Không ghen không phải đàn bà?
Ngày xưa, trong kiệt tác “Truyện Kiều”, thi hào Nguyễn Du đã bất tử hóa một cái ghen gọi là “ghen Hoạn Thư” – cái ghen có bài có bản, có tiến có thoái, mà kết quả là buộc được cả hai phía đối phương phải khuất phục.
Thần thoại Hy Lạp thì để lại cơn ghen của nàng Mêđê. Một cơn ghen khủng khiếp kết thúc bằng những xác chết.
Ngày nay, phụ nữ thường hay “bắt nọn” chồng, chỉ cần một cái cớ rất nhỏ nhặt là thấy chồng đi với một phụ nữ nào khác mình không biết (mà nhiều khi là biết cũng vậy thôi), hoặc chẳng cần căn cứ gì cả, chỉ nghe ai đó nói “chồng mày đi với cô này cô kia”, thế là người vợ sẵn lòng tra hỏi, hạch sách, vặn vẹo chồng “cô đó là ai?”, “ sao lại đi với cô ta?”, “chắc là hai bên quan hệ với nhau lâu rồi mà giấu tôi chứ gì?”, hoặc là tìm đến và xông vào kéo tóc, xé áo “bồ nhí” của chồng.
Chuyện sẽ chẳng có gì nghiêm trọng nếu người chồng biết cách hóa giải cơn ghen của vợ và vợ biết kịp thời nhận ra cái vô lý nực cười trong những căn vặn của mình. Nhưng tia lửa sẽ bùng thành đám cháy một khi người vợ đi quá đà, dồn chồng vào tình huống không thể phản ứng cách nào khác hơn là quát tháo, đôi co, cuối cùng nhận bừa cái điều gán ghép, áp đặt của vợ cho xong chuyện, mặc mọi sự muốn ra sao thì ra.
Bệnh ghen bóng ghen gió hầu như ở phụ nữ nào cũng có, nhưng mạnh nhất là ở những người quá nhạy cảm, dễ bị thương tổn, quá yêu chồng, hoặc quá tự ti, cũng có thể là muốn tỏ ra mình có uy lực tuyệt đối với chồng.
Đôi lúc trong cuộc sống, ghen bóng ghen gió một chút cũng làm ấm áp, hạnh phúc thêm tình cảm vợ chồng. Những câu chọc đùa giữa vợ chồng đại loại như: “Thế mà anh không ghen à?”, “Em đến phát ghen lên vì anh mất”… được dùng đúng lúc, hợp cảnh hợp tình sẽ tăng thêm vị mặn cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên nên nhớ là chỉ ghen một xíu thôi, đủ để bên ấy bên này nhận ra sự quan tâm của nhau.
Video đang HOT
Có cô nhân viên kế toán cho một công ty nước ngoài lấy chồng đã hai năm tâm sự: “Em chẳng cần ghen, bởi vì yêu quá thì không ghen, không yêu thì không ghen, giữa hai cực ấy em ghen làm gì cho mệt”.
Cho dù cô không ghen đi chăng nữa, thì cô đâu có dửng dưng được khi hay biết chồng mình đột nhiên tỏ ra có những mối quan tâm khác lạ, đột nhiên có những biểu hiện mà chỉ linh cảm đàn bà mới nhận thấy.
Nhưng biết đâu cô tin tưởng ở mình trong tình yêu đó. Khi sự việc chưa đến độ của nó thì cô biết kìm nén, không tỏ thái độ ghen. Khi việc bung ra, cô biết để cá nhân mình xuống sau hạnh phúc vợ chồng, biết mở cho chồng một lối thoát trong danh dự và yêu thương.
Một câu chuyện của anh kỹ sư xây dựng ở Sơn Trà cũng gây xôn xao cho bà con lối xóm: Tuy đã có một vợ và hai con rồi nhưng vì công việc xa nhà nên những lần đi công tác, anh thường hay hẹn hò với các cô gái trẻ ở tỉnh lẻ. Trong quan hệ với bồ, tất nhiên anh không dại gì mà lại công khai mình đã có vợ. Nhưng giấu sao được mắt thiên hạ. Thiên hạ bèn nhào nặn cô vợ thật của anh thành cô “bồ hờ” và bắn tin đến tai cô “bồ thật” rằng anh ta lại đèo bồng thêm một cô nữa. Thế là “bồ thật” tìm đến tận cơ quan cô “bồ hờ” đánh ghen làm thiên hạ được phen cười chảy nước mắt. Đến khi biết rõ “bồ hờ” chính là vợ thật, cô “bồ thật” tá hỏa tam tinh nhưng vẫn thấy mình ghen là đúng, chỉ mỗi tội ghen… nhầm đối tượng mà thôi. Như vậy là thấy rõ, cái ghen được đàn bà lấy làm một phương tiện giành quyền sở hữu tình cảm và thân xác người đàn ông.
Ghen bi kịch
Linh và Phương cưới nhau được 2 năm. Sau nhiều lần vợ chồng cãi vã, Phương có nhiều biểu hiện muốn ly dị với vợ để sống với bồ. Dù Phương tuyên bố đã có người khác nhưng Linh vẫn cố níu kéo bằng những lần ân ái, những lời dịu ngọt, mong sao Phương quay về. Không đạt được mong muốn, quá tức giận vì bị phụ tình, Linh đã dùng axít tạt thẳng vào người chồng. Cuối cùng, chỉ tại cơn ghen tức thời mà Linh thành kẻ giết chồng, trở thành một phạm nhân.
