Không gây hại, nhịn ăn còn giúp ngừa bệnh và cải thiện sức khỏe?
Chế độ Intermittent fasting ( nhịn ăn gián đoạn) là bạn sẽ cho cơ thể một khoảng thời gian đủ để tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp vào từ các ngày trước đó, trước khi bổ sung thêm năng lượng.
Phản khoa học, hại sức khỏe, có nguy cơ gây đau dạ dày… là những ý kiến mà bạn có thể đọc thấy bên dưới bất kỳ một bài viết hay video nào về “Intermittent fasting” (nhịn ăn gián đoạn).
Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi bất tận xoay quanh, phương pháp này vẫn được ưa chuộng bởi ca sỹ Selena Gomez, siêu mẫu Miranda Kerr, Jennifer Lopez… và là một trong những chế độ ăn được quan tâm nhiều ở thời điểm hiện tại.
Intermittent fasting (nhịn ăn gián đoạn) là một hình thức nhịn ăn theo chu kỳ. Theo đó, bạn sẽ cho cơ thể một khoảng thời gian đủ để tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp vào từ các ngày trước đó, trước khi bổ sung thêm năng lượng.
Hình thức này được xây dựng dựa trên nguyên lý đốt mỡ thừa của cơ thể: các chất béo dự trữ sẽ được chuyển hóa thành năng lượng thay vì biến thành mỡ nội tạng trong điều kiện hoàn toàn không nạp thức ăn.
Không quan trọng là ăn cái gì và bao nhiêu, khi áp dụng fasting, điều quan trọng nhất chính là thời điểm ăn và nhịn ăn.
Thời gian là yếu tố bắt buộc phải đảm bảo khi thực hiện fasting, nó cũng là chi tiết làm nên sự khác biệt của nhịn ăn gián đoạn với các hình thức khác.
Hiện nay, hình thức nhịn ăn gián đoạn phổ biến nhất là 16/8: bạn có thể ăn uống thoải mái trong 8 tiếng và không nạp thức ăn trong 16 tiếng tiếp theo.
Ví dụ, bạn bắt đầu bữa ăn đầu tiên trong ngày lúc 12 giờ trưa thì phải kết thúc bữa ăncuối vào lúc 8 giờ tối, ngoài thời gian đó, bạn chỉ được uống nước hoặc càphê/trà không đường.
Các mốc thời gian trên có thể được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với điều kiện và thói quen của mỗi người, miễn sao đảm bảo chính xác tỷ lệ thời gian ăn và nhịn.
Nếu mới bắt đầu làm quen với nhịn ăn gián đoạn, bạn có thể áp dụng khung giờ 12/12 (ăn 12 tiếng, nhịn 12 tiếng).
Khi cơ thể đã quen dần với hình thức này, bạn có thể nâng khung thời gian lên 16/8, 20/4 (ăn 4 tiếng, nhịn 20 tiếng), Eat-Stop-Eat (nhịn một ngày trong tuần) hoặc 5:2 (ăn 5 ngày, nhịn 2 ngày trong tuần)… để đạt được hiệu quả cao hơn.
Fasting có gây đau dạ dày?
Video đang HOT
Nhịn ăn, đặc biệt là nhịn ăn vào buổi sáng dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày – đó là lý do nhiều người đưa ra để phản đối chuyện fasting.
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ, nguyên nhân gây đau dạ dày không hẳn đến từ việc nhịn ăn mà là độ pH trong dạ dày xuống thấp vượt ngưỡng cho phép.
Thông thường, độ pH của dạ dày dao động từ 2-2,5, khi uống rượu bia, nước có ga, hút thuốc, ăn thức ăn cay hoặc chua, nồng độ acid sẽ tăng cao, độ pH giảm xuống mức 1 hoặc hơn. Điều này gây mất cân bằng trong dạ dày, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, viêm loét… Ngoài ra, thói quen sinh hoạt không điều độ, tâm lý căng thẳng cũng tạo một áp lực không nhỏ lên dạ dày.
Lợi ích của fasting
Nếu áp dụng nhịn ăn gián đoạn liên tục trong suốt 10 tuần, bạn có thể giảm 3-5kg. Tuy nhiên, nó không phải là một chế độ ăn kiêng mà là một hình thức ăn.
Lợi ích của intermittent fasting không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ mỡ thừa mà còn ngăn ngừa các bệnh như alzheimer, tiểu đường, tim mạch và kéo dài tuổi thọ.
