Không gian sống lý tưởng tại Khu đô thị Vạn Phúc
Sự phát triển đô thị ồ ạt, quy hoạch không đồng bộ đã khiến cho bộ mặt đô thị của TP.HCM ngày càng lồi lõm, phát sinh nhiều vấn đề nhức nhối.
Nhiều chuyên gia cho rằng cơ sở hạ tầng hiện tại đã không còn khả năng đáp ứng trước tốc độ đô thị hóa của TP.HCM, không khí, môi trường cũng ô nhiễm trầm trọng.
Ngộp thở với nhà ở cao tầng
Trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo hệ lụy về việc phát triển đô thị không đồng bộ, bắt nguồn từ việc nhiều dự án nhà ở cao tầng, các tòa nhà chọc trời đang được triển khai với tốc độ khủng khiếp ở các đô thị lớn.
Tại TP.HCM, chỉ trong vòng 10 năm, nhiều khu vực trước đây hoang hóa không có bóng người nay dày đặc chung cư, xếp lớp nhau từ đầu đến cuối tuyến đường.
Hầu hết các trục đường chính từ trung tâm đến ngoại ô TP.HCM đều cõng hàng chụ c dự án nhà cao tầng, chung cư. Cá biệt có những tuyến đường chỉ trên dưới 3km nhưng đang cõng cả trăm tòa nhà chọc trời với hàng chục ngàn căn hộ.
Các công trình nhà ở và tiện ích tại Khu đô thị Vạn Phúc đang được đầu tư liên tục và mở rộng – Ảnh: ĐP
Mặc dù trước đó các chuyên gia đã cảnh, đưa ra báo hậu quả của việc quy hoạch không đồng bộ nhưng cho đến nay khi cơ sở hạ tầng ngày một đuối và không còn khả năng đáp ứng được cơ quan nhà nước mới bắt đầu có những điều chỉnh trong quy hoạch.
Ngoài hệ lụy về hạ tầng, môi trường sống, chất lượng không khí ở những khu vực này ngày càng xuống cấp trầm trọng. Những tòa nhà nhìn hiện đại, cao cấp nhưng cư dân lại như bị nhốt trong lồng xung quanh là màu bê-tông xám xịt.
Van Phuc City tập trung xây nhà ở thấp tầng
Hiện nay, một số chủ đầu tư tận dụng tối đa diện tích đất có được để nhồi nhét thêm các hạng mục nhà ở cao tầng, căn hộ. Điều này chắc chắn mang đến cho chủ đầu tư một khoản lợi lớn nhưng trực tiếp biến cư dân như bị nhốt vào một chiếc lồng.
Video đang HOT
Là tập đoàn có tâm, có tầm trên thị trường, Tập đoàn Bất động sản Đại Phúc đã hướng đến mục tiêu mang lại không gian sống cao cấp nhưng đảm bảo chất lượng sống và không gian sống trọn vẹn cho cư dân.
Chính vì vậy, ngay từ khi có kế hoạch phát triển Khu đô thị Vạn Phúc, Tập đoàn Bất động sản Đại Phúc đã quyết tâm xây dựng Van Phuc City thành một “thành phố trong thành phố” và đặc biệt là chỉ phát triển nhà ở thấp tầng. Hơn 80% diện tích đất ở dùng để xây dựng các các sản phẩm: biệt thự, nhà phố, nhà phố liền kề, biệt thự ven sông…
Với diện tích lên đến 198ha, 3 mặt giáp sông Sài Gòn. Hệ thống cơ sở hạ tầng – giao thông hoàn thiện, nằm trên quốc lộ 13, giáp với đường Pham Văn Đông. Kết nối thuận lợi với khu trung tâm bằng đường bộ, đường sông, cách sân bay Tân Sơn Nhất 10 phút lái xe. Đây là một trong những vị trí đắt giá bậc nhất TP.HCM mà chủ đầu tư nào cũng khao khát có được.
Quyết tâm phát triển nhà thấp tầng để đảm bảo không gian sống lý tưởng, trong lành cho cư dân, Tập đoàn Bất động sản Đại Phúc đã xây dựng Khu đô thị Vạn Phúc thành một khu đô thị cao cấp bậc nhất Việt Nam. Chú trọng vào phát triển chất lượng cuộc sống của cư dân hơn là lợi ích của chủ đầu tư, Đại Phúc đã dùng đến 100ha đất để xây dựng hệ thống giao thông, mảng xanh, công viên, mặt nước. Ngoài diện tích mặt nước có sẵn là công viên ven sông Sài Gòn dài 3,4km, Tập đoàn Bất động sản Đại Phúc còn cho xây dựng hệ thống mặt nước kênh Sông Trăng với chiều dài hơn 2km giữa khu đô thị.
