Không gamer nước nào khó hiểu như gamer Việt Nam
“Nói không đi đôi với làm”, “đòi hỏi quá đáng”, “xa rời thực tế”, đó là tính chất dễ nhận thấy trong hầu hết các game thủ game online nước nhà nhiều năm qua.
Game online cũng là một loại hình kinh doanh và dĩ nhiên sự tồn vong của nó phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng, tức game thủ. Một trò chơi trực tuyến có hút tiền hay không, có phát triển hay không đều do người chơi mặn mà và tâm huyết ít hay nhiều.
Vì thế trước khi nhập bất kỳ sản phẩm nào về nước, các Ncuôn phải tính trước thị hiếu của giới trẻ để tránh thất bại. Chỉ có điều đối với game thủ Việt nói chung, việc nắm bắt suy nghĩ và chiều được họ là điều không phải dễ dàng gì, đơn giản vì tất cả đều… không tuân theo bất kỳ quy luật nào.
Quá khó để nắm bắt được tâm lý gamer Việt.
Lời nói không đi đôi với việc làm
Đây là điều dễ nhận thấy nhất trong phần đông gamer Việt Nam, nhất là khi nói về vấn đề thị hiếu. Đã từ lâu chúng ta không còn lạ gì với những lời ca thán từ phía cộng đồng rằng các NPH chỉ biết nhập về game kiếm hiệp Trung Quốc “rẻ tiền” mà quên đi mảng MMORPG đỉnh cao thế giới.
Thế nhưng với thất bại ê chề của Granado Espada, Atlantica và đặc biệt là Runes of Magic, tất cả đều phải công nhận một điều rằng khi game chưa về nước thì giới trẻ rất hồ hởi, tán tụng ngất trời hoặc khẳng định mình sẽ gắn bó mãi mãi, và rồi mọi chuyện quay ngoắt 180 độ chỉ sau vài tháng chứ chưa tới 1 năm.
Chê kiếm hiệp nhưng vẫn chơi nhiều.
Dĩ nhiên, sai sót của NPH đóng vai trò nào đó dẫn tới bi kịch trên, nhưng nếu soi lại các MMO đắt khách và hút tiền tại Việt Nam, số lượng những lần bức xúc cũng chẳng kém gì mà khách hàng vẫn đông như thường! Nhiều người thề sẽ cạch mặt trò chơi tới già nhưng chỉ vài ngày sau nguôi giận là lại… đăng nhập như thường.
Biểu hiện “lời nói không đi đôi với việc làm” tiếp tục thể hiện khi phong trào bài xích auto trong game online được ủng hộ mạnh mẽ, thế nhưng nếu NPH nào trót dại loại bỏ yếu tố này thì chắc chắn không sớm thì muộn trò chơi cũng đóng cửa. Lý do đơn giản là vì không có auto làm sao đủ sức để “cày”?
Video đang HOT
Bài xích auto nhưng nếu không có auto, game chắc chắn sẽ ảm đạm.
Nhắc tới vấn đề “cày”, rõ ràng đa phần game thủ Việt đều ra mặt kinh thường hành động này và cho rằng những người chỉ biết cày kéo là thấp kém, thiếu suy nghĩ. Có điều nếu game online nào đó đánh quái khó một chút, thời gian respawn lâu một chút để hạn chế cày kéo là y như rằng khu vực góp ý trên diễn đàn sẽ tràn ngập các topic phản đối, thậm chí mạt sát NPH.
Đòi hỏi quá đáng, xa rời thực tế
Đây cũng là tính chất khá nổi bật của hầu hết người chơi game online nước nhà. Điển hình đầu tiên của việc “đòi hỏi quá đáng” là ai cũng muốn mình làm bá chủ trong thế giới ảo, muốn đại gia không thể thâu tóm game nhưng lại… không muốn mất tiền hoặc chỉ muốn chi ít tiền.
Muốn bỏ cash-shop nhưng lại không muốn nạp phí giờ chơi.
Kể từ khi các đại gia xuất hiện trong MMORPG Việt Nam nhờ chi hàng tỷ VNĐ mua trang bị khủng hoặc ép đồ lên cấp cao nhất, luôn luôn xuất hiện những bình luận chê bai cho rằng đó là hành động vô bổ, đốt tiền hoặc ném tiền qua cửa sổ, đồng thời còn phê phán NPH đã để cash-shop can thiệp quá nhiều. Thế nhưng khi có đề xuất bỏ cash-shop và thu phí giờ chơi thì tất cả… im re.
Dân nghèo nhưng lại muốn bằng “đại gia”?
Thí dụ như hồi đầu năm khi có tin đồn Aion sắp về nước, rất nhiều topic mọc lên với chủ đề NPH sẽ thu phí giờ chơi hay miễn phí. Hầu hết người bàn luận đều cho rằng F2P sẽ giết game nhanh chóng, nhưng đề xuất thu phí khoảng 100.000 VNĐ/tháng, con số khá rẻ thì hiếm ai đồng ý mà chỉ muốn dừng lại ở mức… 30-50.000 VNĐ.
Ngoài ra, đòi hỏi về đồ họa game của gamer Việt cũng không kém phần xa rời thực tế. Cụ thể, đa phần họ đều muốn trò chơi phải thật đẹp, hiệu ứng hình ảnh phải thật lung linh nhưng…. cấu hình phải thấp thôi để còn cắm được nhiều account cùng lúc.
Không cắm được nhiều account? Đẹp cũng vứt!
Thế mới xảy ra chuyện các MMORPG 2D, 2.5D vốn vẫn bị coi là thấp kém, cổ lỗ sỹ nhưng vẫn sống khỏe, trong khi game 3D dù đẹp nhưng cấu hình cao, mỗi máy chỉ chạy được tối đa 2 tài khoản cùng lúc thì sau vài tháng là ảm đạm nặng.