Nhiều trường hợp cho thấy fasting kết hợp với chế độ ăn ít đường và tinh bột còn làm giảm kích thước của các khối u trong cơ thể.
Bên cạnh đó, fasting cho phép dạ dày có thời gian được nghỉ ngơi. Các áp lực về việc phải nghiền nát, tiêu hóa thức ăn được giảm đi đáng kể.
Chế độ tập luyện khi thực hành fasting
Để đảm bảo khung thời gian fasting mà vẫn đủ sức luyện tập, bạn có thể tập trong khoảng thời gian một tiếng trước bữa ăn đầu tiên.
Giả dụ, bạn áp dụng nhịn ăn gián đoạn theo khung giờ 16/8 và ăn vào lúc 12 giờ trưa, buổi tập của bạn nên bắt đầu vào 11 giờ. Hoặc bạn cũng có thể tập ngay trước bữa ăn cuối trong ngày, nghĩa là vào lúc 6 giờ tối./.
Lưu ý:
- Những người đang trong tình trạng thiếu cân (BMI
- Người đang có bệnh dạ dày, tiểu đường, huyết áp thấp hoặc đang điều trị bệnh, trước khi áp dụng fasting nên hỏi ý kiến bác sỹ để có cách áp dụng phù hợp.
- Chế độ nhịn ăn gián đoạn không giới hạn các loại thực phẩm nhưng để đạt được hiệu quả giảm cân và duy trì sức khỏe về lâu dài, bạn vẫn nên ăn nhiều rau xanh, thịt, cá và hạn chế đồ chiên rán, đồ ngọt.
- Có thể bổ sung vitamin, thực phẩm hỗ trợ tăng cơ trong quá trình áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn.
Thanh Tuyền
Theo Đẹp/Vietnamplus
Sinh con theo trào lưu thuận tự nhiên - Phản khoa học, đánh cược sinh mạng của cả mẹ và con với tử thần
Vụ việc một cặp vợ chồng tự sinh con tại nhà mà không có bất kì sự trợ giúp y tế nào đã gây lên một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội. Trước đó các chuyên gia cũng từng lên tiếng về phương pháp sinh sản này.
Những ngày qua cộng động màng xôn xao trước một bài đăng về việc sinh con thuận tự nhiên tại nhà của một cặp vợ chồng trẻ. Để chuẩn bị cho vợ vượt cạn, người chồng đã tự tìm hiểu và làm những việc như massage cho vợ, chuẩn bị nước nóng, ủ nhau thai bằng muối rang nóng... Tuy nhiên trước những phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, người chồng đã gỡ bỏ bài đăng này.
May mắn cho cặp vợ chồng trên là đứa trẻ ra đời an toàn, khỏe mạnh và người vợ cũng không bị biến chứng gì sau sinh. Thế nhưng trên thế giới đã có nhiều trường hợp tự sinh ở nhà, sản phụ không may gặp biến chứng tử vong hoặc đứa con cũng bị qua đời do không được cấp cứu kịp thời. Ở Việt Nam trước đó vào ngày 18/9 bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên đã tiếp nhận bệnh nhân N.T. H bị vỡ tử cung, trong tình trạng hết sức nguy kịch do sinh con tự nhiên tại nhà.
Bác sĩ đã phải lấy ra gần 2 lít máu máu loãng và máu cục, đồng thời tiến hành cắt tử cung hoàn toàn. Sau gần 2 giờ tập trung phẫu thuật, sản phụ và cháu sơ sinh đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Sản phụ N.T.H bị vỡ tử cung do tự sinh con tại nhà
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài Đức, Nguyên Viện trưởng viện Sức khỏe sinh sản và gia đình cho rằng đây là cách sinh con phản khoa học đặc biệt là không cắt dây rốn cho trẻ không khác gì thời trung cổ.
PGS. TS Hoài Đức đồng thời cũng cảnh báo những nguy cơ có thể gặp phải trong trường hợp mẹ thực hiện sinh con thuận tự nhiên tại nhà không có sự hỗ trợ của y tế:
"Thời xưa khi điều kiện y tế không cho phép cho nên sản phụ thường sinh con tại nhà. Tuy nhiên, việc sinh tại nhà sản phụ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai biến như bong huyết, mất tim thai (do không theo dõi được tim thai).
Việc tự sinh tại nhà trong trường hợp xảy ra tai biến sản phụ và người nhà sẽ không thể xử lý kịp sẽ nguy hiệm tới tính mạng của cả mẹ và con".
Ảnh minh họa
Trước đó bác sĩ Nguyễn Thanh Sang - người được mệnh danh là bác sĩ yêu con nít cũng đã có những ý kiến về việc sinh thuận tự nhiên gây tranh cãi này:
"Thuân tư nhiên" không phải là kiêu đê cai nhau thai 5 ngay canh đưa be. Trơi ơi, cai thư đo no như thit, như ca... no ươn xinh lên, rôi môt đông vi khuân bâu vao đo. 5 ngay rôn sach hông tư nhiên ư? Cung may la be không sao. Y hoc hiên đai giơ sinh ra xong la "da kê da" tư gân chuc năm nay rôi, cac chi lam như la mơi me lăm, tôn sung no lên. Vây ma "thuân tư nhiên" kiêu sinh ra xong đê no tư tim num vu như kangaroo vây. Co bao nhiêu con chêt mơi co 1 con trương thanh? Giơ cac chi lai "thuân tư nhiên" đê lơ ha đương huyêt no hôn mê sâu thi ơ đo ma ganh nha. Cai nay quy vi nghi không liên quan đên quy vi? Xin thưa "SAI LÂM". No liên quan đên ban, đên tôi va tât ca chung ta.
Ảnh minh họa
Thuân tư nhiên la khi đê con phat triên hoan toan binh thương, đưng can thiêp băng cach băt ep no theo môt qua trinh "tư nghi ra" hay "cho răng no la tư nhiên" đê rôi hâu qua không phai cac ban ganh đâu, ngươi ganh la con cac ban đo. Tương tương cac ban bây giơ đang mang hâu qua cua bâc cha me ngay xưa cung theo "Hôi facebook" thi cac ban nghi sao. Xa hôi cang phat triên thi viêc đưng đê bi bo lai phia sau la qua đu mêt moi rôi. Vây ma cac ban lai chay ngươc vê ngay "xa xưa", thơi ăn lông ơ lô, sinh 10 sông chi 1-2 (?) đê rôi ap dung lên chinh con chinh chau cua minh, đê rôi gây thêm năng lên nganh Y tê".
Bác sĩ Jennifer Diep (Bác sĩ Sản khoa, chuyên khoa 1, công tác tại BV Đa khoa quốc tế Becamex với 20 năm kinh nghiệm) cho biết:
"Phải nói thẳng đây là một việc làm phản khoa học.
Phương pháp sinh con tự nhiên được người dân ta áp dụng từ xa xưa, khi mạng lưới y tế chưa phát triển như hiện tại. Khi đó đây là việc chẳng đặng đừng, người dân không còn cách nào khác bởi họ sống ở vùng sâu vùng xa, thiếu thông tin, việc đi lại cũng hết sức khó khăn nên buộc phải sinh tại nhà. Nhưng chính vì lý do này (thiếu nhân viên y tế có đủ kiến thức và trang thiết bị để chăm sóc và cấp cứu) mà tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh rất cao. Bà mẹ có thể chết vì băng huyết, vì sót nhau, nhiễm trùng, con có thể chết vì nhiễm trùng, vì uốn ván rốn, vì suy hô hấp.
Ảnh minh họa
Việc sinh con, không cắt dây rốn, để cho bánh nhau tự khô là vô cùng nguy hiểm, bởi vì khi bánh nhau đã ra khỏi cơ thể người mẹ, để tự nhiên trong môi trường bên ngoài thì nó không còn được nuôi dưỡng nữa. Cộng với việc xâm nhập của vi khuẩn, bánh nhau sẽ bị phân hủy, rất có thể sẽ gây nhiễm trùng cho bé.
Lý lẽ cho rằng cứ để bánh nhau khơi khơi như thế là cho em bé nhận máu giàu tế bào gốc, immunoglobulin, tăng khả năng miễn dịch là không thuyết phục, bởi khi ấy mạch máu trong dây rốn không còn hoạt động tính từ khi bánh nhau bong ra khỏi tử cung".
Nguồn: Tổng hợp
Theo Helino
Nghiên cứu thế giới cho biết: túi nhựa, cốc nhựa chất lượng kém chứa 2 loại chất độc hại gây hàng tá bệnh cho con người Túi nhựa, cốc nhựa, hộp nhựa là sản phẩm hầu như ai cũng sử dụng mỗi ngày nhưng không hề biết tác hại của nó nghiêm trọng thế nào. Hiện nay, vật liệu bằng nhựa có giá thành rẻ, dễ sản xuất nên vẫn là vật liệu được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong khi đã có rất nhiều lời cảnh báo...