Không được tăng vốn, 4 “ông lớn” ngân hàng có nguy cơ dừng cấp tín dụng
Giải pháp cho việc tăng vốn của 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước vẫn chưa “thông”, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng.
4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.
Trong báo cáo gửi Quốc hội. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết đến cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) đạt 139 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018.
Tổng tài sản đạt 5.081 nghìn tỷ đồng, tăng 5,29% so với cuối năm 2018, chiếm 43,01% toàn hệ thống; cho vay thị trường 1 đạt 3.652 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,9% toàn hệ thống.
Tuy nhiên, khó khăn được Thống đốc nhấn mạnh là việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong điều kiện vốn điều lệ của các ngân hàng này chậm tăng trưởng, đặc biệt là đối với Agribank và VietinBank.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua cũng cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là việc hệ trọng, đang được thẩm tra, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy trình. Do vậy, vấn đề này chưa được thể hiện trong dự thảo nghị quyết kế hoạch kinh tế – xã hội năm 2020.
Video đang HOT
Cũng liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 được tổ chức vào chiều 2/12, trả lời câu hỏi về việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong hoạt động ngân hàng, yêu cầu quan trọng là phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
Hiện nay theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước trên 50% như Agribank đang có tỷ lệ an toàn vốn sát ngưỡng quy định Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn.
“Nếu không được tăng vốn, các ngân hàng thương mại này sẽ phải hạn chế cấp tín dụng hoặc dừng cấp tín dụng, điều này rất ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn đầu tư trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là khi tại Việt Nam, việc phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc cấp tín dụng của ngân hàng”, bà Nguyễn Thị Hồng nêu rõ.
Vì thế, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, vừa qua, cơ quan này đã thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị kiến nghị giải pháp và cơ sở pháp lý để giải quyết việc này. Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tích cực thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị trong việc tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng thương mại.
Hương Dịu
Theo haiquanonline.com.vn
Tổng tài sản hệ thống ngân hàng vượt 12 triệu tỷ, hệ số an toàn vốn của ngân hàng tư nhân suy giảm
Tăng trưởng vốn tự có chậm hơn tăng trưởng tổng tài sản (8,06% lên 9,06%) là nguyên nhân quan trọng khiến hệ số an toàn vốn của nhóm ngân hàng thương mại tư nhân giảm từ mức 11,24% hồi đầu năm xuống mức 10,81% cuối tháng 9/2019.
Tổng tài sản hệ thống ngân hàng vượt 12 triệu tỷ đồng, hệ số an toàn vốn của nhóm ngân hàng tư nhân suy giảm
Theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến hết ngày 30/9/2019 đạt trên 12 triệu tỷ đồng, tăng 8,48% so với hồi đầu năm.
Nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, GPBank, CBBank và OceanBank) tiếp tục giữ tỷ trọng lớn nhất với 43,4%, tương đương tổng tài sản trên 5,2 triệu tỷ đồng, tăng 7,12% so với đầu năm. Trong khi đó, tổng tài sản của nhóm NHTM tư nhân là trên 4,96 triệu tỷ đồng, tăng 9,06% và chiếm 41,4% tổng tài sản hệ thống.
Nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài ghi nhận tổng tài sản 1,26 triệu tỷ đồng, tăng 11,36%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính ghi nhận 190.797 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 13,69%. Cùng với đó, tổng tài sản của nhóm ngân hàng hợp tác xã là 33.774 tỷ đồng, tăng 4,15%; nhóm quỹ tín dụng nhân dân là 124.112 tỷ đồng, tăng 9,67%.
Về vốn tự có, tính đến hết ngày 30/9/2019, vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng (đã loại bỏ tổ chức tín dụng có vốn tự có âm) đạt 882.493 tỷ đồng, tăng 9,47%, tương đương tăng trên 8.572 tỷ đồng sau 9 tháng.
Khác với cơ cấu tổng tài sản, cán cân vốn tự có vẫn nghiêng về nhóm NHTM tư nhân. Tổng vốn tự có của nhóm NHTM tư nhân ghi nhận là 365.442 tỷ đồng, tăng 8,06%, tương đương tăng hơn 29.400 tỷ đồng; trong khi con số này ở nhóm NHTM Nhà nước là 293.736 tỷ đồng, tăng 9,36%, tương đương tăng khoảng 27.500 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài ghi nhận 183.751 tỷ đồng vốn tự có, tăng 12,82%; còn lại là nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính với 35.736 tỷ đồng, nhóm ngân hàng hợp tác xã với 3.828 tỷ đồng.
Việc tốc độ tăng trưởng vốn tự có cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (9,36% so với 7,12%) giúp tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của nhóm NHTM Nhà nước tăng trong 9 tháng năm nay, từ mức 9,52% hồi đầu năm lên 9,78% tính đến cuối tháng 9/2019.
Trong khi đó, tăng trưởng vốn tự có chậm hơn tăng trưởng tổng tài sản (8,06% lên 9,06%) là nguyên nhân quan trọng khiến CAR của nhóm NHTM tư nhân giảm từ mức 11,24% hồi đầu năm xuống mức 10,81% cuối tháng 9/2019, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước.
Về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN được ban hành mới đây, các ngân hàng sẽ phải đưa tỷ lệ này về xuống dưới 30% từ năm 2022.
Mặc dù tỷ lệ này có thể cao, thấp khác nhau giữa các ngân hàng nhưng tựu chung, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 9/2019, tỷ lệ này đã ở mức dưới 30% đối với nhóm NHTM Nhà nước. Trong khi đó, nhóm NHTM tư nhân cũng đã xuống mức suýt soát, đạt 30,89%.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Cú hích từ lãi suất tiền tiết kiệm, cho vay giảm Hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh giảm cả lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lẫn lãi suất cho vay. Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành các quyết định giảm mạnh trần lãi suất huy động và cho vay, hàng loạt nhà băng đã đồng loạt công bố hạ lãi suất cho vay hoặc tung gói tín...