Hay như trường hợp của Thuận Thiên Kiếm, GO đầu tiên “made in Việt Nam” và được coi là bước đi nhằm giải tỏa những bức xúc kiểu “vì sao chỉ thấy nhập game Trung Quốc”. Thế nhưng nó vẫn phải chịu búa rìu dư luận rằng đồ họa quá xấu, đánh quái khó, auto không đầy đủ… Phải chăng mọi người đang muốn một sản phẩm đầu tay phải xuất sắc không kém gì WoW hay Aion?
Dĩ nhiên, những biểu hiện bên trên không phải là của 100% gamer Việt, nhưng chắc chắn không dưới 80%, con số đủ để giết chết hay nuôi sống một game online. Vậy phải chăng chúng ta đang dần trở thành những khách hàng “khó hiểu” nhất thế giới?
Theo Gamek
Trốn "thuế" tinh lực, Auto lậu sắp lan tràn Kiếm Tiên
Dù được tích hợp sẵn Auto trong game nhưng game thủ Kiếm Tiên vẫn không bỏ qua công cụ ngoài luồng mới nhằm tránh khỏi việc phải mua tinh lực trong Thương thành.
Auto được tích hợp sẵn trong game đã là một điều quá quen thuộc với game thủ game online Việt. Các auto này hầu hết đều miễn phí hoặc đôi khi yêu cầu game thủ phải "sạc" bằng nhiều cách khác nhau. Cho dù có thu phí đây cũng chỉ là khoản phí rất nhỏ.
Auto chính thức trong Kiếm Tiên vẫn bị chê là chưa đầy đủ.
Kiếm Tiên cũng không phải là một ngoại lệ, game tích hợp hệ thống auto khá đầy đủ và thu phí bằng điểm Tinh lực (có được khi online hoặc mua trong Thương thành). Tuy nhiên, dường như game thủ chưa thỏa mãn và họ đã mày mò làm auto mới cho game với tính năng tốt hơn.
Cụ thể, cách đây không lâu, một game thủ đã công bố một phiên bản auto khá giống với auto trong game về cả giao diện lẫn tính năng. Tuy nhiên, đây lại là một chươg trình hoạt động ngoài game tương tự với các auto của game VLTK trước đây.
Chân dung bản auto tự chế với một số chức năng tốt hơn.
Tuy không có nhiều tính năng nổi trội so với auto in game nhưng việc auto trên không tốn Tinh lực cũng đã thu hút được sự chú ý của game thủ Kiếm Tiên thời gian vừa rồi. Theo đánh giá của số đông, phần mềm hoạt động khá ổn định và hợp với game.
"Để giải quyết tình trạng Tinh lực bị auto trong game "luộc 1 cách vô lý" xin tặng AE bản Auto viết bằng AutoIT", một trong những tác giả của phần mềm tự động mới phát biểu, theo anh và đa phần gamer thì dù chẳng đáng là bao nhưng không phải mất tiền cho điểm Tinh lực vẫn hơn.
Trốn được khoản "thuế" Tinh lực khiến gamer rất hào hứng.
Hơn nữa, việc có giao diện và cách dùng giống hệt với auto trong game Kiếm Tiên khiến cho người chơi không mất thời gian làm quen cách sử dụng loại auto này. Thậm chí, tác giả còn đang có ý định tích hợp thêm một số tích năng mà auto in game chưa có.
Nhưng điều đáng nói trong động thái lần này của game thủ là ngay từ khi auto chưa hoàn thiện, tác giả đã có ý định "kinh doanh" loại auto này. Hiện giớ, chủ nhân của auto vẫn đang phát "code test" miễn phí cho game thủ nhưng đã tỏ ý muốn thu phí sử dụng trong thời gian gần.
Đã bắt đầu có dấu hiệu thu phí auto với giá rẻ hơn mua Tinh lực.
"Dù các bạn phải mất tiền mua auto này nhưng tính ra sẽ còn rẻ hơn mua Tinh lực nhiều", chủ nhân mặt hàng mới phát biểu, mức giá người này đưa ra là 30.000 VNĐ/tháng nhưng nhiều thành viên cho là quá đắt và chỉ nên dừng lại ở 200.000 VNĐ/năm.
Với sự xuất hiện của auto, đang dấy lên lo lắng việc Kiếm Tiên sẽ bị "auto hóa" quá mức trong giai đoạn này sẽ khiến game nhanh chết. Phải biết rằng, Kiếm Tiên có gameplay khá đơn giản nên việc auto làm toàn bộ các nhiệm vụ hàng ngày trong game là điều hoàn toàn có thể.
Dính tới tài chính, VinaGame sẽ cấm hay thả lỏng auto lậu?
Hiện VinaGame vẫn chưa có động thái cụ thể nào trước các công cụ auto mới với khả năng "vô hiệu hóa" khách hàng mua điểm Tinh lực và ảnh hưởng trực tiếp tới "túi tiền" NPH. Liệu sẽ có lệnh cấm được ban hành trong tương lai gần?
Những thông tin tiếp theo về vấn đề này sẽ được truyền tải trong thời gian sớm nhất.
Theo Gamek
VinaGame: "Không thể có đầu gấu tới khách sạn dọa thí sinh!" Trước nhiều tin đồn cho rằng ngôi minh chủ VLTK đã được Hắc Điểu thâu tóm từ trước với chiêu bài thuê côn đồ tới khách sạn dọa nạt đối thủ. Đại diện VNG đã lên tiếng phủ nhận và đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể. Như đã biết, ngày 13/06 vừa qua, giải đấu Võ lâm minh chủ (VLMC) giữa mười...