Không được để dân vùng lũ đói, rét, không có chỗ ở
“Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là tập trung bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, ổn định đời sống, không được để dân đói, dân rét, không có chỗ ở.
Tuyệt đối không để được để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình lưu ý.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thị sát công tác khắc phục và động viên nhân dân xã Hải Định sớm ổn định cuộc sống. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Ngày 22/10, tại tỉnh Quảng Trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và đoàn công tác đã kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra; thăm và động viên nhân dân xã Hải Định, huyện Hải Lăng; làm việc với lãnh đạo tỉnh.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ, đây là trận lũ lịch sử, gây thiệt hại vô cùng nặng nề về người chết, mất tích, bị thương và tài sản của người dân. Trước những mất mát, đau thương vô cùng to lớn đó, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất và sẻ chia những âu lo đến gia đình có người đang bị mất tích và thân nhân các gia đình các người bị nạn.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt và đã có nhiều chỉ đạo về công tác tìm kiếm, cứu nạn, ứng phó với hậu quả thiên tai tại các tỉnh miền Trung. Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo Quân khu 4, các bộ ngành, địa phương chỉ đạo khắc phục, động viên, thăm hỏi nhân dân.
Trước mắt, Chính phủ đã xuất cấp mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo, thuốc chữa bệnh, hoá chất khử trùng, khử khuẩn, xử lý môi trường, vaccine, giống cây trồng, các phương tiện cứu nạn, cứu hộ, trong đó, tạm cấp từ ngân sách Trung ương mỗi tỉnh 100 tỷ đồng.
Video đang HOT
“Hôm nay, trực tiếp đi kiểm tra hiện trường một số nơi bị sạt lở, ngập nặng, chứng kiến hậu quả nặng nề do mưa lũ gây ra tại tỉnh nhà, tôi rất xúc động và biểu dương sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả của các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhất là sự vào cuộc và giúp đỡ nhanh chóng của các lực lượng quân đội, công an. Tôi khen ngợi sự cố gắng, nỗ lực của các cá nhân, cộng đồng đã cùng chung tay vượt qua khó khăn, thể hiện tinh thần ‘tương thân, tương ái’, ‘lá lành đùm lá rách’ trong lúc hoạn nạn khó khăn của cộng đồng xã hội và nhân dân”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.
Phó Thủ tướng cũng cho biết đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cấp bổ sung 40 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 cho 2 huyện miền núi nghèo khó nhất của tỉnh Quảng Trị là Hướng Hoá và Đắkrông.
Phó Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung chỉ đạo, dành nguồn lực khẩn trương khôi phục sản xuất, sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường, đặc biệt là việc khẩn trương khôi phục trường lớp học, trạm y tế, chăm lo đến các đối tượng chính sách, gia đình bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.
“Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là tập trung bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, ổn định đời sống, không được để dân đói, dân rét, không có chỗ ở. Tuyệt đối không để được để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường”, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tặng quà cho nhân dân xã Hải Định, huyện Hải Lăng. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Các địa phương, bộ, ngành tiếp tục theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết, chỉ đạo và triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai với các phương án sẵn sàng hơn, chủ động hơn, tuyệt đối không được chủ quan. Việc cứu hộ, cứu nạn phải kịp thời, nhanh chóng nhưng phải bảo đảm tuyệt đối an toàn. Huy động các lực lượng quân đội, công an, đoàn thể nhất là Đoàn thanh niên cũng như việc kêu gọi nguồn lực xã hội hoá đúng pháp luật trong việc hỗ trợ đồng bào trên cơ sở đúng đối tượng và địa phương đang bị nạn.
Bên cạnh đó, vận hành các hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện bảo đảm an toàn, đúng quy trình, bố trí lực lượng ứng trực tại những nơi có nguy cơ mất an toàn để có thể xử lý kịp thời.
Tỉnh cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống thiên tai, quán triệt phương châm “phòng hơn chống”, “4 tại chỗ”, “địa phương và người dân là chính”, trong công tác này.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng tặng Quỹ khuyến học huyện Hướng Hoá và Đắkrông mỗi huyện 100 triệu đồng.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và các doanh nghiệp gửi tặng nhân dân vùng lũ hơn 1 tỷ đồng và các nhu yếu phẩm để nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
Cùng ngày 22/10, Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Trưởng đoàn đã vào viếng 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 337, Quân khu 4 hy sinh ngày 18/10 vừa qua.
Quân đội theo đường thủy tiến vào Rào Trăng 3
Chiều tối ngày 15-10, sau khi lực lượng quân đội kết thúc việc tìm kiếm 13 cán bộ, chiến sĩ ở Trạm kiểm lâm 67 thì ngày hôm sau trời bắt đầu đổ mưa. Con đường từ trung tâm xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế xuyên núi vào địa điểm này đã bị tắc nghẽn.
