Không được sờ vào hiện vật
Sau buổi tham quan ở viện bảo tàng lịch sử, cô giáo hỏi cả lớp:
Ảnh minh họa
- Các em có nhận xét gì về tư tưởng chủ đạo mà toàn bộ bảo tàng thể hiện trong cách trưng bày của mình không?
Cu Tí nhanh nhảu giơ tay phát biểu:
Video đang HOT
- Thưa cô, tất cả đều nói lên một chủ đề được nhấn mạnh và lặp đi lặp lại là “không được sờ vào hiện vật” ạ!
Theo Datviet
Thô bạo với... di sản
Không cần phải thực hiện các phương pháp thống kê khoa học, cũng chẳng cần phải tổng hợp báo cáo của các tỉnh thành phố, chỉ cần nhẩm tính cũng có thể thấy Luật Di sản Văn hóa ở Việt Nam đạt kỷ lục về số người, số lần vi phạm. Hơn thế, sau khi những vi phạm nghiêm trọng đó, không ai làm sao, cùng lắm là... kiểm điểm.
Con vật xấu xí được đắp ở bình phong trước Lăng Ngô Quyền (Sơn Tây, Hà Nội)
Năm 2013, sau những ồn ào về tu bổ di sản kiểu đánh tụt niên đại thì năm nay, việc tu bổ gần như lắng xuống, chưa kịp mừng thì những ồn ào khác đã thế chân. Đó là những câu chuyện gây ngạc nhiên, vừa buồn vừa không thể nào hiểu nổi.
Ngạc nhiên vì những người được cho là có kiến thức về di sản mà cụ thể ở đây là cán bộ văn hóa các cấp lại làm ngơ trước việc người ta hè nhau khiêng sư tử đá về đặt nghễu nghện trước cửa chùa. Trong khi con sư tử mặt mày hung tợn kia vốn xưa nay có nguồn gốc từ nước láng giềng, và nó chỉ có nhiệm vụ canh lăng mộ. Thế mới hay, cái thói sính ngoại đã sâu rễ bền gốc trong tư duy của một số người có tiền, và có cả điều kiện (điều kiện về uy quyền và mối quan hệ để đưa sư tử đá vào đình, chùa dưới hình thức cung tiến). Dù các nhà quản lý văn hóa có quá bận rộn với các cuộc họp về bảo tồn di sản thì họ cũng không thể không nhìn ra, hoặc không được báo cáo, hoặc không được "nháy mắt" chuyện này chuyện kia xung quanh di tích được phân cấp quản lý. "Vật chứng" của sự thờ ơ, to lù lù thế kia cơ mà. Để rồi cái "virus sư tử đá" lây lan nhanh như dịch cúm vậy. Dập dịch này thế nào thì vừa hoang mang, vừa loay hoay sợ "mất lòng".
Chỉ vài ngày sau khi được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, đền Phù Đổng, xã Phù Đổng bỗng dưng xuất hiện "hiện vật lạ". Đó là một bộ áo giáp, một con ngựa và một roi bằng kim loại. Hóa ra, việc đưa tượng ngựa, rồi áo giáp vào thờ đều được sự đồng thuận của Ban Quản lý di tích và chính quyền địa phương. Tất nhiên, Ban Quản lý di tích đền Phù Đổng hoàn toàn ý thức được việc đưa hiện vật vào di tích, mà ở đây là di tích quốc gia đặc biệt cần phải có sự thông qua nhiều cấp, với rất nhiều thủ tục.
Xưa nay vẫn tồn tại chuyện, thi cử thành đạt, hiển vinh công trạng về làng xưa, quê cũ là phải báo công với tổ tiên, với thành hoàng làng... Xưa nhiều người vinh quy bái tổ về cũng công đức cúng dường nhưng sao cái sự công đức ngày xưa nó nhẹ nhàng, quy củ, văn minh. Nay thì rõ là thời buổi văn minh nhưng lại đầy ồn ào, kệch cỡm. Thế mới có chuyện gian Tam Bảo ở nhiều chùa bày đôi độc bình to cao ngật ngưỡng, thượng điện treo dàn đèn sáng choang... Tất nhiên, bên dưới không quên tấm biển chú thích tên người đã cung tiến. Và nữa, rất khó để thống kê cụ thể, có bao nhiêu người cung tiến vào đình, đền, chùa một cách vô tư, và có bao nhiêu người coi chuyện cung tiến như một hình thức đổi chác, mặc cả. Bỏ tiền phát tâm công đức thì đổi lại sẽ được thánh thần phù hộ, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc(?!).
Mấy hôm nay, báo chí bàn nhiều về "quái thú" ở Lăng Ngô Quyền (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Xem hình con vật được đắp ở bình phong trước cửa lăng nhiều người bật cười. Đúng là trông hổ chẳng ra hổ, mèo không ra mèo. Đại khái nó không giống bất cứ con vật nào trên đời. Tất nhiên, đây là sản phẩm của một ông thợ vụng nào đấy. Nhưng từ đó có thể thấy được trình độ, tay nghề của đơn vị thi công tu bổ lăng Ngô Quyền và sự tắc trách của đơn vị tư vấn giám sát. Và đương nhiên cũng phải đặt câu hỏi, bấy lâu nay lăng Ngô Quyền không có bình phong, giờ xây thêm để làm gì và có hợp lý hay không? Ấy thế rồi, khi câu chuyện ở lăng Ngô Quyền còn chưa làm dư luận hết "choáng" thì tiếp nữa lại là chuyện một số thành viên ban Khánh tiết ở đình Cựu Quán, Hoài Đức, Hà Nội dỡ cả một phần mái đình đem bán. Theo thông tin người dân cung cấp, tổng số 4 thanh gỗ sưa có trọng lượng 127,5kg được bán với giá 10 triệu đồng/kg, người mua đưa ô tô đến chở đi.
Những câu chuyện đau lòng liên tiếp xảy ra trên thân thể di sản. Khi mà nền tảng tinh thần, những giá trị văn hóa ngày càng bị coi nhẹ, nếu không kịp giữ, vài chục năm nữa, chúng ta còn gì?
Cơ quan điều tra đã vào cuộc
Ngay sau khi nắm thông tin về việc một số người tham gia dỡ mái đình thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức lấy gỗ sưa đem bán, Cơ quan CSĐT - CAH Hoài Đức đã tiến hành điều tra xác minh. Hiện lực lượng Cảnh sát ĐTTT về trật tự QLKT&CV đang tiếp tục làm rõ vai trò của những người có liên quan để lập hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Bá Chiêm
Theo ANTD
Viết lời xin lỗi lên 300 bậc đá Không ít du khách khi đến công viên rừng Bình Đỉnh Sơn, ở Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, đã bất ngờ trước dòng chữ "Vợ ơi, anh sai rồi" xuất hiện trên 300 bậc đá của con đường dẫn lên đỉnh núi. Được biết, những dòng chữ nguệch ngoạc này xuất hiện khắp nơi trong công viên rừng Bình Đỉnh Sơn....