồ nội thất trong phong cách chuyển tiếp cũng đã có sự thay đổi để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Không chỉ mang đến cảm giác an tâm cho gia chủ, phong cách chuyển tiếp còn tạo nên đời sống mới cho những đồ nội thất đã cũ. Đó cũng là tiêu chí "xanh", thân thiện với môi trường được đánh giá cao của kiến trúc đương đại.
Bởi thế, dù không kém phần thoải mái, tiện nghi, căn nhà của chị Hiền vẫn mang đến cảm giác gần gũi, thân thiết. Để tạo thêm chiều sâu cho ngôi nhà, cùng với những sản phẩm nội thất mang phong cách hoài cổ, các vật liệu khác như mây, tre, gốm, vải, da cũng đã được chị khéo léo lồng ghép vào không gian sống, từ đó tạo nên dấu ấn của thời gian, góp phần tôn lên vẻ đẹp và sự hài hòa của ngôi nhà.
Đơn giản nhưng sang trọng và tiện tích, sự kết hợp hoàn hảo giữa cái cũ và cái mới đã tạo nên nét đặc biệt của phong cách chuyển tiếp. So với phong cách truyền thống, transitional style còn tạo nên được sự thông thoáng cần thiết để mỗi không gian nhỏ dễ "thở" hơn mà vẫn không mất đi sự liền mạch, nhất quán. "Vì thế, transitional style là lựa chọn rất phù hợp với các gia đình thời hiện đại, khi mỗi thành viên giữ được sự riêng tư cần có nhưng không gian sinh hoạt chung vẫn vô cùng rộng mở, không gò bó", KTS. Công Thịnh chia sẻ.
Gen Z bỏ 40 - 50 triệu đồng cho nơi ở: Nhà đi thuê nhưng cuộc sống là của mình Mong muốn có không gian sống phù hợp, nhiều người trẻ quyết định đầu tư khá mạnh tay cho nội thất nhà thuê. Thuê phòng 2,1 triệu đồng/tháng nhưng dành đến 40 triệu cải tạo Ngọc Trân (SN 1999) làm nhân viên Marketing và sinh sống tại TP. Đà Nẵng. Cô đang thuê căn phòng có 1 gác xép, với chi phí nhà...