Năm 2019 Tập đoàn Bất động sản Đại Phúc đầu tư 2.000 tỷ cho các hạng mục tiện ích, trong ảnh là trường Quốc tế Song ngữ Emasi – Ảnh: ĐP
Cũng chính bởi sự chu đáo của chủ đầu tư với từng sản phẩm của mình đã thu hút rất nhiều khách hàng chọn lựa Khu đô thị Vạn Phúc làm nơi an cư cho gia đình của mình, chỉ sau 5 năm triển khai, đã có hơn 2.000 cư dân an cư tại đây.
Hơn thế nữa, khoảng 200 doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng chọn Khu đô thị Vạn Phúc làm nơi đặt trụ sở kinh doanh, văn phòng hoạt động.
Bên cạnh đó theo ghi nhận của thị trường bất động sản, giá đất của khu vực này tăng trưởng cực mạnh trong thời gian qua, chỉ trong vòng 5 năm giá đất đã tăng gấp 4 -5 lần so với trước đó.
Cac chuyên gia đêu nhân đinh, ha tâng hoàn thiện, vị trí đắt giá và tiềm năng sinh lời ngày một lớn chinh la yêu tô then chôt đưa khu vưc nay trơ thanh một trong những khu vực đầu tư sinh lời và an toàn bậc nhất hiện nay.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Thoái vốn sắp sôi động trở lại?
Thời gian qua, do tác động từ các văn bản mới liên quan đến thoái vốn, xác định giá trị doanh nghiệp, công tác thoái vốn có phần bị chậm trễ, hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, công tác này lại đang được đẩy mạnh với danh sách 108 doanh nghiệp mà SCIC sẽ thực hiện bán vốn trong năm 2019.
Không chỉ SCIC mà các Tập đoàn Nhà nước cũng cấp tập thoái vốn tại công ty con. Nguồn: Internet.
Danh sách này bao gồm khá nhiều doanh nghiệp lớn mà Nhà nước đang nắm giữ vốn như Tổng CTCP Bảo Minh với 51%; CTCP Nhựa Bình Minh với 0,02%; CTCP FPT với 6%; CTCP Dược Lâm Đồng với 32%; Tập đoàn Bảo Việt với 3%; Tổng công ty Licogi với 41%; CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh với 11%.
Đồng thời, còn có Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) với 36%; CTCP Nhiệt điện Hải Phòng với 9%; CTCP Sách Việt Nam với 10%; Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 với 18%... Ngoài ra, Vinamilk đang chờ ý kiến của Chính phủ.
Cấp tập thoái vốn
Theo SCIC, giai đoạn từ 2017 đến hết tháng 5/2019, SCIC đã bán vốn tại 51 doanh nghiệp trong đó cũng bao gồm cả Vinamilk và Nhựa Bình Minh. Cụ thể, bán hết vốn tại 47 doanh nghiệp, giảm sở hữu tại 4 doanh nghiệp và bán quyền mua cổ phần tại 2 doanh nghiệp.
Tổng giá trị thu được là 20.111 tỷ đồng, trên giá vốn là 3.077 tỷ đồng, chênh lệch bán vốn là 17.034 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6,5 lần (cao hơn nhiều lần so với mức bình quân chung của cả nước giai đoạn 2011-2015 là 1,48 lần).
Sự thành công của nhiều thương vụ diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh như phiên đấu giá cổ phần tại Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) của SCIC và Viettel đã thu về tổng giá trị 9.367 tỷ đồng. Thương vụ thoái vốn tại Nhựa Bình Minh với chênh lệch bán lên tới 2.185 tỷ đồng, giá vốn là 145 tỷ đồng.
Không chỉ SCIC mà các Tập đoàn Nhà nước cũng cấp tập thoái vốn tại công ty con. Điển hình mới đây là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) với cuộc tổng thoái vốn của đơn vị này.
Đầu tháng 6 vừa qua, Vinachem đã thực hiện đấu giá cổ phần tại CTCP Cao su Đà Nẵng (mã: DRC) và CTCP Cao su Sao Vàng (mã: SRC) nhằm giảm tỷ lệ sở hữu tại hai doanh nghiệp này về 36%. Tuy nhiên, chỉ có phiên đấu giá cổ phần SRC là thành công với toàn bộ cổ phần được bán hết, thu về gần 200 tỷ đồng.