Dân gian có câu: “Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”. Và cái lý mà đàn bà thường biện hộ cho ghen là: Vì yêu nên ghen. Nhưng ngoài lý do tính vọng ngoại, hóa lạ của đàn ông, còn một lý do chính là sự mất cân bằng trong quan hệ tình cảm vợ chồng.
Người đàn ông khi tìm đến người phụ nữ khác chưa hẳn là yêu, là muốn lập tổ ấm mới, mà đơn giản chỉ là vì muốn khỏa lấp một khoảng trống trong lòng do vợ gây ra, muốn chạy trốn vợ. Khi đã không vừa ý trong nhà người ta thường hình dung ở ngoài là tốt đẹp hơn, thích thú hơn.
Người vợ nếu không kịp hiểu ra căn nguyên sự việc, không kịp điều chỉnh thái độ của mình và có biện pháp khéo léo kéo anh chồng quay về thì từ phản ứng tiêu cực ban đầu người chồng sẽ ngoại tình có ý thức và còn đi xa hơn nữa. Nguy cơ tan vỡ gia đình xuất hiện.
Cơn ghen bùng phát ở đây của người vợ sẽ chỉ như dầu đổ thêm vào lửa. Nhiều cặp vợ chồng sau khi chia tay mới hối hận bởi thấy là ghen tuông vớ vẩn, giận dỗi kiểu trẻ con, chuyện không đâu mà vụng xử nên cơ sự mới ra nông nỗi. Khi đó thì cái đẳng thức ghen – yêu không đúng nữa.
Theo VNE
Phút bình yên của gia đình...
... Là lúc ba người cùng ngồi trên hai chiếc ghế, thành viên nhỏ tuổi nhất ngồi giữa hai bố mẹ, ăn sữa chua hoặc hoa quả dầm, không quên vểnh tai hóng lời trò chuyện, thi thoảng lại hỏi lại: "Mẹ ơi, mẹ vừa nói cái gì đấy?" - "À, mẹ bảo là mẹ yêu hai bố con".
"Con nghe mẹ bảo mua Lego cho ai mà"... Bố mẹ nhìn nhau mà nín cười, mẹ đành nói thật và trong bụng thì nhủ thầm "Ra là chú nhóc để ý lắm chứ chả phải vô tư ngồi đung đưa chân không thôi đâu, thế là hai người lớn chú ý lời ăn tiếng nói hơn, để tránh bị "lộ đề".
Đôi khi cũng có thể vào một buổi sáng, cả nhà dậy sớm cùng ngóng những tia nắng non đầu ngày, mảnh mai như tơ trời, rọi xuống vạn vật thêm lung linh. Khi thì lại lên ban công ngồi ngắm nghía, được hôm trăng sáng trong ngần vợ lại véo von làm bộ sến sẩm, hát "cho em nắm tay nắm tay anh khi mùa xuân về" chồng được dịp "nhâng nháo": "Mùa xuân ấy còn lâu mới đến cưng ạ". Rồi mơ màng và tiếp tục "làm phiền" nhau bằng những từ cũ kỹ: "Nhưng mà em yêu anh, anh không muốn người yêu mình mãi yêu mình à?".
"Sao mẹ lại thơm con?, "Vì mẹ yêu con". Lần khác mẹ hỏi: "Sao lại kéo áo mẹ?" - "Vì con yêu mẹ lắm". Nghe dường như chẳng liên quan gì nhưng thực chất lại rất logic.
"Nếu em xấu hơn thế này anh có yêu em không?". Im lặng
"Nếu em nghèo hơn thế này anh có yêu em không?". "Anh biết làm sao được".
"Thế nếu em lười hơn thế này anh có yêu em không?". "Hả, em còn có thể lười hơn được nữa cơ á?". Rồi chồng làm bộ khổ sở "Dù có thế nào anh cũng vẫn phải yêu em mà, thoát thế nào được, cái số anh nó thế rồi".
Đôi khi lại thấy thằng nhóc bắt chước, chạy chạy sang thơm bố, thơm mẹ, rồi thốt lên "Yêu thế". Để định nghĩa được thế nào là yêu hẳn chẳng thể rành rọt mà nêu ra được, chỉ biết đã trở thành một phần của nhau, vắng người này người kia thấy chênh chao, nghiêng đảo...
Vợ chẳng dám tự nhận mình có một gia đình hạnh phúc, nhưng trong lòng vợ biết rõ điều đó và bản thân thì luôn thấy không có điều gì đáng phải phàn nàn. Mong sao sẽ cho con có được cảm nhận tốt đẹp về cuộc sống, để luôn thấy rằng, từ bé đã được sống trong một gia đình đầm ấm giống như bố mẹ vậy.
Theo VNE
Lỗi không chỉ người thứ ba Khi chuyện ngoại tình xảy ra, gia đình đứng trước cơn sóng gió, phản ứng của các chị thường là đổ lỗi cho người thứ ba - "hồ ly tinh" rắp tâm phá hoại hạnh phúc gia đình mình. Và khi đã "trả đũa" được "kẻ thứ ba", họ vui mừng nghĩ rằng nhờ sự khéo léo, họ đã bảo vệ được gia...