Tuyến đường vào thủy điện Rào Trăng 3 có nhiều đoạn cắm cờ cảnh báo nguy hiểm, sạt lở núi bên mé vực. Ảnh: Văn Chương
Trong hai ngày 14, 15-10, chúng tôi có mặt trên xe chở chó nghiệp vụ của Trường Trung cấp 24 Biên phòng vào Trạm kiểm lâm 67. Xe phải đi qua nhiều đoạn cắm cờ tín hiệu cảnh báo nguy hiểm. Khu vực nguy hiểm đầu tiên là ngầm 71. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã điều động gần 200 cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn Công binh 414 và Trung đoàn 19 (Sư đoàn 968) hành quân đến hiện trường vừa tìm kiếm, vừa làm kè lẫn rọ đá chắn ngang đường nước chảy để thông tuyến.
Từ trung tâm xã Xuân Phong vào đến điểm tìm kiếm ở Trạm kiểm lâm 67, xe ô tô phải bò qua nhiều điểm được cắm cờ tín hiệu đỏ báo hiệu "cung đường cực kỳ nguy hiểm". Đó là những đoạn sạt lở núi. Đất đá trên sườn núi băng xuống, phá vỡ mặt đường, tạo thành mép vực thẳm ngay cạnh đường.
Ngày 16-10, khi thi thể cán bộ, chiến sĩ hi sinh được đưa về Bệnh viện Quân y 268 (thành phố Huế) để làm lễ truy điệu thì lực lượng công binh vẫn cắm lại tại địa bàn xã Xuân Phong. Nhiều ô tô rơ móc tiếp tục chở xe ủi, xe xúc tăng cường và đậu dọc tuyến đường tại trung tâm xã Xuân Phong để tiếp tục tiến vào rừng. Do mưa lớn nên tuyến đường mà các lực lượng vừa đưa các thi thể ra đã bị ách tắc. Từ Trạm kiểm lâm 67 vào tiếp khoảng 12km nữa mới tới được thủy điện Rào Trăng 3, là nơi vẫn còn 15 công nhân đang bị mắc kẹt và không có tin tức.
Bộ đội đang tìm kiếm người mất tích ở Rào Trăng 3. Ảnh: Văn Chương
Để tiến vào mục tiêu thứ 2, sau khi hoàn tất việc tìm kiếm người bị nạn,, lực lượng quân đội đã tiến theo đường thủy và đưa theo 5 công nhân để khởi động 3 máy múc và 1 máy ủi tại chỗ, bắt đầu việc tìm kiếm mới.
Trong quá trình hành quân, lực lượng quân đội phối hợp với công an vận chuyển các thiết bị, vật tư, phương tiện và 200 thùng mỳ tôm, 500kg gạo cùng với các thực phẩm khác để phục vụ công tác tìm kiếm người mất tích. Tuyến đường thủy đi từ xã Hương Bình (thị xã Hương Trà) vượt qua lòng hồ thủy điện Hương Bình đến đập thủy điện Rào Trăng 4 để đến thủy điện Rào Trăng 3.
Lực lượng cứu nạn tiến theo đường thủy có quân số 500 người.
Theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 sẽ tiếp tục chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường. Hiện, đã có 24 người bị mắc kẹt tại thủy điện Rào Trăng 3 được đưa ra khỏi hiện trường, có 2 người chết.
Tại vùng biệt lập, lực lượng quân đội đã tiếp tế lương thực cho 23 công nhân đang bám trụ để vận hành nhà máy thủy điện Rào Trăng 4. Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tại Rào Trăng 3 hiện nay còn 15 công nhân mất tích. Trên hiện trường có 2 máy ủi và một máy xúc đang được sửa chữa để có thể tiếp tục thực hiện công tác cứu nạn tại đây.
Thủy điện Rào Trăng 4 và Rào Trăng 3 nằm giữa những ngọn núi và có 1 tuyến đường độc đạo men theo sườn núi. Tuy nhiên, theo thông tin từ tỉnh Thừa Thiên Huế, cung đường này bị sạt lở, giao thông rất khó khăn và phải mất khá nhiều thời gian mới thông tuyến trở lại. Đó là từ tiểu khu 67 đến Rào Trăng 4 có 2 ngầm (suối cắt ngang đường) rất lớn, có ngầm dài đến 60m. Từ Rào Trăng 4 đến Rào Trăng 3 có chiều dài 10km, phải đi qua 3 đến 4 ngầm lớn.
Dù các phương tiện cơ giới tại chỗ có sẵn, tuy nhiên thời tiết vẫn chưa thuận lợi để tiến hành tìm kiếm, bên cạnh đó là khối lượng đất núi sạt lở quá lớn. Riêng khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 có khối lượng đất đá sạt lở trên 30.000m 3.
Sẽ điều không quân đến Rào Trăng tìm kiếm 15 công nhân mất tích Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho hay khi thời tiết thuận lợi hơn, Bộ sẽ huy động không quân, máy bay không người lái để tìm kiếm các nạn nhân ở Rào Trăng 3. Ngày 19/10, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4, đang trực...