Tới đây, Vinachem sẽ tiếp tục thoái toàn bộ 900.411 cổ phần, tương ứng 37,32% vốn tại CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng (mã: DCI) với giá khởi điểm là 113.700 đồng/cp, gấp 40 lần thị giá hiện nay là 2.800 đồng/cp.
Tương tự, Vinachem sẽ đấu giá gần 3,4 triệu cổ phiếu NET của CTCP Bột giặt NET (NETCO) với giá khởi điểm 30.900 đồng/cp, cao hơn 10% giá thị trường. Sau đấu giá, Vinachem còn sở hữu 36% vốn tại NETCO.
Ngoài ra, Vinachem cũng sẽ thực hiện bán đấu giá toàn bộ lô 221.087 cổ phần của CTCP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng mỏ (Incodemic), tương đương 15% vốn tại công ty, giá khởi điểm là 24.780 đồng/cp.
Tất cả những phiên đấu giá này đều diễn ra vào ngày 10/7 tại HNX. Đáng chú ý, mẫu số chung của các doanh nghiệp Vinachem đang sở hữu vốn là kết quả kinh doanh sa sút nhưng lại được bán đấu giá với mức giá cao gấp nhiều lần giá thị trường.
Đi vào chất lượng
Thực tế thoái vốn vừa qua của SCIC cho thấy, khi các đợt thoái vốn của doanh nghiệp có tiềm năng được thông tin rộng rãi, cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp này được mổ xẻ, phân tích kỹ, sẽ có nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tham gia, nhất là khi SCIC thực hiện theo phương thức bán cả lô.
Bên cạnh các kết quả đạt được, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn còn một số hạn chế, nhất là áp lực đang dồn vào hai năm 2019-2020 do không chỉ có khối lượng doanh nghiệp phải hoàn thành theo tiến độ mà còn có những doanh nghiệp chưa hoàn thành được chuyển tiếp sang và một số doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện.
Nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến phương án sử đụng đất, xác định giá trị doanh nghiệp... đã ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn và cổ phần hóa.
Có thể lấy ví dụ trường hợp mới đây nhất, thanh tra Chính phủ ra thông báo Kết luận thanh tra quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam, việc thoái vốn nhà nước tại CTCP Nhựa Y tế (Mediplast), Tổng công ty Cổ phần Y tế (Danameco); việc sáp nhập CTCP Nhựa y tế vào Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế.
Trong đó, có một vấn đề nổi bật là khi xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi sang CTCP, Ban chỉ đạo cổ phần hóa đã không chỉ đạo, kiểm tra, xác định lại các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán phát sinh tăng hoặc giảm, so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán, không báo cáo Bộ Y tế về giá trị tăng thêm của cổ phiếu Mediplast từ 25.200 đồng/cp lên 29.484 đồng/cp và không xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thực hiện chưa đúng quy định, phản ánh không chính xác giá trị doanh nghiệp.
Trong rất nhiều thương vụ thoái vốn, những mảnh "đất vàng" vẫn luôn là "miếng mồi béo bở" để các nhà đầu tư nhắm đến. Nhà đầu tư sẵn sàng mua lại công ty đang hoạt động kém cỏi trong lĩnh vực chính với mức giá cao hơn rất nhiều so với giá đang giao dịch trên sàn, chỉ vì công ty sở hữu nhiều "đất vàng".
Theo Bộ Tài chính, đến nay, cơ chế, chính sách về thoái vốn, cổ phần hóa đang được tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng theo phương thức dựng sổ có hiệu lực từ 3/6 nhằm hỗ trợ công tác thoái vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Do đó, hiệu quả không chỉ là bán hết cổ phần mà cần phải tiến tới chất lượng, cần loại bỏ những "hạt sạn" để tránh tình trạng "bình mới, rượu cũ" làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Theo Linh Đan/thoibaongnganhang.vn
"Nhồi cao ốc", điều chỉnh hạ tầng tại các thành phố lớn: Trách nhiệm thuộc về ai? Thực tiễn đang có bất cập trong xây dựng khu chung cư, nhà cao tầng trong các khu đô thị lớn, có mật độ dân số cao. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, trong quá trình điều hành, Chính phủ đã phân cấp rất mạnh cho lãnh đạo các địa phương. Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng...