Không gian ngầm trung tâm TP.HCM dự kiến mở rộng ra sao?
Không gian ngầm khu vực trung tâm TP.HCM có quảng trường, bãi đậu xe ngầm, hoạt động thương mại, kết nối Nhà hát TP với công viên dọc bờ sông Sài Gòn.
Theo dự thảo quy chế quản lý kiến trúc, không gian ngầm của khu vực Bến Bạch Đằng, đường Tôn Đức Thắng và công trường Mê Linh sẽ kết nối với nhau – Ảnh: TỰ TRUNG
Dự thảo quy chế quản lý kiến trúc TP.HCM đang được Sở Quy hoạch và kiến trúc TP.HCM lấy ý kiến của các sở ngành có phần nội dung chính quy định những vấn đề chung, và 19 phụ lục về quy chế kiến trúc của các khu vực và những vấn đề cụ thể.
Phụ lục về khu trung tâm 930ha của TP.HCM đề cập đến không gian ngầm trong khu trung tâm TP. Đó là không gian ngầm dưới các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng, công viên Bến Bạch Đằng và công viên Mê Linh.
Cụ thể, dự thảo giới thiệu không gian bên dưới đường Nguyễn Huệ sẽ có tầng hầm đầu tiên dành cho thương mại dịch vụ, và hai hoặc ba tầng hầm tiếp theo sẽ là các tầng giữ xe.
Video đang HOT
Tầng hầm thứ nhất tạo hành lang cho người đi bộ, kết nối giữa Nhà hát TP và công viên dọc sông Sài Gòn. Ở tầng hầm này còn có các điểm nút, có quảng trường và các cửa hàng bán lẻ tại các giao lộ để người tham quan khỏi bị mất phương hướng.
Các thang cuốn, thang máy được bố trí gần trạm xe buýt.
Không gian ngầm dưới đường Nguyễn Huệ có một tầng thương mại và từ hai đến ba tầng làm bãi giữ xe – Ảnh: TỰ TRUNG
Ở khu vực công viên Bến Bạch Đằng có bãi đậu xe công cộng ngầm đường Tôn Đức Thắng, nằm cách công trường Mê Linh khoảng 100m về phía nam đường Ngô Văn Năm, dọc theo đường phụ Tôn Đức Thắng. Bãi đậu xe có sức chứa 300 xe hơi ở hai tầng hầm, khi cần thiết sẽ được trưng dụng làm bãi đậu xe hai bánh.
Đường ngầm Tôn Đức Thắng dự kiến có hai làn xe mỗi hướng.
Ở khu vực công trường Mê Linh, tầng ngầm sẽ được xây dựng thành một vườn trũng ở giữa, xung quanh sẽ là các quán cà phê, cửa hàng, nhà hàng. Vườn trũng này sẽ kết nối bãi đậu xe ngầm đường Tôn Đức Thắng và cũng sẽ là nơi kết nối các công trình ngầm của các tòa nhà xung quanh trong tương lai.
Ngoài ra, dự thảo quy chế quản lý kiến trúc đô thị TP.HCM còn thể hiện tuyến phố đi bộ thứ 2 của TP là đường Đồng Khởi, kéo dài từ Công xã Pari đến đường Tôn Đức Thắng.
Khu vực phát triển đô thị dọc tuyến metro số 1 được chia thành 10 phân khu với những đặc điểm thiết kế và chức năng đặc trưng riêng…
Ngoài ra, dự thảo quy chế quản lý kiến trúc đô thị cũng có những nội dung thiết kế riêng cho từng khu vực đặc trưng của TP như khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị Nam Sài Gòn, Thanh Đa, thiết kế đối với nhà ở riêng lẻ…
Đề xuất hơn 32 tỷ đồng cải tạo công viên Mê Linh
Tượng đài Trần Hưng Đạo, hệ thống chiếu sáng, mảng xanh khu vực công viên Mê Linh, quận 1, rộng 5.700 m2 được đề xuất cải tạo với kinh phí 32,5 tỷ đồng.
UBND quận 1 vừa gửi chính quyền TP HCM phương án cải tạo công viên Mê Linh theo đề xuất Ban quản lý đầu tư xây dựng quận và đơn vị tư vấn.
Công viên Mê Linh, quận 1, nhìn từ trên cao. Ảnh: Quỳnh Trần.
Cụ thể, khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, phần thân tượng sẽ đục bỏ lớp vữa để bơm xử lý các vết nứt bêtông, quét chống thấm, trát vữa, phù điêu. Bệ đỡ tượng được đề xuất thay mới, xử lý chống thấm và bảo vệ mặt tường bao, khung bệ đỡ; thay hệ thống dây dẫn và đèn chiếu sáng tượng đài. Kinh phí cải tạo tượng dự kiến khoảng 3,5 tỷ đồng.
Khu vực công viên quanh tượng đài rộng 3.300 m2 được đề xuất thay thế gạch lát nền bằng đá granite tự nhiên. Công viên được trồng thêm nhiều cây như lan rẻ quạt, lài ta, dứa vàng, lan chi, mai vạn phúc... Hệ thống chiếu sáng được bổ sung trụ đèn cao 3 m và trụ đèn cao 0,6 - 0,8 m nhằm tăng ánh sáng. Khu vực lòng đường quanh công viên được thi công đệm cát, lát đá bazan tự nhiên. Tổng kinh phí cải tạo công viên khoảng 29 tỷ đồng.
Trước đó, Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng (Sở Xây dựng) đánh giá khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo và công viên xung quanh có nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp. Tượng đài Trần Hưng Đạo được xây trước năm 1975 bằng bêtông cốt thép. Tượng cao 4m đặt trên bệ hình 3 cạnh cao 12 m, ốp đá nâu với ba mặt đế tượng có 6 mảng phù điêu diễn tả các trận tiêu diệt giặc ngoại xâm. Đây là nơi thu hút nhiều khách du lịch khi đến TP HCM.
TP.HCM: Phong tỏa 55 hộ dân với 202 người ở H.Bình Chánh 55 hộ dân với 202 nhân khẩu ở đường liên tổ 8, 9 Võ Văn Vân, xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh (TP.HCM) được lực lượng chức năng phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm do liên quan đến ca nhiễm Covid-19. Bà Nguyễn Thị Anh (67 tuổi) mang đồ đến nhà người anh để cúng giỗ mẹ nhưng không thể vào trong ....